1. Sự cần thiết của đề tài
4.6.1. Tình hình sản xuất susu của HTX
Cây susu là loài cây có đặc điểm đặc biệt là loại cây nông nghiệp dễ trồng không cần nhiều kỹ thuật
Đối với cây susu, năm đầu tiên chi phí nhiều rơi vào việc xây dựng hệ thống dàn cọc của cây susu cọc dàn susu thường được đầu tư là cọc bê tông chiều cao tùy theo độ dốc của đất và bên cạnh đó là đầu tư thêm cả dào thép bên trên để cho susu che phủ chi phí những năm đầu tiên trong việc xây dựng này là rất lớn trên từng ha cây susu những năm tiếp theo chi phí sản xuất cho mỗi ha susu nằm ở mức thấp khi năm đầu tiên đã tập trung xây dựng cọc và hàng dào giống cây susu ít sâu bệnh, không sử dụng thuốc trừ sâu phù hợp với khí hậu mát giúp giống cây phát triển mạnh ít sử dụng công lao động vào việc chăm sóc cho cây cây có khả năng tự sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thời tiết tại đây
Bảng 4.6. Tình hình sản xuất su su tại HTX giai đoạn (2015-2017)
Tiêu chí Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/201 5 2017/201 6 Bình quân Tổng diện tích Ha 75 100 110 133,33 110 121,665 NS bình quân Tấn/ha 45 50 54,54 111,11 109,08 110,095 Sản lượng Tấn 3.375 5.000 6.000 133,33 120 126,665 Giá bán trung bình 1000đ/kg 3,5 3,5 3,5 100 100 100 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 11,812 17,5 21 148,15 120 134,075
(Số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy:
Diện tích trồng su su của HTX tăng thêm 35 ha bình quân 1 năm HTX tăng 21,665 % đây là điều kiện giúp HTX tăng doanh thu với nông sản này, năng suất bình quân qua các năm có sự chênh lệch là 10,095% , HTX qua các năm không ngừng cố gắng đổi mới kỹ thuật để tăng chất lượng, sản lượng của su su nên sản lượng 2017 đạt năng suất bình quân tuyệt đối là 54,54 tấn/ha. Sản lượng su su của toàn bộ HTX qua các năm có biến động lớn do các nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên do HTX tăng diện tích sản xuất trồng su su. Sản lượng bình quân hàng năm là 26,665% .
Gía bán trung bình qua 3 năm k có sự biến động giá trung bình của mỗi kg su su tại HTX là 3.500 đồng/kg, giá trị sản xuất của HTX tăng 34,075% giá trị sản xuất năm 2017 là 21 tỷ đồng đây là một con số không hề nhỏ.
(Ảnh: vườn su su)
Bảng 4.7. Chi phí vật tư và lao động cho 1 ha susu
STT Hạng mục ĐVT Khối lượng Đơn giá (1000 đồng) Thành tiền (1000 đồng) I Chi phí vật tư 26.775 1.1 Phân lân Kg 300 4 1.200 1.2 Phân NPK Kg 200 6.5 1.300 1.3 Phân Đạm Kg 1000 7.000 7.000 1.4 Phân chuồng Tấn 9,6 1 9.600 1.5 Dụng cụ nông nghiệp 3.000 1.6 Chi khác 4.675
II Chi phí lao động 34.500
2.1 Công xã viên Công 140 21.000
2.2 Công thuê ngoài Công 30 150 4.500
2.3 Thu hoạch vận chuyển công 60 150 9.000
Qua bảng số liệu trên ta thấy mức độ đầu tư cho 1 ha susu từ năm đầu tiên cho các năm sau đó . khi tiến hành năm đầu tiên chi phí nhiều nhất nằm ở khâu xây dựng hệ thống cọc dàn susu trên mỗi ha lên đến 100 triệu đồng tại vì khi xây dựng hệ thống cọc và hàng dào thì những năm sau đó sẽ không phải đầu tư nữa mang lại hiệu quả cao hơn so với việc vào mỗi mùa lại làm dàn bằng tre nứa hình thức xây dựng cọc và dàn trên mang lại hiệu quả cao tiết kiệm khả năng kinh tế cho các năm sau đó về chi phí phân bón chi phí này cũng khá ít khi susu cần bón phân NPK, Đạm, Lân để tăng chất lượng susu còn về thuốc bảo vệ thực vật thì HTX không sử dụng. Vì cây susu ít sâu bệnh có khả năng thích nghi cao với điều kiện thời tiết thu hoạch susu trong vụ thường ở thời gian dài vì cây cho ra quả và ngọn susu ở mức độ liên tục
Về chi phí giống, HTX Hoa đào sản xuất susu chủ yếu là họ tự ươm trồng.
Việc tự ươm giống giúp chất lượng giống tốt hơn và chi phí giảm đi nên giống các năm sau này của HTX được chủ động hơn không cần phải mua và được đem ủ trong nhà bảo quản của HTX chờ năm sau đem ra reo trồng việc tự ươm giống không quá phức tạp rất dễ làm không cần quá nhiều kỹ thuật
Bảng 4.8. Số liệu tình hình sản xuất susu quả tại HTX Hoa Đào (2015-2017)
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2015 75 45 3375
2016 100 50 5000
2017 110 54,5 6000
(Trích nguồn : Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy được sản lượng susu theo từng năm của HTX theo diện tích đất theo ta được thấy thì sản lượng năm 2015 về ngọn và quả là
45 tấn/ha , với tổng diện tích năm 2015 là 75 ha, diện tích thấp sản lượng trung bình nằm ở mức thấp tổng sản lượng của 75 ha là 3375 tấn sản lượng tương đối lớn.
