Phân tích năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong bố

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 45 - 58)

bối cảnh hội nhập quốc tế

2.2.1. Thị phần

2.2.1.1. Thị trường trong nước

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam thì một quốc gia dân số hơn 96 triệu người, mức tiêu dùng hàng dệt may hiện nay chiếm khoảng 5 - 6% chi tiêu của người dân, tương đương khoảng 3,5 tỷ USD, thị trường dệt may nội địa hết sức tiềm năng [26]. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước thông qua hệ thống kênh phân phối bán hàng toàn quốc và thay đổi các dòng sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các sản phẩm áo sơ mi May 10 Expert, Manhattan Viet Tien, khăn bông cao cấp Mollis của Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú,… đã mang đến cho khách hàng trong nước những trải nghiệm thú vị.

Từ bảng 2.3 có thể thấy hiện nay lượng sản phẩm dệt may tiêu thụ có nguồn gốc nội địa có tăng nhưng chậm. Trong khi tỷ lệ sản phẩm Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao, chiếm hơn 50% thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc nội địa trong cùng giai đoạn trên. Có thể do hiện nay sản phẩm chính hãng trong nước có giá thành còn cao chưa cạnh tranh được so với các hàng không rõ xuất xứ, hàng nhái, hàng giả với đặc trưng nguyên liệu sản xuất rẻ, không phải đóng thuế.

Bảng 2.3: Mức tiêu thụ thị trường may mặc nội địa Việt Nam 2010 - 2019

Đvt: triệu USD NĂM 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2018 2019 Tổng mức

tiêu thụ 2.736 3.180 3.705 4.191 4.389 4.585 4.589 5.280 5.562 Nguồn nội địa 634 824 991 1293 1402 1506 1479 1806 1939

Nguồn nhập

khẩu 2.102 2.356 2.714 2.899 2.987 3.079 3.110 3.474 3.623 Trung Quốc 1.725 1.940 2.301 2.420 2.450 2.501 2.520 2.818 2.932

ASEAN 135 187 172 210 242 257 260 255 294

KHÁC 242 229 240 268 295 321 330 340 361

Nguồn: Tổng cục thống kê, VITAS

Xu thế người Việt Nam lựa chọn hàng Việt và sự phát triển mạnh của nền công nghiệp nước nhà sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân lựa chọn xu thế sản phẩm dệt may Việt Nam chất lượng cao, thân thiện môi trường, giá hợp lý.

2.2.1.2. Thị trường xuất khẩu

Quy mô thị trường dệt may toàn cầu hiện nay với giá trị mậu dịch đạt 700 tỷ USD. 5 công xưởng dệt may lớn nhất trên thế giới hiện nay gọi tên Trung Quốc, Ấn Độ, EU, Bangladesh và Việt Nam. EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đạt 350 tỷ USD/năm và Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất với 288 tỷ USD. Các quốc gia đi trước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi giá trị dệt may là thiết kế, marketing và phân phối. Trong khi đó, hoạt động sản xuất tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển như Bangladesh, Việt Nam, Pakistan, Indonesia.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019

Đvt: 1.000 USD

Năm Bông Sợi Vải May mặc Tổng KNXK

2010 17.731 534.811 1.165.837 747.596 10.837.757 13.303.732 2011 25.047 722.418 1.464.652 1.012.893 13.535.012 16.760.022 2012 21.364 719.004 1.509.834 1.003.036 14.896.600 18.149.838 2013 24.108 643.712 1.886.787 1.099.167 17.471.638 21.125.412 2014 25.352 605.472 2.357.154 1.247.802 20.450.074 24.685.854 2015 42.146 547.957 2.405.874 1.409.067 22.375.764 26.780.808 2016 55.468 644.262 2.798.368 1.394.968 23.323.498 28.216.564 2017 61.497 714.500 3.128.200 1.520.797 25.859.006 31.284.000 2018 62.056 658.427 3.351.924 1.644.925 30.141.760 33.927.454 2019 70.198 628.773 4.153.181 2.172.345 34.594.567 39.323.989

Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Nhìn chung, thị phần hàng dệt may Việt Nam đang tăng trưởng tốt. Một số năm có mức tăng trưởng cao như 2011 (25,97%), 2019 (7,55%).

