1. Sự cần thiết của đề tài
5.2.2. Đối với huyện SaPa
- Cùng với trạm Khuyến nông huyện và các công ty, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung chuyên sản xuất susu. Cần có sự quy hoạch vùng trồng susu để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc, thu hoạch.
- Chính sách hỗ trợ vốn cho hộ khó khăn, tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Huyện hỗ trợ cho địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Xây dựng được một trại chuyên cung cấp giống cây cho địa phương và các vùng lân cận có sự quản lý và có cán bộ chuyên môn. Đồng thời tiến
hành thực hiện. Rà soát đánh giá công tác thực hiện phát triển vùng susu hàng hóa giai đoạn 2010 – 2020.
Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông đến từng tiểu vùng, từng hộ trồng susu. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm khuyến nông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước, kết hợp với các hiệp hội nghề nghiệp chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật trồng susu đến người dân.
Sửa chữa, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển susu lâu dài và bền vững.
Có kế hoạch quản lý điều hành các dự án, tránh chồng chéo các dự án trong vùng. Đảm bảo các dự án triển khai đều mang lại hiệu quả và thực tế.
Đảm bảo ổn định về vật tư nông nghiệp cho người nông dân. Có chính sách trợ giá về cây giống để khuyến khích nhân dân sử dụng giống tốt, sạch bệnh.
Hỗ trợ cho nhân dân vay vốn đầu tư trực tiếp cho trồng, chăm sóc ,kinh doanh susu.
Hỗ trợ kinh phí xây dựng các hồ chứa nước nhân tạo trên các khe và sườn núi cũng như hệ thống kênh mương dẫn nước vùng trồng susu nhằm tạo điều kiện về nước tưới cho người trồng susu. Xây dựng dự án phát triển giao thông chung cho toàn huyện cũng như các xã trong vùng quy hoạch trồng susu.
Hỗ trợ kinh phí thực hiện quy chế chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) công bố hợp chuẩn sản phẩm. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoạt động maketing, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo lập được thị trường vững chắc.