Giá trị kinh tế của cây susu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây susu tại hợp tác xã hoa đào thị trấn sa pa, tỉnh lào cai (Trang 28)

1. Sự cần thiết của đề tài

2.3.2. Giá trị kinh tế của cây susu

Ở Việt Nam và cả trên thế giới, susu được trồng khá phổ biến ở các vùng khí hậu mát và lạnh ở các vùng đồi núi đây là 1 loại cây leo bám vào núi đồi hay bám vào dàn susu cung cấp quả và ngọn rau dùng để phục vụ làm thực phẩm trong gia đình susu có giá trị kinh tế cao do nó có hàm lượng dinh dưỡng cao hương vị đặc trưng của loại quả núi rừng này khiến nhiều gia đình luôn luôn mong chờ có bữa cơm mà có loại rau này

- Hương vị được nhiều người ưa thích khi chế biến đối với lá ngọn thì đây là 1 đặc sản còn với quả thì độ ngọt vừa phải hương vị ăn ngậy ngậy

- Giàu sinh tố chất khoáng

Bên cạnh đó HTX còn sản xuất susu theo mô hình VietGAP sản xuất nông nghiệp tốt tại địa phương giúp làm nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm nông sản susu quảng bá ra thị trường bên ngoài mô hình VietGAP đc HTX áp dụng vào giữa năm 2017 khi những thách thức trong nền nông nghiệp Việt Nam, yêu cầu cần phải có chiến lược nhất định cho sản phẩm thì HTX đã xem xét áp dụng mô hình này vào thực tiễn sản xuất tại địa điểm SaPa, Lào Cai với mô hình này được áp dụng chất lượng sản phẩm susu được nâng cao hơn khép kín khi sản phẩm nông nghiệp susu là 1 sản phẩm ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, qua đó tạo niềm tin cho các đối tác mua sản phẩm nông sản này tại HTX mô hình VietGAP tuy mới du nhập vào Việt Nam nhưng có sức ảnh hưởng lớn giúp phát triển thương hiệu cây susu SaPa ra bên ngoài khi susu SaPa là 1 sản phẩm sạch bệnh không sử dụng chất phụ gia lấy được niềm tin của người tiêu dùng từ khắp nơi

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thị trân Sapa

- Đánh giá thực trạng sản xuất susu tại HTX susu Hoa Đào nói riêng và thị trấn Sapa nói chung những năm gần đây

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của cây susu đến xã hội và môi trường

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất susu tại HTX nói riêng và toàn bộ thị trấn nói chung

3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết của HTX có được theo yêu cầu của đề tài. Thu thập thông qua các văn bản, sách báo, trang web có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ susu.

* Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng bảng kiểm (danh sách các vấn đề liên quan) để thu thập thông tin sơ cấp từ Hợp tác xã về sản xuất và thị trường tiêu thụ susu

3.1.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích:

Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Từ đó có thể thấy được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu và rút ra những nhận xét và kết luận chính xác.

Phương pháp tính toán thông thường và xử lý các số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu nhập được

3.1.4. Phương pháp thu thập số liệu

Trực tiếp thu thập số liệu tại HTX susu Hoa Đào Sapa

3.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.1.6. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của các hộ.

* Gía trị sản xuất GO (Grossoutput)

* Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) * Gía trị gia tăng VA (Value added)

* Lợi nhuận Pr (Profit) * Tỷ suất giá trị gia tăng

3.1.7. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, chi phí

- Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các loại sản phẩm tính trên một đơn vị diện tích:

Công thức:

- Trong đó:

Qi : Khối lượng sản phẩm loại i Pi : Đơn giá sản phẩm loại i

- Chi phí trung gian (IC): Là chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên, không bao gồm công lao đông, khấu hao đầu tư trong quá trình sản xuất cho một mô hình hay một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian như giống, phân bón, thuốc BVTV...

Công thức:

Trong đó: Ci là Chi phí thứ i trong quá trình sản xuất

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.

Công thưc:

MI = VA – (A + T + LĐ thuê nếu có) Trong đó: A là giá trị khấu hao TSCĐ và chi phí phân bổ

T thuế sản xuất

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất bỏ ra (chưa kể khấu hao tài sản cố định):

Công thức:

VA = GO – IC

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo tiêu chi phí (TGO): là tỷ số sản xuất của sản phẩm thu được tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.

Công thưc:

- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TAV): tính bằng phần giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất.

