Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 81 - 94)

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

- Tiếp tục hoàn thiện và thực thi các chính sách hiện hành

Tăng cường quán triệt Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các FTAs đã có hiệu lực.

Xem xét điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn 2035 cho phù hợp với tình hình và điều kiện mới. Bởi KNXK của ngành dệt may Việt Nam dự kiến đạt ngưỡng 40 tỷ USD năm 2020, vượt chỉ tiêu 36 - 38 tỷ USD theo Quyết định 3218 của Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thống nhất quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may lớn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, để kêu gọi và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất, tránh chồng chéo, hỗ trợ đầu tư xử lý nước thải tại các khu công nghiệp này. Các dự án đầu tư xử lý môi trường của các DN trong ngành dệt may được vay vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường.

Xem xét điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm về mức hợp lý để DN có thể tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng sản xuất giải quyết việc làm cho các vùng nông thôn, miền núi. Hiện nay, trách nhiệm chi phần trăm đóng BHXH từ phía DN còn quá cao so với các nước trong khu vực, lên tới 27,5%. Trong khi đó, cùng khu vực nhưng Malaysia chỉ phải đóng BHXH chiếm 13% lương tháng, Philippines là 10%, Indonesia 8%, Thái Lan 5%.

Giảm thiểu đến mức tối đa các thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư, thuế, hải quan, nhất là các thủ tục kiểm tra chuyên ngành dệt may… theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 và Nghị quyết 35/NQ-CP ngày ngày 16/5/2016 của Chính phủ. Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước cũng cần nâng cao nhận thức, đạo đức đi đôi với trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức trong thi hành công vụ.

- Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực

Theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhà nước cần khuyến khích việc thành lập Khoa dệt may tại một số trường Đại học trong cả nước, dành một phần vốn ODA để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hỗ trợ dệt may, cho khâu thiết kế thời trang tại các cơ sở đào tạo trong nước.

- Tăng cường phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý

Bộ Thông tin Truyền thông tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định điều kiện cấp phép nhập khẩu máy in để in trên sản phẩm dệt may xuất khẩu là “chủ DN phải có bằng cấp từ cao đ ng trở lên về ngành in hoặc được Bộ TTTT cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”.

Bộ Tài chính nghiên cứu để các DN sử dụng vải trong nước sản xuất hàng xuất khẩu không phải nộp thuế VAT để khuyến khích sử dụng vải sản xuất trong nước nhằm bình đ ng với vải nhập khẩu để gia công XK. Vì theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực từ 01/9/2016 thì nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu sẽ được miễn thuế thay vì hoàn thuế như trước đây. Vải trong nước để sản xuất xuất khẩu được miễn nộp thuế sẽ căn cứ vào Hợp đồng xuất khẩu DN ký với khách hàng để Hải quan giám sát tránh gian lận.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho phép các DN được vay ngoại tệ phục vụ SXKD. Vì theo Thông tư 31/2016/TT-NHNN ngày 15/11/2016 sửa đổi Thông tư 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 chỉ cho phép các DN xuất khẩu được vay ngoại tệ đến hết năm 2017. Như vậy các DN sẽ gặp nhiều khó khăn, vì khi xuất khẩu thu ngoại tệ phải bán để lấy tiền VNĐ trả lương cho người lao động, song khi cần trả ngoại tệ cho khách hàng lại phải đi mua ngoại tệ rất phiền phức và tốn kém chi phí.

3.3.2. Giải pháp từ phía Hiệp hội

Hiệp hội Dệt may Việt Nam - VITAS tập trung làm tốt hơn vai trò cầu nối giữa các DN hội viên và mạng lưới tham tán thương mại ở nước ngoài để thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập thị trường, hình thành chuỗi cung ứng dệt may đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các FTAs; tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến đến DN hội viên những nội dung của FTA Việt Nam - EU, CPTPP…

VITAS làm tốt vai trò của Hiệp hội khi tham gia là thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tiền lương quốc gia, tích cực liên kết giữa các Hiệp hội ngành nghề khác như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Diễn đàn kinh tế tư nhân, Hiệp hội Da Giày và Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu Thủy sản, Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam, Hiệp hội Len Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản để cùng nghiên cứu, vận động chính sách về lao động, tiền lương, BHXH, kinh phí công đoàn và kiến nghị Nhà nước và các Bộ ngành liên quan cải cách chính sách, thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kiểm tra chuyên ngành,…

VITAS tích cực nghiên cứu định hướng hoạt động trong lĩnh vực thời trang và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thành lập Hiệp hội các nhà thiết kế trẻ Việt Nam để thúc đẩy vai trò, đóng góp trong việc phát triển các

thương hiệu thời trang Việt Nam.

