1. Sự cần thiết của đề tài
4.8. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây susu
4.8.1. Giải pháp về kỹ thuật
Các tiến bộ khoa học kĩ thuật có vai trò quan trọng hàng đầu, cần chú trọng chuyển giao ứng dụng thực tiễn vào trồng và chăm sóc susu tại HTX. Để vườn cây có tính chất của một hệ sinh thái tự nhiên và bình ổn, các biện pháp bảo vệ thực vật trên có sở dự tính, dự báo và phát hiện sâu bệnh. Kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ hữu hiệu với nguyên tắc: Phòng là chính, trừ có hiệu quả không sử dụng thuốc hóa học tùy từng loại sâu bệnh mà sử dụng chủng loại thuốc có hiệu quả nhất theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
4.8.2. Giải pháp về thị trường
Hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ sản phẩm quả theo nguyên tắc tự nguyện, phát triển các hệ thống nông dân làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, coi trọng vai trò chợ đặc thù, tụ điểm, trung tâm thương mại. Có chính sách mở khuyến khích các bản thi đua sản xuất. HTX cần có chiến lược marketing cụ thể, các tổ chức HTX, hộ nông dân sản xuất cần tìm hiểu thị trường để có những giải pháp cụ thể xúc tiến, quảng cáo cho sản phẩm susu của HTX. Qua điều tra thực trạng cho thấy chủ yếu sản phẩm susu được tiêu thụ qua kênh gián tiếp, do đó cần tổ chức cho người nông dân trong xã có điều kiện tiếp cận với thị trường tiêu thụ, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng ngoài tỉnh và các thành phố lân cận. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm mà ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ susu. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quả susu tươi của HTX đã hình thành nhưng kiến thức về thị trường của HTX còn hạn chế. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thị trường đầy đủ và dự báo chính xác, mở rộng các hình thức thông tin kinh tế thích hợp để tăng khả năng tiếp thị của HTX sản xuất cây susu.
Trên cơ sở hiểu biết thị trường HTX tự điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và chính sách khuyến khích quy hoạch vùng dự án của địa phương. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới phân phối. Tăng cường các hình thức liên kết, liên doanh với các đối tác có kinh nghiệm và truyền thống để nâng cao vị thế sản phẩm. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để có chiến lược tiếp cận thị trường, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về thị trường tiêu thụ. Theo dõi giá cả kịp thời để đề xuất những chiến lược phát triển.
4.8.3. Giải pháp quản lý chặt chẽ thương hiệu
Nhận thức rõ điều này HTX, địa phương và người nông dân rất có ý thức trong việc xây dựng thương hiệu, việc làm chủ yếu là nâng cao mẫu mã, hàm lượng dinh dưỡng và tính an toàn của sản phẩm. Phòng nông nghiệp kết hợp với hội cam tích cực vận nđộng nhân dân trồng su su theo tiêu chuẩn VIETGAP để sản xuất ra sản phẩm susu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường vùng susu.
4.8.4. Giải pháp chế biến sản phẩm
Su su là loại thực phẩm dễ chế biến và làm được rất nhiều món ăn ẩm thực còn có thể làm nguyên liệu thuốc như rễ của susu thường xuyên được sử dụng làm thuốc đông y , mặc dù những sản phẩm kiểu này chưa được chú ý đến nhiều ở thị trường Lào cai và 1 số nơi khác. Vì vậy, trong thời gian tới HTX nên có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đến với Lào Cai để có nguồn nguyên liệu dồi dào mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế của cây susu đối với người dân nơi đây.
4.8.5. Giải pháp về vốn
Có thể khẳng định không nghành sản xuất nào có hiệu quả nếu không có vốn đầu tư, trồng và tiêu thụ susu cũng vậy, để phát triển tốt thì cần có những chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn cho HTX gặp khó khăn về vốn.Có các
chính sách trợ giá về giống, vật tư, trang thiết bị ban đầu,thuốc bảo vệ thực vật, các chi phí đào tạo và chuyển giao kĩ thuật.
4.8.6. Giải pháp khuyến nông
Phương pháp khuyến nông đào tạo và thăm quan: Khuyến khích người nông dân tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất susu cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Qua đó tiến hành tổ chức tập huấn cho nông dân thực hành theo mô hình sản xuất su su, mục đích cuối cùng là huấn luyện xã viên tự giải quyết khó khăn, hạn chế trong quá trình sản xuất.