Công thức:

Công thức:

- Tỷ suất giá trị theo công lao động (TGOLĐ) Công thức:

- Tỷ suất giá trị tăng theo công lao động (TAVLĐ) Công thức:

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ) Công thức:

3.1.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của cây susu

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất/một đơn vị diện tích - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dựa trên chi phí

- Chi tiêu hiệu quả vốn - Chỉ tiêu hiệu quả lao động

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Sapa được thành lập từ cuối những năm thế kỷ 19 đầu thế kỷ thứ 20 do người pháp phát kiến ra với diện tích 24,02km2 Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có Thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và Thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam. Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Sapa là thị trấn miền núi của tỉnh Lào Cai địa hình thị trấn được chia cắt nhiều bởi đồi núi toàn bộ thị trấn nằm trong 1 khu vực lòng chảo của thung lũng mường hoa với độ cao trên 1000m so với mặt nước biển nhiều đồi núi gấp quanh co xuyên suốt thị trấn

4.1.1.3. Điều kiện tự nhiên khí hậu

Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm.

Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày.

Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ thang 5 tới tháng 8.

4.1.2. Điều kiện, kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Về kinh tế

Về tỷ trọng kinh tế địa phương Sa pa là thị trấn có tỷ trọng dịch vụ du lịch ( giao thông vận tải, nhà hàng khách sạn và 1 số dịch vụ khác chiếm đến 70% tỷ trọng kinh tế địa phương và nông nghiệp chiếm phần nhỏ khoảng 20% còn 10% là cơ cấu sản xuất công nghiệp chế biến

Bảng 4.1 Dân số và mật độ dân số địa phương

STT Địa danh Dân số

(người) Mật độ (người/km2) 1 Thị trấn Sapa 10.197 430 2 Bản khoang 2.635 46 3 Tả giàng phìn 3.385 140 4 Trung chải 3761 96 5 Tả phìn 3.105 114 6 Sa Pả 5.072 194 7 San Sả Hồ 4.488 80 8 Bản phùng 1.930 63 9 Hầu Thào 2.877 326 10 Lao chải 3.927 134 11 Thanh kim 1.859 85 12 Suối thầu 1.960 65 13 Sử pán 2.373 254 14 Tả van 4.064 60 15 Thanh phú 2.285 112 16 Bản hồ 2.851 25 17 Nậm sài 1.887 76 18 Nậm cang 1.623 23

- Dân tộc: Có 06 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 82,09% dân số toàn huyện.Dân tộc Kinh chiếm 17,91%, dân tộc Mông chiếm 51,65%, Dao 23,04%, Tày 4,74%, Giáy 1,36%, Phù Lá 1,06%, còn lại là các dân tộc khác 0,23%,... Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn các xã của huyện.

Đơn vị hành chính: Có 1 thị trấn và 17 xã là: Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải, Bảo Khoang, Tả Giàng Phìn, San Sả Hồ, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán, Bản Hồ, Thanh Kim,Bản Phùng, Thanh Phú, Suối Thầu, Nậm Sài, Nậm Cang. Huyện Sa Pa được chia làm 3 khu vực:

- Khu vực I: Thị trấn Sa Pa có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. - Khu vực II: Xã Nậm Cang.

- Khu vực III: Là các xã còn lại có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

(Số liệu được cung cấp bởi Chi cục Thống kê huyện Sa Pa)

4.1.2.2. Giao thông

Giao thông để phục vụ du lịch nên các công trình giao thông rất thuận lợi cho việc giao thương mua bán đi lại với các tỉnh thành khác, địa thế của hợp tác xã nằm ngay trên tuyến giao thông huyết mạch Lào Cai – Sapa – Lai Châu giúp cho hành lang vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện, bên cạnh đó hợp tác xã nói riêng và địa phương nói chung là địa phương nằm ở phía tây bắc tổ quốc gần với các cửa của địa phương có điều kiện thuận lợi khi thị trấn là 1 địa phương có cửa khẩu xung yếu như cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Lai Châu hợp tác xã còn là nguồn cung ứng sản phẩm cho toàn bộ các tỉnh trong khu vực phía bắc.

