Quy trình trồng cây susu tại HTX Hoa Đào

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây susu tại hợp tác xã hoa đào thị trấn sa pa, tỉnh lào cai (Trang 46)

1. Sự cần thiết của đề tài

4.4.3. Quy trình trồng cây susu tại HTX Hoa Đào

Bước 1: cuốc hố tùy theo điều kiện diện tích của vườn , khoảng cách hố susu xong rồi đổ phân lấp 1 ít đất mỏng lên lớp phân bón này yêu cầu chung chiều sâu hố từ khoảng 30 đến 40 cm

Bước 2: Đặt susu vào hố yêu cầu quả giống già và đã nứt mầm đặt chồi

mầm hướng về phía trên xong lấp 1 lớp đất che phủ lớp đất phải vừa phải và mỏng đủ che phủ cho susu

Bước 3: Khi susu lên đến mặt đất khoảng 1 đến 1,5m thì tiến hành bắc dàn

Bước 4: Bắc dàn sau đó giải 1 lớp phân bón ( phân chuồng, phân đạm,

phân NPK) rắc vòng quanh gốc để cây tiếp tục phát triển

* Yêu cầu (đối với vườn tùy theo độ dốc độ bằng của vườn để bắc dàn

và khoảng cách cọc 1 cách hợp lý vì dàn sẽ ảnh hưởng đến năng suất của susu và mật độ của susu

* Thời gian :

+ Đặt giống phù hợp với tùy điều kiện thời tiết từng vùng và chất đất nhưng phù hợp với địa phương sapa là vào khoảng tháng 9-10

+ làm cỏ bắc dàn vào giai đoạn tháng 2 và 3 để cây nhanh phát triển hơn + thu hoạch quả diễn ra vào tháng 6-7-8 trong giai đoạn mùa mưa quả ra nhiều liên tục thu hoạch quả và đọn susu

4.4.3.2.Trồng và chăm sóc

Su su là nông sản ưa khí hậu mát lạnh về việc chăm sóc cây cây có khả năng tự sinh trưởng không cần có sự tham gia của con người, đây cũng là 1 trong những ưu điểm tuyệt vời mà giống cây này có được, sử dụng ít phân bón không sử dụng thuốc BVTV càng làm tăng uy tín của loại đặc sản này trong mắt người tiêu dùng

4.4.3.3. Bảo quản quả sau thu hoạch

Su su HTX sản xuất được tập kết hàng và sơ chế sản phẩm trong 5 nhà xưởng của HTX, chờ đến lúc các đầu mối đến thu mua và vận chuyển HTX còn đầu tư thêm 1 dây truyền khử độc bằng Ô Zôn và tia cực tím. Bên cạnh đó thời tiết địa phương mát mẻ rất rễ bảo quản, nông sản vừa được sản xuất có thể bảo quản lâu dài trong các nhà xưởng kể cả khi không có sự tham gia của máy móc còn nếu vận chuyển susu đến các đầu mối HTX có 10 ô tô chuyên dụng chuyên để chở nông sản để cung ứng đến các tỉnh thành hay còn nếu muốn dữ lâu dài thì người ta hay cho vào thùng xốp đóng kín hoặc cho túi

ni lông và bảo quản trong kho mát, khi thị trường tiêu thụ của HTX khá rộng lớn không chỉ là địa bàn tỉnh Lào Cai mà còn mở rộng ở các thành phố lớn như Lai Châu, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vinh, Nam Định vv

4.4.3.4.Cách nhân giống

Sau những tháng thu hoạch quả susu là tháng 8,9 của năm những tháng sau là bắt đầu vào mùa đông cây susu bắt đầu lụi tàn thì người ta thường không thu hoạch lứa quả cuối cùng để cho quả susu trên cây già hẳn rồi tiến hành thu hoạch quả cho vào bảo quản tại các kho ủ bảo quản cho susu sẽ ra mầm vào năm sau vì thời gian cho vụ năm sau mất đến tận 6 tháng tại Sapa có đặc trưng là mỗi năm chỉ trồng 1 vụ susu vào đúng thời điểm rộ của ra quả vào thời điểm giữa mùa mưa cây sinh trưởng phát triển mạnh

4.4.4. Công việc trong quá trình thực tập tại HTX

Trong quá trình thực tập tại HTX Hoa Đào em đã học hỏi được nhiều kỹ năng cũng như kiến thức trong SXNN tại HTX , các công việc hằng ngày được áp dụng một cách liên tục. Khi em thực tập tại HTX khi lúc này bắt đầu chuẩn bị vào vụ trồng su su thời điểm là sau tết nguyên đán được môt tháng là bắt đầu chuẩn bị giống, làm cỏ, đào hố và bón lót phân cho từng hố, kéo dây thép để làm dàn su su quá trình này diễn ra trong 40 ngày khi kết thúc quá trình trồng su su, sau đó công việc của em là làm trên các khu đất trồng hoa của HTX đó là thu hoạch để mang về thị trấn tiêu thụ diện tích trông hoa của HTX cũng khá lớn rộng 27 ha trồng hoa hồng đang vào mùa thu hoạch. Bên cạnh đó HTX còn có các cửa hàng bán những sản phẩm phục vụ khách du lịch bởi chính các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến.