Sản phẩm Sợi

Trong những năm qua, các sản phẩm Sợi có xu hướng xuất khẩu tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2010 - 2019. im ngạch xuất khẩu sản phầm Sợi từ 1,1 tỷ USD năm 2010 tăng lên trên 4 tỷ USD năm 2019 (tăng 4 lần). Đây có thể do hiệu ứng các Hiệp định thương mại tự do thời gian qua có yêu cầu về quy tắc xuất sứ như với CPTPP là từ Sợi thì các sản phẩm may mặc Việt Nam mới có thể hưởng lợi ích giảm thuế quan, nên các doanh nghiệp dệt may đã tăng cường đầu tư cho các sản phẩm nguyên, phụ liệu.

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu sợi cotton lớn nhất thế giới trong năm 2018, chỉ sau Ấn Độ. Các thị trường xuất khẩu chính của sợi cotton Việt Nam là Trung Quốc 84%, theo sau là các thị trường Hàn Quốc, Thổ Nhĩ ỳ, Thái Lan,… Có thể thấy rằng hiện nay Việt Nam đang xuất Sợi tự nhiên chủ yếu sang quốc gia láng giềng, việc thay đổi các chính sách về kinh doanh, dự trữ bông Trung Quốc sẽ tác động đáng kể đến ngành Sợi Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam đang đối diện với việc mất cân đối cung cầu ngành Sợi. Trong năm 2019, sản lượng Sợi toàn ngành đạt khoảng 2,5 triệu tấn, nhưng lại xuất khẩu 1,5 triệu tấn. Trong khi các doanh nghiệp dệt nhuộm lại phải nhập khẩu sợi từ nước ngoài thì Việt Nam xuất khẩu gần 70% sản lượng Sợi trong nước.

Nguyên nhân có thể do việc xuất khẩu Sợi mang lại lợi nhuận tốt hơn sơ với việc kinh doanh Sợi nội địa. Đơn cử như chi phí xuất Sợi sang Trung Quốc chỉ khoảng 3 - 3,5 cent/kg trong khi chi phí trong nước là gấp đôi, khoảng 6 cent/kg. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoạt động chủ yếu theo phương thức gia công xuất khẩu. Các đối tác và bên đặt hàng chỉ định sử dụng việc chọn lựa vải để sản xuất nên dẫn đến hạn chế của ngành dệt nhuộm, tác động không tốt đến đầu ra ngành Sợi trong nước.

Có thể thấy rằng với lợi thế về chi phí điện và giá nhân công thấp, năng năng lực cạnh tranh của sợi Việt Nam chỉ tạo ra được lợi thế cạnh tranh ngắn hạn, chưa thể là yếu tố để phát triển bền vững (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: So sánh chi phí sản xuất sợi Quốc gia Mức lương tối thiểu

(USD/tháng) Gíá điện (USD/kwh)

Việt Nam 114-165 0,07 Ấn Độ 395 0,12 Pakistan 200 0,10 Trung Quốc 151-330 0,11 Thổ Nhĩ ỳ 333-433 0,08 Indonesia 248 0,11

Nguồn: www.ccfei.net, FPT Securities

Sản phẩm dệt vải

Trong những năm qua, các sản phẩm Dệt Vải có xu hướng xuất khẩu tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2010 - 2019. im ngạch xuất khẩu các sản phầm vải tăng gấp gần 3 lần ở mức 2,1 tỷ USD năm 2019 so với 0,75 tỷ USD năm 2010.

Năng lực sản xuất Vải của Việt Nam khoảng khoảng 3 tỷ mét vải/năm trong khi nhu cầu của ngành May mỗi năm gần 9 tỷ mét vải; lượng vải xuất khẩu không đáng kể. Có thể thấy một thực tế bất cập trong phát triển sản phẩm dệt may là trong khi nhu cầu vải phải nhập khoảng 6 tỷ mét (khoảng 65 - 70% lượng vải/năm) thì sợi sản xuất trong nước hiện nay phải xuất khẩu 2/3 sản lượng. Kim ngạch vải xuất khẩu ra nước ngoài không nhiều, chủ yếu vải tổng hợp sang các thị trường Thổ Nhĩ ỳ, Hàn Quốc, UAE.