Trên cơ sở chuyên môn và nghiệp vụ của mình, cán bộ khuyến nông giúp nông dân tìm ra những giải pháp thích hợp cho sản xuất trong từng thời kì. Phương pháp khuyến nông có nông dân tham gia: Cùng nhau chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh susu, từ đó thúc đẩy hợp tác giúp HTX vươn lên làm giàu, cũng như tăng cường mối quan hệ giữa các HTX và nhà nước.Trong các phương pháp khuyến nông tiếp cận nông dân bao gồm: Phương pháp cá nhân, phương pháp khuyến nông theo nhóm, hội họp, trình diễn, hội thảo đầu bờ.
Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc hội nông dân để HTX có thể mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo phương thức trả chậm, hoặc với giá hợp lý nhất
Đứng ra kí hợp đồng với các cửa hàng vật tư cho HTX mua phân bón, các vật tư khác từ đầu năm cho tới khi thu hoạch susu thì mới hoàn trả, huy động nguồn vốn của các xã viên cùng tham gia sản xuất phát triển kinh tế
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hiệu quả kinh tế của HTX sản xuất susu Hoa Đào ở thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
Cơ sở lý luận, từ sưu tầm tổng hợp tài liệu đã được công bố ta được khái niệm hiệu quả kinh tế sản xuất susu, bản chất, các yếu tố ảnh hưởng, ý nghĩa hiệu quả kinh tế và đặc điểm sản xuất susu. Cơ sở thực tiễn cho thấy tính hình cung cầu sản phẩm susu trong và ngoài nước, thực trạng sản xuất susu ở nước ta một số giai đoạn, tình hình tiêu thụ và kết quả kim ngạch xuất khẩu sản phẩm susu trong cả nước. Cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ quế có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập của HTX Hoa Đào trong phát triển kinh tế.
Hiệu quả kinh tế sản xuất susu của HTX Hoa Đào có thể nói tương đối hiệu quả và có sự lựa chọn tổ hợp các yếu tố đầu vào hợp lý. Sự đầu tư hợp lý của HTX làm lên những thành công ngoài mong đợi , sử dụng nhân lực hợp lý làm phát triển kinh tế địa phương
Kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất susu chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nhưng các nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên, nguồn lực đất đai, nguồn lực lao động và con người là những nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất susu rõ rệt nhất, bên cạnh đó có những yếu tố ảnh hưởng không rõ ràng nên chúng ta không có nhận xét chính xác về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới kết quả và hiệu quả sản xuất susu.
Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất quế là cần thiết đối với các hộ gia đình. Những giải pháp cơ bản bao gồm: giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm, giải pháp đất đai, giải pháp công nghệ chế biến, giải pháp khuyến nông, giải pháp tín dụng.
5.2.1 KIẾN NGHỊ
Để thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất susu ở HTX Hoa Đào, nghiên cứu có những kiến nghị sau:
Xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực hiện liên kết chặt chẽ với các tác nhân ảnh hưởng để hạn chế rủi thấp nhất đến HTX trong việc trồng susu, củng cố thị trường tiêu thụ trong nước kết hợp với công tác xúc tiến thương mại để susu sapa có thể mang xuất khẩu.
Giữ vững và phát triển thương hiệu susu Sapa bằng cách nâng cao chất lượng, mẫu mã và độ an toàn của sản phẩm. Đồng thời tăng cường quảng cáo và tham gia các hội chợ hàng hóa để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
Về cơ sở hạ tầng HTX những năm gần đây, phần nào đã đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất susu. Hệ thống đường xá đạt chuẩn, thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. cần có hệ thống tưới tiêu cho phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp khá quy mô và thiết thực.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây susu hiện là cây kinh tế chủ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của HTX. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây susu bằng cách cụ thể hóa những giải pháp nêu trên để cây susu thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của HTX nói riêng và toàn huyện Sapa nói chung.
5.2.2. Đối với huyện Sa Pa
- Cùng với trạm Khuyến nông huyện và các công ty, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung chuyên sản xuất susu. Cần có sự quy hoạch vùng trồng susu để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc, thu hoạch.