4.4.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX

Bảng 4.3 Tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh buôn bán của HTX qua 3 năm 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016 GT tỷ lệ % GT tỷ lệ % GT tỷ lệ % +/- % tăng, giảm +/- % tăng, giảm Tổng doanh thu 11.812,5 100 17.500 100 21.000 100 5.687,5 48,14 3.500 20 1. Doanh thu tiêu thụ 11.781,9 99,74 17.475 99,85 20.969 99,85 5693 4,31 3.494 0,38 2. Doanh thu từ hoạt động tài chính 30,6 0,26 25 0,15 31 0,15 -5,6 -16,04 6 22,47 (Trích nguồn : Phòng kế toán)

Như phân tích ở trên ta thấy được tình hình doanh thu của HTX trong giai đoạn 3 năm (2015-2017) doanh thu năm 2015 là 11.812,5 triệu đồng , sau đó HTX tăng diện tích sản xuất thêm 25 ha với điều kiện trên doanh thu 2016 được tăng lên đáng kể với giá trị 17.500 triệu đồng, năm 2017 HTX gia tăng thêm 10 ha sản xuất từ 100 ha lên 110 ha tổng doanh thu tăng từ 17.500 lên 21.000 triệu đồng.

Doanh thu tiêu thụ là doanh thu đến từ việc bán su su có được doanh thu tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn là mũi nhọn của HTX trong phát triển kinh tế. Doanh thu từ hoạt động tài chính là việc HTX cho thuê đất và xe tải của HTX nhưng nó vẫn nằm ở mức thấp không đáng kể.

4.4.6. Đánh giá hoạt động SXKD

HTX Hoa Đào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng su su và hoa hồng. Diện tích trồng hoa hồng năm 2017 là 27 ha, diện tích trồng su su là 110 ha tổng dưới đây là các bảng tổng chi

Bảng 4.4. Chi phí của HTX trong toàn bộ hoạt động sản xuất

(ĐVT: Triệu đồng)

Năm

Hạng mục

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Giá trị Giá trị Giá trị 2016/2015 2017/2016 Chi phí cung ứng

vật tư nông nghiệp

3.600 5.000 5.700 138,88 114

Chi phí bán hàng 5.400 7.000 7.500 129,63 107,14

Chi phí khác 1.800 3.064,75 3.600 170,26 117,46

Chi phí nhân công trực tiếp

5.280 6.960 7.800 131,81 112,06

Tổng chi 16.080 22.024,75 24.600 136,96 111,69

(Trích nguồn : Phòng kế toán)

Qua bảng trên ta thấy được

Chi phí của HTX qua 3 năm 2015-2017 có sự chuyển biến rõ rệt về chi phí cung ứng vật tư nông nghiệp năm đầu tiên nằm ở mức thấp chỉ với 3.600 triệu đồng năm 2016 tăng lên mức 5.000 triệu đồng tăng 1.400 triệu so với 2015, năm 2017 tăng nhẹ tăng thêm 700 triệu đồng với giá trị là 5.700 triệu đồng

- Chi phí bán hàng của HTX năm 2015 nằm ở mức 5.400 triệu đồng còn 2 năm sau năm 2016 đạt giá trị 7.000 triệu đồng và 2017 là 7.500 triệu đồng

- Chi phí khác là các hoạt động HTX năm 2015 ở mức 1800 triệu đồng năm 2016 3.064,75 triệu và năm 2017 là 3.600 triệu đồng

- Chi phí nhân công trực tiếp chi trả cho hoạt động của xã viên người lao động tại HTX năm 2015 là 5.280 triệu đồng năm 2016 là 6.960 triệu đồng còn năm 2017 là 7.800 triệu đồng

Bảng 4.5. Doanh thu của HTX qua các hình thức bán hàng

(ĐVT: Triệu đồng)

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

2016/2015 2017/2016 GT % GT % GT % +/- % tăng, giảm +/- % tăng, giảm Tổng doanh thu 11.812,5 100 17.500 100 21.000 100 5.687 48,14 3.500 20 - Bán lẻ 1.263 10,69 1.673 9,56 1.917 9,13 410 32,46 244 14,58 - Bán buôn 10.549,5 89,3 15.827 90,44 19.083 90,87 5.277,5 50,02 3256 20,57 (Trích nguồn : Phòng kế toán)