Sản phẩm may mặc

Sản phẩm chủ lực của ngành dệt may Việt Nam là sản phẩm quần áo may mặc, chiếm tỷ trọng trên 82% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt

Nam trong giai đoạn 2010 - 2019. Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất. Hiện tại, Việt Nam đã và đang tham gia và các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các đối tác này và được hưởng các ưu đãi thuế quan nhất định trong các thị trường này.

Hình 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2019

Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2019

phân theo phương thức xuất khẩu

Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam

40% 13% 10% 10% 10% 17% Mỹ EU Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Khác 65% 30% 5% CMT FOB ODM

Ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn sản xuất, chủ yếu theo phương thức CMT (65%) và FOB (30%, trong đó FOB cấp 1: 20%, FOB cấp 2: 10%), thiếu khả năng cung cấp trọn gói nên giá trị gia tăng còn thấp (Hình 2.2, 2.3).

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Ngành dệt may Việt Nam là ngành hội nhập toàn diện và cạnh tranh bình đ ng với ngành dệt may thế giới. Vì vậy, để chiếm được lợi thế trong cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển bền vững của sản phẩm dệt may trong những năm qua thì một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ mà ngành sử dụng là nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Ngành dệt may Việt Nam là ngành sử dụng số lượng lao động lớn, đặc biệt là ngành công nghiệp may. Tính đến hết năm 2019, ngành dệt may đã có khoảng 9.826 doanh nghiệp với lượng lao động công nghiệp trực tiếp là 1,84 triệu người trong tổng số khoảng 2,5 triệu lao động của ngành.

Yếu tố nguồn nhân lực đã thực sự có những đóng góp đặc biệt lớn cho tăng trưởng xuất khẩu dệt may, đặc biệt là vào giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới 2009 - 2013 khi mà thị trường dệt may thế giới suy giảm, đi kèm với điều đó là sự sụt giảm nghiêm trọng trong sản xuất dệt may trên toàn cầu. Mặc dù vậy, nhờ có những tác động tích cực từ yếu tố con người trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là yếu tố đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nên mặc dù trong 5 năm khủng hoảng tài chính 2009 - 2013 nhưng tăng trưởng xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam không những không bị giảm mà còn tăng trưởng hơn gấp đôi, từ 10,416 tỷ USD (năm 2009) lên 21,125 tỷ USD (năm 2013). Với giai đoạn 2010 - 2019, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam vẫn tăng gấp gần 4 lần. Nguyên nhân là do năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam giai đoạn này được cải thiện căn bản. Năng suất lao động tính theo kim ngạch xuất

khẩu đã tăng từ 12.755 USD/người/năm vào năm 2010 lên mức 19.042 USD/người vào năm 2019 chưa tính đến bối cảnh giá gia công và giá bán hàng liên tục giảm khoảng 5%-10%/năm trong giai đoạn 2010 - 2019.

Nhu cầu tuyển dụng sinh viên học nghề dệt may giai đoạn 2010 - 2019 của các cơ sở đào tạo dệt may toàn quốc tập trung vào các ngành như: công nghệ may, cơ khí sửa chữa thiết bị may, công nghệ sợi dệt, công nghệ nhuộm…. Trong 10 năm (2010 - 2019), số lượng tuyển sinh ở trình độ cao đ ng là 38.468 sinh viên, tuyển sinh trình độ trung cấp là 10.989 sinh viên. Đây là các nhân lực cần thiết để làm việc tại các vị trí trọng yếu trong nhà máy dệt may như: may mẫu đối, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lý nhà máy sợi - dệt - nhuộm - may, tổ trưởng sản xuất, kỹ thuật viên tại dây chuyền sản xuất sợi - dệt - nhuộm - may,… đã góp phần đáp ứng nguồn nhân lực cho tăng trưởng xuất khẩu tới gần 300% của ngành dệt may giai đoạn 2010 - 2019 với tỷ lệ nội địa hóa đạt 15,5 tỷ USD (khoảng 50%) vào năm 2019. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho chuyên ngành thiết kế thời trang, thiết kế mẫu sản phẩm, thiết kế dây chuyền sản xuất, công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm dệt may chưa thật được chú trọng khi chỉ có khoảng gần 4000 sinh viên theo học chiếm tỷ lệ chưa đến 5% tổng số lượng tuyển sinh (93.000 sinh viên) các hệ Dài hạn, Cao đ ng và Trung cấp, Ngắn hạn trong giai đoạn 2010 - 2019.

