Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 37 - 42)

cạnh tranh hàng dệt may

1.4.1. Kinh nghiệm của các quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may

1.4.1.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Với quy mô hơn 100.000 doanh nghiệp, chiếm tới một phần tư khối lượng thương mại dệt may toàn cầu, Trung Quốc được xem như là một đại công xưởng của dệt may thế giới do lợi thế về nguồn nhân lực, trình độ công nghệ thiết bị, khả năng cung ứng nguyên phụ liệu, cũng như xây dựng các kênh phân phối hàng hóa dệt may rộng rãi. Để có được thành công như ngày hôm nay, Trung Quốc đã tận dụng rất tốt những tiềm lực sẵn có cũng như khai thác triệt để các lợi ích của quá trình hội nhập kinh tế. Cuốn sách

“Làm thế nào để ngành dệt may thành công: một nghiên cứu trường hợp trong ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc” của Zhiming Zhang, Chester và Ning Cao năm 2004 đã mô tả về quá trình đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu của ngành Dệt May thế giới [44].

Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều biện pháp và chính sách để năng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may. Chính phủ đã khuyến khích tập trung phát triển các nhà máy dệt có năng lực sản xuất, quy mô cấp quốc tế. Đơn cử như trong giai đoạn 2001 - 2004, chính phủ đã hỗ trợ gần 21 tỷ USD chủ yếu là vốn hỗ trợ không hoàn lại để nâng cấp trang thiết bị cho toàn ngành. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của

các tổ chức nhà nước và sự hướng dẫn của chuyên gia dệt may nước ngoài như Đức, Anh trong quản lý, kinh doanh đã giúp các nhà máy quy mô lớn được vận hành hiệu quả.

Thời gian qua, Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm để có thể đáp ứng được nhiều phân khúc của thị trường. Các sản phẩm dệt may Trung Quốc luôn có lợi thế cạnh tranh so với các nước bởi giá thành thấp và mẫu mã đa dạng, phong phú, đạt các tiêu chuẩn quốc tế và được sản xuất trên quy mô lớn bởi các dây chuyền máy móc nhập từ Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Sĩ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng xây dựng được một ngành công nghiệp phụ trợ mạnh và bền vững. Hiện nay, quốc gia này đang cung cấp khoảng 40% lượng xơ của thế giới (30 triệu tấn xơ) và là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về xơ hoá học, sợi, vải, tơ tằm. Đó là thành quả của việc liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ, các doanh nghiệp dệt may và nông dân.

Cải tiến là chìa khoá để mở cửa xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc luôn nỗ lực cải thiện năng lực của mình để xây dựng giá trị thương hiệu bền vững. Các doanh nghiệp dệt may trung quốc đã và đang chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh OEM - sử dụng thiết bị của mình sang ODM - nhà sản xuất cung cấp cả dịch vụ thiết kế. Lợi thế được tạo ra bởi có sự khác biệt lớn giữa các đơn hàng OEM và ODM khi có sự gia tăng lợi nhuận lên nhiều lần. Đa phần những Tập đoàn và thương hiệu dệt may lớn hiện nay của Trung Quốc đã cải tiến theo phương thức sản xuất kinh doanh ODM và đang hướng tới mô hình OBM - sở hữu nhãn hiệu riêng của mình.

Việc WTO xóa bỏ hạn ngạnh theo hiệp định đối với ngành dệt may (ATC: Agreement on textiles and clothing) đã mở rộng cánh cửa cho hàng hóa dệt may Ấn Độ thâm nhập sâu và rộng hơn trên thị trường quốc tế. Ấn Độ là một trong những nhà cung ứng vải và sợi lớn trên thế giới, đặc biệt các sản phẩm dệt trong nhà tới khắp 170 quốc gia trên thế giới [34].

Có thể thấy Ấn Độ đã tận dụng triệt để các lợi thế sẵn có của mình trong cuộc chay đua chiếm lĩnh thị phần dệt may với các đối thủ trên thế giới. Chi phí nhân công thấp, các kỹ sư có trình độ tay nghề cao, thiết bị dệt may hiện đại đã giúp các mặt hàng dệt may của Ấn Độ phong phú, đa dạng. Trong phân khúc sản phẩm cấp cao, Ấn Độ có phần trội hơn Trung Quốc trong việc đáp ứng các sản phẩm gia đình như chăn, ga, khăn với những kiểu dệt và màu sắc khác nhau.