Diện tích năm 2016 nâng cao rõ rệt khi diện tích trồng được nâng cao thêm 25 ha,bên cạnh đó nhờ những chuyển biến của khoa học kỹ thuật rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên sản lượng trên mỗi ha trồng susu, đạt 50 tấn/ha với tổng diện tích susu trồng tại HTX là 100 ha ta thấy được sản lượng susu được sản xuất năm 2016 là 5000 tấn.
Đến năm 2017 diện tích susu của HTX nâng cao thêm 10 ha tổng diện tích hiện tại là 110 ha, sản lượng quả susu và ngọn susu tại HTX nâng cao mức đáng kể 54,5 tấn/ha tổng sản lượng susu trên 110 ha là. 6000 tấn susu được thu hoạch như trên ta có thể thấy susu tại HTX có mức độ thu hoạch liên tục, susu là loại quả thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương dễ sinh trưởng và thích nghi ngọn susu và quả susu có thể thu hoạch cách nhau 7 đến 8 ngày nếu trong vụ thu hoạch susu đó là thời điểm trong và sau mùa mưa, ngọn và quả susu ra liên tục lúc này xã viên phải, liên tục để ý thu hoạch không được để susu quá già sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng quả susu sản lượng của susu luôn nằm ở mức độ cao vì susu hoàn toàn phù hợp với điều kiện tại đây.
Bảng 4.9. So sánh hiệu quả kinh tế của cây susu với 1 số loại cây nông nghiệp khác tại SaPa
(ĐVT: Triệu đồng)
Cây Diện tich (ha) Chi phí cho 1 ha Giá sản phẩm /kg Sản lượng (tấn/ha) Doanh thu 1ha (1000đ) susu 300 25.000.000 3.500 50 175.000.000 Su hào 16 30.000.000 4.000 30 120.000.000
Qua bảng trên ta thấy được
Diện tích su su tại thị trấn Sa Pa là rất lớn lên đến khoảng 300 ha chi phí bình quân sản xuất 1ha là 25 triệu đồng /ha hiệu quả thu được trên 1 ha trồng xấp xỉ 50 tấn/ha tuy giá bán thấp nhưng hiệu quả của việc trồng su su là rõ rệt hơn nhiều loại cây trồng khác với doanh thu của 1 ha cho quả là 175 triệu đồng
Su hào diện tích tại Sa Pa là 16 ha chi phí sản xuất bình quân 30 triệu đồng/ha
Giá bán cao hơn su su nhưng sản lượng của cây là thấp 1 ha su hào có doanh thu là 120 triệu đồng
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng đất của HTX Năm
Loại đất
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha Tỷ lệ (%) Diện tích (ha Tỷ lệ (%) Đất trồng susu 75 50 100 66,66 110 73,26 Đất trồng hoa 15 10 25 16,5 27 18 Đất trồng khác 60 40 25 16,5 13 8,66 (Trích nguồn : Phòng kế toán)
Theo bảng ta có thể thấy tình hình sử dụng đất tại HTX Hoa Đào trong 3 năm 2015-2017 có thể thấy HTX rất chú trọng vào việc phát triển cây susu khi trong 3 năm liền tỷ trọng tăng lên ở mức đáng kể, năm 2015 HTX tổng diện tích lên đến 150 ha nhưng chỉ sử dụng 75 ha cho phát triển trồng cây susu, 15 ha trồng hoa và 60 ha trong diện không sử dụng đến hoặc đất làm nhà xưởng . Năm 2016 diện tích trồng susu được tăng tỷ trọng từ 75 ha lên 100 ha tăng 16,66% so với năm ngoái ,25 ha trồng hoa và 25 ha đất trồng khác đất trồng hoa được tăng 10 ha tăng 6,5% so với năm trước diện tích đất khác thu hẹp đến 33,5% để chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vào các thế mạnh kinh tế địa phương.
Năm 2017 HTX tăng diện tích trồng susu lên 10ha tăng tỷ trọng đất susu lên 110 ha tăng 6,6% so với năm trước đất trồng hoa tăng 2ha tăng tỷ trọng trồng
hoa lên 1,5 ha đất khác giảm 12 ha xuống tỷ trọng đất khác là 7,84% có thể thấy được là trong 3 năm từ 2015-2017 HTX có mức độ chuyển dịch cơ cấu trong tỷ trọng trồng các loại cây cao khi sử dụng đất ở mức hợp lý hơn chuyên canh tác trên các vùng đất mà HTX chưa sử dụng đến sử dụng hiệu quả thế mạnh diện tích trồng susu trên diện tích lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao việc HTX trồng cả hoa và susu nhằm khi susu vẫn chưa vào vụ HTX sẽ kinh doanh trong phát triển trồng hoa tránh ngắt quãng sử dụng hết nguồn lực một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất trong phát triển kinh tế nông nghiệp HTX nói riêng và địa phương nói chung