2.2.3. Trình độ khoa học công nghệ

Ngành Sợi

Trình độ khoa học công nghệ ngành dệt may của nước ta chưa phát triển mạnh. Phần lớn các dây chuyền, trang thiết bị là nhập khẩu và có tuổi đời lớn.

Máy móc thiết bị ngành Sợi bao gồm các thiệt bị về chải thô, máy chải kỹ, xe sợi,… được chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc với tỷ lệ 32%, Nhật

Bản 19%, Thụy Sĩ 13%,... [11, 77]. Một trong những nguyên nhân khiến phẩm cấp Sợi còn hạn chế là do việc các doanh nghiệp vẫn sử dụng những máy móc cũ, chưa nâng cấp đồng bộ.

Ngành Dệt nhuộm

Khu vực dệt dệt nhuộm đang là điểm nghẽn trong quá trình phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị hoàn thiện Sợi - Dệt - Nhuộm - May. Máy móc thiết bị dệt nhuộm là tương đối cũ, có những thiết bị đã sử dụng trên 20 năm, khá là lạc hậu so với các quốc gia cạnh tranh. Thiết bị dệt nhuộm chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc tuy chi phí cạnh tranh những vẫn có những tác động nhất định với môi trường, có nguy cơ mất an toàn cho người lao động.

Ngành May

Các thiết bị ngành May được nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với hơn 58% thị phần tại Việt Nam. Chi phí đầu tư đối với các nhà máy may không quá lớn, nhưng hiện nay các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đa phần là những doanh nghiệp quy mô nhỏ. Việc ứng dụng và vận hành các thiết bị may tự động hóa đồng bộ cần đủ vốn và kỹ năng quản trị hiện đại.

2.2.4. Thương hiệu sản phẩm

Để các sản phẩm dệt may có thể kh ng định được tên tuổi, vị thế và cạnh tranh tốt trong môi trường thời trang toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp cần xây dựng được uy tín, thương hiệu nổi bật. Theo khảo sát năm 2017 của Bộ khoa học công nghệ về đề án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam” do tác giả Nguyễn Như Quỳnh làm chủ nhiệm đề án với mục tiêu chiến lược là “xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng

Vinatex đến năm 2020” với 49 đơn vị thành viên của Vinatex đã cho thấy kết quả như sau [18]:

Đa phần các doanh nghiệp dệt may chỉ mới chú trọng xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm tại thị trường trong nước trong khi chỉ có vài doanh nghiệp lớn như Tổng công ty May Nhà Bè, Tổng công ty May Việt Tiến đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt vải và kinh doanh Sợi chưa xây dựng và đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay bằng sáng chế với các sản phẩm dệt may chưa được các doanh nghiệp dệt may Vinatex thực hiện.

Có thể thấy việc phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm dệt may Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt các vấn đề về sở hữu trí tuệ, thực thi các vấn đề liên quan quyền sáng chế, thiết kế sản phẩm trong bối cảnh hội nhập kinh tế đối với ngành công nghiệp được coi là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua.

2.2.5. Thời gian sản xuất

Đối với thương mại dệt may quốc tế thì vấn đề thời gian sản xuất nhanh là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Có thể thấy với những cường quốc dệt may như Trung Quốc hay Ấn Độ thì thời gian sản xuất trung bình các đơn hàng rất nhanh chỉ khoảng 50 ngày bởi các quốc gia này có quy mô doanh nghiệp dệt may lớn, chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước. Việt Nam có thời gian sản xuất ở mức trung bình khoảng 70 ngày, nhanh hơn Indonesia, Bangladesh, Campuchia. Nguyên nhân có thể do như đã phân tích thực trạng Việt Nam vẫn phải chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, gần 70% vải nhập khẩu, thời gian nhập nguyên liệu mất khoảng 10 - 20 ngày. Hơn thế nữa, nguồn nhân lực cho thiết kế sản phẩm, công đoạn

mang lại giá trị cao trong chuỗi sản phẩm còn rất hạn chế, dẫn đến thời gian xử lý mẫu sản phẩm kéo dài sau khi có đơn hàng. Các quốc gia dệt

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 45 - 58)