Qua bảng trên ta thấy được

Việc tiêu thụ nông sản susu của HTX trong giai đoạn (2015-2017) ta có thể thấy được sản lượng bán lẻ su su của HTX nằm ở mức độ thấp luôn nằm ở mức ổn định trên dưới 10% còn bán buôn HTX luôn chú trọng ở các vị trí bạn hàng thu mua sản phẩm của HTX mình với sản lượng nằm ở mức cao 90% cho vị trí bán buôn

4.5. Phân tích SWOT của HTX Hoa Đào. Điểm mạnh (strength) Điểm mạnh (strength)

-Sản phẩm nông sản tự nhiên là đặc sản vùng miền mang hương vị đặc trưng, susu đồng thời là loại quả nông nghiệp dễ sinh trưởng phát triển không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay hóa học trong quá trình nuôi trồng và bảo quản đất đai rộng lớn phì nhiêu cho năng suất quả cao

- Người lao động của HTX đã có tập quán phát triển trồng trọt cây susu từ nhiều năm, do đó tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú, không ngừng truyền đạt, trao đổi lẫn nhau để làm cơ sở cho bảo vệ và phát triển kỹ Năng

- Về nguồn nhân lực, HTX có nguồn lao động tại chỗ khá dồi dào có thể đáp ứng được các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn và sản xuất cây susu.

- Giao thông HTX nằm trên trục giao thông thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa khi là cầu nối 2 tỉnh Lai Châu- Lào Cai và rất tiện cho chung chuyển hàng hóa khu vực phía bắc với cao tốc nội bài Lào Cai.

Điểm yếu (Weakness)

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh khi có nhiều tỉnh thành trồng susu ví dụ Tam Đảo(Vĩnh phúc), Hòa Bình thị trường có sự cạnh tranh về giá khá là gay gắt giữa các khu vực

- Cơ sở hạ tầng của HTX còn nhiều khó khăn, địa hình đồi núi phức tạp gây

khó khăn cho việc thu hái quả

- Hình thức tổ chức sản xuất còn bó hẹp trong khuân khổ hình thức hợp tác xã chưa được tiếp xúc nhiều với các điều kiện khoa học kỹ thuật

- HTX khó khăn trong việc tiếp xúc với các nguồn vốn vay do bên cho vay có nhiều lo ngại về HTX trong các điều kiện vay phát triển

Cơ hội (Opportunities)

- Quả su su là 1 loại quả sạch không sử dụng chất BVTV hay thuốc hóa học nên dễ được thị trường đón nhận và tin dùng đây là cơ hội để tạo dựng thương hiệu su su Sa Pa thêm vững mạnh

- Thị trấn Sa Pa là thị trấn phát triển về du lịch đây là một kênh buôn bán hiệu quả khi việc tiêu thụ su su vào các nhu cầu phục vụ dịch vụ hay người dân đều rất lớn

Thách thức (Threats)

- Tuy nằm trong vùng nguyên liệu sạch nhưng HTX luôn trong tình trạn cạnh tranh gay gắt với các thương lái và các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ. Vì vậy, HTX cần tạo được liên kết với người dân nhằm đảm bảo được ổn định đầu vào, giá cả ổn định, giảm chi phí đầu vào.

- Khả năng vay vốn của HTX còn nhiều hạn chế khi nhiều ngân hàng còn đang rất ái ngại cho HTX vay vốn hiện tại ở Việt Nam 2% HTX trên cả nước mới tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển kinh tế

- Thực sự thì su su của HTX còn chưa được phổ biến , HTX cần có được những chính sách nhằm đầu tư quảng bá cho sản phẩm của mình để tìm thêm thị trường tiêu thụ trong nước

4.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất susu của HTX Hoa Đào SaPa

4.6.1. Tình hình sản xuất susu của HTX

Cây susu là loài cây có đặc điểm đặc biệt là loại cây nông nghiệp dễ trồng không cần nhiều kỹ thuật

Đối với cây susu, năm đầu tiên chi phí nhiều rơi vào việc xây dựng hệ thống dàn cọc của cây susu cọc dàn susu thường được đầu tư là cọc bê tông chiều cao tùy theo độ dốc của đất và bên cạnh đó là đầu tư thêm cả dào thép bên trên để cho susu che phủ chi phí những năm đầu tiên trong việc xây dựng này là rất lớn trên từng ha cây susu những năm tiếp theo chi phí sản xuất cho mỗi ha susu nằm ở mức thấp khi năm đầu tiên đã tập trung xây dựng cọc và hàng dào giống cây susu ít sâu bệnh, không sử dụng thuốc trừ sâu phù hợp với khí hậu mát giúp giống cây phát triển mạnh ít sử dụng công lao động vào việc chăm sóc cho cây cây có khả năng tự sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thời tiết tại đây