VITAS đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ (tài chính, chuyên gia) của các tổ chức như ILO, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ hoặc Cơ quan Hoa ỳ về phát triển quốc tế - USAID, các Hiệp hội dệt may các nước,… để tổ chức hội thảo, trang bị kiến thức chuyên môn, kết nối giao thương giữa DN trong nước, chuyên gia và DN nước ngoài.

3.3.3. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp

- Thay đổi chiến lược sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

Doanh nghiệp cần chuyển dần từ sản xuất gia công CMT sang các hình thức sản xuất có hàm lượng giá trị giá tăng cao hơn, giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh, giành thế chủ động cao hơn trong sản xuất, kinh doanh như gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu - sản xuất - bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế - sản xuất - cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM). Đạt mục tiêu từ nay đến 2030 tăng tỉ lệ FOB từ 38% lên khoảng 50% và ODM từ 5% đến 10%.

Tái cơ cấu chất lượng và đ ng cấp sản phẩm, tăng tỉ lệ sản xuất hàng trung, cao cấp từ 10% hiện nay lên 25%, giữ tỉ lệ hàng trung bình khá là 30% và giảm tỉ lệ hàng chất lượng trung bình và thấp xuống dưới 30% vào năm 2030. Tập trung nhóm sản phẩm cao cấp dệt thoi như đồ vest nam, váy dạ hội, hay các sản phẩm dệt kim như quần áo nữ, đồ lót nữ.

- Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh

Chuyển đổi chiến lược ưu tiên về giá sang các sản phẩm chiến lược tạo sự khác biệt. Thúc đấy các khả năng cạnh tranh và các lợi thế truyền thống, với mục tiêu chiến lược là đa dạng hóa sản phẩm (thiết kế sản phẩm bằng giấy, kết hợp giữa chất lượng và marketing), sản phẩm chất lượng cao (về vải, phụ kiện và hoàn tất) mới, chuẩn quốc tế về chứng chỉ ISO 9000,

tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ISO 14000, Eco Friendly,… góp phần đảm bảo xuất khẩu bền vững.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

Chủ động tiếp xúc khách hàng mọi nơi, mọi chỗ, giảm thiểu quan hệ qua trung gian. Thông qua Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cùng các tổ chức hiệp hội ngành hàng trong và ngoài nước tổ chức các triển lãm, hội chợ chung nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hàng dệt may đến khách hàng nội địa cũng như nước ngoài như Hội chợ Thời trang Việt Nam do Tập đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hội chợ Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Triển lãm Quốc tế Ngành Công nghiệp Dệt & May, Thiết bị & Nguyên phụ liệu với Công ty Triển lãm CP Hồng ông (CP Exhibition),…

- Tăng cường hoạt động thực tiễn trong các trường dạy nghề may

Xây dựng mô hình doanh nghiệp May loại vừa trong các cơ sở đào tạo nhân lực dệt may. Rõ ràng với đặc thù của ngành kỹ thuật May thì việc thực hành thường xuyên không chỉ giúp doanh nghiệp, nhà trường nâng cao chất lượng nhân lực đào tạo mà còn hỗ trợ cho các bạn sinh viên có thêm nguồn thu nhập để trang trải trong quá trình học tập. Trường Đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội tại Gia Lâm, Hà Nội đã ứng dụng mô hình nay với một doanh nghiệp May khoảng 500 lao động và đạt được những kết quả khả quan thời gian qua [53]. Học sinh, sinh viên được nâng cao tay nghề, kiến thức nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng bởi các sản phẩm thực tập làm ra là nguồn để doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực tế ngoài thị trường.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn lao động và đội ngũ quản lý cho ngành Dệt May thông qua Chương trình hợp tác với chuyên gia, tổ chức quốc tế giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Meti Nhật Bản, với Bộ Công nghiệp

và Năng lượng Hàn Quốc cũng như các chương trình hợp tác giữa VITAS và Viện Công nghiệp Kỹ thuật Hàn Quốc (KITECH), Liên đoàn Dệt may Hàn Quốc (KOFOTI); Liên đoàn Dệt May Đài Loan (TTF), Hiệp hội Dệt May Italia (ACIMIT),…