- Chính sách hỗ trợ vốn cho hộ khó khăn, tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Huyện hỗ trợ cho địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Xây dựng được một trại chuyên cung cấp giống cây cho địa phương và các vùng lân cận có sự quản lý và có cán bộ chuyên môn. Đồng thời tiến
hành thực hiện. Rà soát đánh giá công tác thực hiện phát triển vùng susu hàng hóa giai đoạn 2010 – 2020.
Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông đến từng tiểu vùng, từng hộ trồng susu. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm khuyến nông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước, kết hợp với các hiệp hội nghề nghiệp chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật trồng susu đến người dân.
Sửa chữa, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển susu lâu dài và bền vững.
Có kế hoạch quản lý điều hành các dự án, tránh chồng chéo các dự án trong vùng. Đảm bảo các dự án triển khai đều mang lại hiệu quả và thực tế.
Đảm bảo ổn định về vật tư nông nghiệp cho người nông dân. Có chính sách trợ giá về cây giống để khuyến khích nhân dân sử dụng giống tốt, sạch bệnh.
Hỗ trợ cho nhân dân vay vốn đầu tư trực tiếp cho trồng, chăm sóc ,kinh doanh susu.
Hỗ trợ kinh phí xây dựng các hồ chứa nước nhân tạo trên các khe và sườn núi cũng như hệ thống kênh mương dẫn nước vùng trồng susu nhằm tạo điều kiện về nước tưới cho người trồng susu. Xây dựng dự án phát triển giao thông chung cho toàn huyện cũng như các xã trong vùng quy hoạch trồng susu.
Hỗ trợ kinh phí thực hiện quy chế chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) công bố hợp chuẩn sản phẩm. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoạt động maketing, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo lập được thị trường vững chắc.
5.2.3. Đối với HTX Nông Nghiệp Hoa Đào
Cần xác định các dự án ưu tiên, năng động hơn trong việc đưa sản phẩm tiếp cận với các hội chợ triển lãm cây nông nghiệp, qua đó thực sự xây
dựng được thương hiệu cho sản phẩm địa phương.Đối với xã viên và người lao động cần sâu sát hơn trong việc áp dụng đúng các kỹ thuật từ khâu chọn giống cho tới khâu tiêu thụ. Tích cực kết hợp với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp trồng susu, để đưa sản phẩm susu tiếp cận được thị trường địa phương và ngoại tỉnh rộng, bền vững tiếp đó là thị trường xuất khẩu.
5.2.4. Đối với hội nông dân trồng su su
Thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, sử dụng hợp lý an toàn thuốc bảo vệt hực vật; làm tốt công tác thu hái, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm . Ký cam kết và sản xuất cam theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm để có sản phẩm đảm bảo an toàn, đảm bảo chất lượng cung cấp ra thị trường, giữ vững thương hiệu “Su Su Sapa”. Thực hiện tốt khâu hạch toán giá thành bằng cách ghi chép thu chi thường xuyên rõ ràng để từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất..
- Tích cực tìm hiểu về thị trường có kiến thức cơ bản và xác định nhu cầu thị trường.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc susu để từ đó có thể áp dụng vào trong quá trình sản xuất mang lại năng suất, giá thành cao hơn.
- Tiến hành trồng xen canh thêm cây khi chưa vào vụ susu để tăng thêm thu nhập và bảo vệ đất.
- Tích cực học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, chủ động tìm kiếm thông tin từ các phương tiện truyền thông để nâng cao kiến thức kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch susu, tiếp cận các thông tin thị trường có độ tin cậy cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Tiếng Việt
1. (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Theo đánh giá hiệu quả kinh tế
2. Bộ nông nghiệp và PTNT (2011), Dự thảo đề án chính sách thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản giữa nông dân với đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010 – 2020, Hà Nội.
3. Hồ Quế Hậu (2012). Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam. NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Quốc hội( 2003) luật HTX và (2012) luật HTX
5. HTX Hoa Đào Sa Pa, báo cáo tài chính giai đoạn 2015-2017 của HTX
6. Cục thống kê thị trấn Sa pa về các điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn năm 2017