Bảng 4.6. Tình hình sản xuất su su tại HTX giai đoạn (2015-2017)

Tiêu chí Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/201 5 2017/201 6 Bình quân Tổng diện tích Ha 75 100 110 133,33 110 121,665 NS bình quân Tấn/ha 45 50 54,54 111,11 109,08 110,095 Sản lượng Tấn 3.375 5.000 6.000 133,33 120 126,665 Giá bán trung bình 1000đ/kg 3,5 3,5 3,5 100 100 100 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 11,812 17,5 21 148,15 120 134,075

(Số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy:

Diện tích trồng su su của HTX tăng thêm 35 ha bình quân 1 năm HTX tăng 21,665 % đây là điều kiện giúp HTX tăng doanh thu với nông sản này, năng suất bình quân qua các năm có sự chênh lệch là 10,095% , HTX qua các năm không ngừng cố gắng đổi mới kỹ thuật để tăng chất lượng, sản lượng của su su nên sản lượng 2017 đạt năng suất bình quân tuyệt đối là 54,54 tấn/ha. Sản lượng su su của toàn bộ HTX qua các năm có biến động lớn do các nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên do HTX tăng diện tích sản xuất trồng su su. Sản lượng bình quân hàng năm là 26,665% .

Gía bán trung bình qua 3 năm k có sự biến động giá trung bình của mỗi kg su su tại HTX là 3.500 đồng/kg, giá trị sản xuất của HTX tăng 34,075% giá trị sản xuất năm 2017 là 21 tỷ đồng đây là một con số không hề nhỏ.

(Ảnh: vườn su su)

Bảng 4.7. Chi phí vật tư và lao động cho 1 ha susu

STT Hạng mục ĐVT Khối lượng Đơn giá (1000 đồng) Thành tiền (1000 đồng) I Chi phí vật tư 26.775 1.1 Phân lân Kg 300 4 1.200 1.2 Phân NPK Kg 200 6.5 1.300 1.3 Phân Đạm Kg 1000 7.000 7.000 1.4 Phân chuồng Tấn 9,6 1 9.600 1.5 Dụng cụ nông nghiệp 3.000 1.6 Chi khác 4.675

II Chi phí lao động 34.500

2.1 Công xã viên Công 140 21.000

2.2 Công thuê ngoài Công 30 150 4.500

2.3 Thu hoạch vận chuyển công 60 150 9.000

Qua bảng số liệu trên ta thấy mức độ đầu tư cho 1 ha susu từ năm đầu tiên cho các năm sau đó . khi tiến hành năm đầu tiên chi phí nhiều nhất nằm ở khâu xây dựng hệ thống cọc dàn susu trên mỗi ha lên đến 100 triệu đồng tại vì khi xây dựng hệ thống cọc và hàng dào thì những năm sau đó sẽ không phải đầu tư nữa mang lại hiệu quả cao hơn so với việc vào mỗi mùa lại làm dàn bằng tre nứa hình thức xây dựng cọc và dàn trên mang lại hiệu quả cao tiết kiệm khả năng kinh tế cho các năm sau đó về chi phí phân bón chi phí này cũng khá ít khi susu cần bón phân NPK, Đạm, Lân để tăng chất lượng susu còn về thuốc bảo vệ thực vật thì HTX không sử dụng. Vì cây susu ít sâu bệnh có khả năng thích nghi cao với điều kiện thời tiết thu hoạch susu trong vụ thường ở thời gian dài vì cây cho ra quả và ngọn susu ở mức độ liên tục

Về chi phí giống, HTX Hoa đào sản xuất susu chủ yếu là họ tự ươm trồng.

Việc tự ươm giống giúp chất lượng giống tốt hơn và chi phí giảm đi nên giống các năm sau này của HTX được chủ động hơn không cần phải mua và được đem ủ trong nhà bảo quản của HTX chờ năm sau đem ra reo trồng việc tự ươm giống không quá phức tạp rất dễ làm không cần quá nhiều kỹ thuật

Bảng 4.8. Số liệu tình hình sản xuất susu quả tại HTX Hoa Đào (2015-2017)

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

2015 75 45 3375

2016 100 50 5000

2017 110 54,5 6000

(Trích nguồn : Phòng kế toán)

Qua bảng số liệu ta thấy được sản lượng susu theo từng năm của HTX

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây susu tại hợp tác xã hoa đào thị trấn sa pa, tỉnh lào cai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)