- Cấu trúc doanh nghiệp và hệ thống phân phối hiệu quả

Gia tăng doanh thu hàng may mặc nội địa bằng cách củng cố và mở rộng thêm hệ thống phân phối bằng cách hợp tác với các nhà phân phối bán lẻ lớn tại Việt Nam như chuỗi siêu thị Saigon Coopmart, Big C, Aeon Vietnam,… Mở chuỗi cửa hàng, siêu thị và tổ chức hệ thống bán lẻ các sản phẩm thời trang có mặt ở hầu hết các tỉnh thành, thị trấn trong cả nước.

- Tận dụng sức mạnh của thương mại điện tử

Hợp tác đưa sản phẩm may mặc lên các kênh bán hàng trực tuyến, chính thống, độ tín nhiệm cao trong nước như Facebook, Lazada.vn, Shopee.vn. Theo The Next Web, Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới. Việt Nam xếp thứ 7 với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu [39]. Lazada.vn là thành viên của Lazada Group - Trung tâm mua sắm trực tuyến số một Đông Nam Á, hiện đang có mặt tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước, đặc biệt là những nhân tố mới có ảnh hưởng đến cung và cầu trong lĩnh vực dệt may, chương này đã trình bày các quan điểm, mục tiêu có tính chất định hướng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong thời gian tới với trọng tâm là phát triển sản phẩm dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam được đề cập gồm: nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới; ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại 4.0 theo hướng phát triển bền vững, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất hàng may mặc; xây dựng thương hiệu và khai thác hiệu quả giá trị sản phẩm dệt may Việt Nam cho sự phát triển và hội nhập kinh tế.

KẾT LUẬN

hóa luận đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, thông qua việc phân tích lý luận và thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề về phát triển ngành dệt may bền vững, gắn với công tác an sinh xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế.

Thứ nhất, khóa luận đã trình bày được một số lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, chuỗi giá trị dệt may toàn cầu để phân tích năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam. Khóa luận chỉ ra nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may gồm 6 tiêu chí là Thị phần sản phẩm dệt may, Chất lượng nguồn nhân lực dệt may, Công nghệ thiết bị dệt may,Thương hiệu sản phẩm dệt may, Chi phí lao động dệt may, Thời gian sản xuất sản phẩm dệt may. Tất cả các tiêu chí trên đều chịu ảnh hưởng và tác động của yếu tố Chính sách của Nhà nước. Những kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trên thế giới đã góp phần giúp Việt Nam xây dựng các bài học kinh nghiệm quý báu.

Thứ hai, quá trình phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của hàng Dệt may Việt Nam theo bộ tiêu chí đã xác định được vị trí của hàng dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và bối cảnh hội nhập quốc tế, các mối liên kết của hàng Dệt may. Từ đó, khóa luận đã chỉ ra những thành công, hạn chế cũng như các nguyên nhân cần phải khắc phục.

Thứ ba, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế thông qua xác định các mục tiêu, định hướng trong nước và thế giới tác động lên ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn tới.

Mặc dù đã cố gắng tìm tòi, thu thập dữ liệu và thông tin về ngành dệt may nhưng khóa luận vẫn còn những hạn chế nhất định như việc chưa phân tích sâu hơn về ảnh hưởng của xu thế mới bảo hộ mậu dịch sản phẩm, chiến tranh thương mại trên thế giới, tác động của các sự kiện bất ngờ như thiên tai và dịch bệnh,… Đây có thể sẽ là hướng nghiên cứu cho các công trình khoa học tiếp theo. Tác giả rất mong nhận được những góp ý của các chuyên gia phản biện, các thầy cô giáo và các bạn đọc để hoàn thiện hơn nữa phân tích này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2018), Nghị quyết số 23-NQ/TW

ngày 22/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.

3. Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế (2017), Kỉ yếu diễn đàn hội nhập kinh tế việt Nam 2017, Hà Nội. (Ban cố vấn tạp chí dệt may Việt Nam (2018), Tạp chí dệt may và thời trang, số 361, tháng 8/2018, Hà Nội).

4. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo trình kinh tế quốc tế,

Đại học Kinh tế Quốc dân, NXBLao động xã hội.

5. Bộ Công Thương (2014), Quyết định số 3218/2014/QĐ-TTG ngày 11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)