4.1.2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu tại hợp tác xã Hoa Đào thị trấn Sapa Tỉnh Lào Cai

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là số liệu của 3 năm (2015-2017) các số liệu điều tra hợp tác xã trồng susu được tập trung vào năm 2017

-Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018 -Phạm vi nội dung: tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của cây susu tại hợp tác xã Hoa Đào Sapa Tỉnh Lào Cai

4.2. Khái quát về HTX Hoa Đào SaPa

4.2.1. Giới thiệu về HTX Hoa Đào

Các thông tin cơ bản của HTX nông nghiệp Hoa Đào SaPa

+ Tên Hợp tác xã: Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Đào Sa Pa

+ Địa chỉ: Tổ 13 thị trấn SaPa huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai + Mã số thuế: 5300244711

+ Ngành nghề chính: sản xuất nông sản + Ngày cấp: 7/7/2008

+ Ngày hoạt động: 7/7/2008

+ Đại diện pháp luật: GĐ. Đỗ Thị Liên + Tên giám đốc: GĐ. Đỗ Thị Liên + Điện thoại: 0912.064.605

* HTX Hoa Đào SaPa được thành lập từ ngày 7/7/2008 với vốn điều lệ

vào thời điểm đó là 800 triệu đồng sau đó 4 năm theo luật mới của HTX hiện hành HTX đã đổi mới quy cách hoạt động để phù hợp với quy định của nhà nước và tạo điều kiện phát triển kinh tế HTX.

* HTX Hoa Đào cách thị trấn sapa 5,4km nằm ở rìa phía tây của thị trấn lên đèo Ô Qúy Hồ đường Sapa - Lai châu toàn bộ HTX trải dài trên diện tích lớn diện tích HTX lên đến 150ha

HTX Hoa Đào là 150 ha HTX có 180 xã viên diện tích đất chia đầu người là 0,833 ha/người

Trong đó: - Đất nông nghiệp: 110ha trồng susu chiếm 73,33%, 27ha trồng

hoa chiếm 18% đất chưa sử dụng 13 ha chiếm 8,66 %

4.2.2. Một số khái quát và những thành tựu đạt được của HTX Hoa Đào

* Một số khái quát về HTX Hoa Đào

HTX Hoa Đào nằm tại tổ 13 thị trấn SaPa tỉnh Lào Cai trên tuyến giao thông huyết mạch nối liền (Lào Cai – SaPa – Lai Châu ) toàn bộ đất đai của HTX nằm trên dải đèo Ô quý hồ.

HTX được thành lập năm 2008, ban đầu HTX được tổ chức sơ sài chưa rõ ràng với 1 nhà kho nhỏ và đất đai khoảng 100ha với lực lượng xã viên sản xuất khoảng 30 người , và hàng năm không ngừng củng cố và mở rộng thêm quy mô.

Trải qua quá trình phát triển đến năm 2008 đến nay HTX đã đổi mơi xây dựng mô hình HTX, xây dựng hệ thống nhà xưởng mua sắm trang thiết bị để xây dựng nền nông nghiệp sạch đến nay HTX có 180 xã viên người lao động

* Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua HTX đạt được nhiều giấy khen của thị trấn, huyện vì có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, ủng hộ các quỹ xã hội.

Bằng khen của UBND tỉnh Lào Cai cho tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế tập thể của tỉnh giai đoạn 2008-2013: số 3398/QĐ-UBND ngày 27/11/2013.

Bằng khen của liên minh HTX Việt Nam cho tập thể HTX có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua trào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Liên minh HTX Việt Nam(29/10/1993-29/10/2014)

Gần đây nhất 6/2/2018 tại Hà Nội HTX được P. Thủ Tướng trao bằng khen tuyên dương điển hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp cho 100 HTX tiêu biểu nhất

4.2.3. Chức năng và nhiệm vụ và bộ máy quản lý của HTX Hoa Đào * Chức năng của HTX: * Chức năng của HTX:

+ HTX là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập dựa trên cơ sở luật HTX 2012 điều lệ của HTX. HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm (rau đậu, quả susu, hoa hồng)

+ Su su của HTX sản xuất chủ yếu là để bán cho địa bàn trong nước tỷ trọng xuất khẩu chưa có

+ Thông qua hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận nâng cao lợi ích của HTX đồng thời là nguồn tài chính đảm bảo cho HTX tái sản xuất mở rộng, hoạt động có hiệu quả.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ trong nội bộ HTX và quan hệ giữa HTX với bên ngoài.

* Nhiệm vụ của HTX:

Nhiệm vụ của HTX Hoa Đào đã được khẳng định:

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong giấy phép kinh doanh.

+ Xây dựng phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của HTX.

+ Tổ chức nghiên cứu sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, áp dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây susu tại hợp tác xã hoa đào thị trấn sa pa, tỉnh lào cai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)