Tương tự như Trung Quốc, Chính phủ Ấn Độ rất coi trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, đặc biệt là dệt vải. Ấn Độ đang đứng đầu trên thế giới về chỉ số sản xuất chỉ may. Bên cạnh đó là những phụ liệu cho sản xuất như sợi cotton, vải bông xù, vải bông chéo cũng là thế mạnh của Ấn Độ trong ngành công nghiệp dệt may trên thế giới. Ấn Độ đã chuyên môn hóa công nghiệp dệt nhân tạo như các sản phẩm dệt Polyester, Rayon, Acrylic để tạo ra được những sản phẩm tinh, đẹp, mang tính hội nhập cao với chi phí sản xuất và thời gian giao hàng thật sự cạnh tranh cho các thị trường khác nhau.

Chính sách kêu gọi thu hút đầu tư ngoại khối của Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may là linh hoạt. Việc bãi bỏ hạn chế với đầu tư nước ngoài giúp cho sự hiện diện nhiều hơn của các chi nhánh danh tiếng dệt may của Mỹ, Châu Âu tại quốc gia đông dân nhất khu vực Nam Á. Việc giao thương với các hãng thời trang danh tiếng trên thế giới giúp cho công tác phát triển

thương hiệu và thiết kế thời trang của Ấn Độ tại các thành phố lớn như Bombay, Newdeli ngày càng chuyên nghiệp hóa.

1.4.1.3. Kinh nghiệm từ Indonesia

Theo thống kê của Bộ Thương mại Indonesia, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất tại quốc gia này với 1,5 triệu người. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2017 của Indonesia đạt 11,4 tỷ USD, chiếm 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu [40]. Với những biến động về tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới trong thời gian qua, có nguy cơ ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu, Chính phủ Indonesia đang quay sang chiến lược phát triển thị trường dệt may nội địa vốn còn nhiều tiềm năng. Các doanh nghiệp dệt may được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay ưu đãi từ Chính phủ, qua đó hiện đại hoá máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước. Đặc biệt, các đề xuất về hình thành và phát triển ngành may thời trang khu vực do Hiệp hội Các nhà thiết kế Thời trang Indonesia kiến nghị đang được Chính phủ xem xét và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới cho thấy sự tăng trưởng của sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may đều xuất phát từ các lợi thế vốn có và biết tạo ra các lợi thế mới trên cơ sở điều chỉnh và đổi mới chính sách, áp dụng khoa học công nghệ, tăng vốn đầu tư vào thị trường. Từ kinh nghiệm của các nước có thể rút ra một số kinh nghiệm về việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam như sau như sau:

 Các quốc gia có ngành công nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ đều duy trì và đẩy mạnh sản xuất nguồn nguyên liệu cung ứng trong nước. Việc chủ động các nguồn nguyên, phụ liệu không những

giúp ngành dệt may chủ động được hoạt động sản xuất mà còn giúp hạn chế những rủi ro như biến động về giá cả, thời gian giao hàng, lưu trữ,…

 Đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra các sản phẩm dệt may mang lại giá trị gia tăng cao, tăng khả năng cạnh tranh và tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hàng dệt may, tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị. Đổng thời chú trọng đến công tác đào tạo nguổn nhân lực, được xem như là môt trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất hàng dệt may.

 Đầu tư cho công nghệ sẽ nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, không những trong ngành sản xuất vải mà còn quyết định sự phát triển bền vững của sản phẩm hạ nguồn, đó là may mặc.

Vai trò định hướng và hoạch định chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp dệt may là hết sức quan trọng. Nhà nước cần xây dựng những chính sách, thông tư, nghị định, những kênh thông tin hiện đại, chuẩn xác hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong công tác đầu tư, xuất nhập khầu hàng hóa dệt may, đào tạo nhân lực, chương trình phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã đề cập đến khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của hàng dệt may và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hàng dệt may cũng như sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó là mô hình phân tích và kinh nghiệm của các quốc gia trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)