Khảo sát tình hình phát triển của Podcast trên ứng dụng di động

Một phần của tài liệu Phát triển podcast trên ứng dụng di động (khảo sát spotify và apple podcast) (Trang 47 - 67)

7. Kết cấu khóa luận

2.2. Khảo sát tình hình phát triển của Podcast trên ứng dụng di động

2.2.1. Tổng quát về sự phát triển của podcast trên ứng dụng di động

Podcast xuất hiện từ năm 2004, sau 15 năm tồn tại, Podcast có lúc thăng, lúc trầm, lúc lên cao, lúc bị nguội lạnh. Suốt từ thời điểm đó đến nay, Podcast chứng kiến sự lên ngôi của nhiều mạng xã hội như Facebook, Youtube, Google, Tiktok,… Sự phát triển của mạng xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến Podcast. Trong khoảng thời gian này, Podcast hầu như ít có sự chuyển dịch đáng kể. Tuy nhiên, dường như đó là tình trạng chung của các sản phẩm audio nói chung. Bởi sự bùng nổ của nhiều loại hình đa phương tiện đã khiến cho radio truyền thống và các nền tảng âm thanh thường khó tạo ra các cơn sóng thịnh hành.

Năm 2019, trong một khảo sát ngắn với hơn 300 đáp viên là những người trẻ tuổi (từ 16 đến 30) đang học tập và làm việc tại TP.Hồ Chí Minh về vấn đề tiếp cận thông tin. [39] Kết quả cho thấy rằng phát thanh gần như bị “lép vế” hơn so với các loại hình báo chí khác:

48

Thói quen tiếp cận thông tin báo chí của giới trẻ TP.HCM năm 2019 (Nguồn: http://baochi.hcmussh.edu.vn/)

Nguyên nhân phát thanh kém phát triển cũng phần nào cho thấy lý do tại sao Podcast không thực sự tạo nên sự bùng nổ trong những năm qua. Tuy nhiên, nói một cách công bằng, dù cho có những lúc bị nguội lạnh Podcast vẫn luôn sống và sở hữu một lượng thính giả nhất định – con số này không nhỏ. Đây vẫn được xem là một ngành công nghiệp tách biệt, người ta vẫn tìm đến Podcast khi lái xe, khi đi bộ, khi làm việc nhà, khi bận rộn những công việc khác nhưng vẫn muốn có một hình thức tiếp cận thông tin, hình thức giải trí đơn giản, tiện lợi mà không tốn thời gian.

Nếu để nói lý do Podcast thực sự vẫn chưa bứt phá và tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng người dùng Internet và các thiết bị di động nói chung, thì hẳn là chưa có bất kỳ một KOL (Người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn) nào nối bật của

ngành này. Chúng ta mới chỉ nhìn thấy những “công dân hạng 2” hoặc “công dân hạng 3” và thấp hơn trong thế giới mạng xã hội tìm đến với Podcast như một cách thể hiện mới. Và chừng đó chưa đủ để Podcast làm “vua”.

49

Nhưng có một vài con số mà chúng tôi đã thu thập được và sắp sửa phân tích sau đây sẽ cho thấy sự im lặng của Podcast nói riêng và thế giới audio nói chung không còn diễn ra lâu nữa. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy những bước tiến mạnh mẽ trong âm thầm của Podcast, và hoàn toàn có thể tin tưởng được thế mạnh của nó trong tương lai. Tìm hiểu thực trạng và xu hướng phát triển của Podcast, tôi đã đúc kết và đánh giá nội dung này trên một số phương diện sau đây:

2.2.2. Bùng nổ số lượng kênh và chương trình Podcast

Trong năm 2018, trung bình mỗi ngày có 575 Podcasts được sản xuất, đồng nghĩa với việc cứ 3 phút lại có 1 Podcast ra đời. Hiện tại có thể xếp hạng theo dõi hơn 670.000 Podcasts trong thư mục Apple Podcasts và hơn 210.000 trong số đó đã xuất bản tập đầu tiên vào năm 2018. [40]

Biểu đồ sự gia tăng số lượng Podcast mới trong thư mục Apple Podcast (Nguồn: Chartable.com)

50

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, tốc độ phát triển về số lượng của Podcast đang tiến nhanh dần đều, có xu hướng bứt phá nổi trội vào năm 2018. Có thể nói rằng, năm 2018 là một năm đặc biệt đánh dấu cột mốc từ khi Apple gắn Apple Podcast trên mỗi chiếc iPhone vào năm 2014. Đây là thời điểm đánh dấu những bước chuyển mình của Podcast trên tất cả các nền tảng bởi số lượng tăng nhanh chóng mặt và sự quan tâm của công chúng đối với Podcast ngày càng lớn. Vào thời điểm này, các chương trình nghiên cứu công chúng của các tờ báo lớn trên thế giới còn cho rằng, Podcast nổi lên như một “hiện tượng lạ”, thu hút một lượng lớn công chúng của họ.

Nói riêng về Spotify, đơn vị này cho biết đầu năm 2020 đã có hơn 700.000 Podcasts xuất hiện trên nền tảng này. Có đến hơn 16% số người sử dụng Spotify nghe Podcast. [41] Đây là một con số thực sự ấn tượng và đang có chiều hướng gia tăng. Bởi Spotify vốn là dịch vụ cung cấp âm nhạc kỹ thuật số từ các hãng thu âm lớn nhất hành tinh. Ứng dụng Spotify từ khi thành lập đã tạo ra một mảng chuyên biệt và có tiếng về âm nhạc, thu hút hầu hết các nghệ sĩ lớn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới. Spotify hoàn toàn có thể gia tăng con số này lên gấp nhiều lần nữa từ một lượng công chúng trung thành với nền tảng âm nhạc này.

Podcast không những có lượng thính giả độc lập, riêng lẻ. Trên Spotify, nó còn có cơ hội được “mở rộng lãnh thổ” nhờ vào những thính giả sẵn có, tìm đến Spotify nhờ dịch vụ âm nhạc trên nền tảng này. Có thể nói rằng, Podcast đang được thừa hưởng một “mảnh đất vô cùng màu mỡ” là Spotify để phát triển.

Trên Apple Podcast, các nhà quản lý của đơn vị này cho biết tính đến đầu năm 2020, có tới hơn 850.000 kênh Podcasts hoạt động trên nền tảng này. Trong mùa dịch Covid-19, con số này tăng lên đáng kể. Tính đến tháng 4/2020, trên Apple Podcast đã có hơn 1.000.000 kênh Podcast hoạt động. Ấn tượng hơn, tính đến cuối tháng 1/2020, có hơn 30 triệu tập Podcasts đã được xuất bản. [42] Tốc độ gia tăng số lượng Podcast và nội dung Podcast trên nền tảng Apple Podcast có thể nói là nhanh một cách chóng mặt. Trong một bài báo xuất bản ngày 25/4/2018 trên trang FastCompany, có hơn

51

525.000 kênh Podcast và có 18,5 triệu tập xuất hiện trên Google Podcast. Một bài báo xuất bản trước đó hai tháng (tháng 2/2018), có 500.000 kênh Podcasts xuất hiện, có hơn 100 ngôn ngữ được sử dụng trên nền tảng này. Có nghĩa là sau hơn 2 tháng, Apple Podcast đã gia nhập thêm khoảng 25.000 kênh Podcast mới. Như vậy, tính bình quân, mỗi năm số lượng Podcast trên Apple Podcast tăng gấp đôi. [43] Đó là một con số khá ấn tượng.

Con số này chưa thấm gì so với Youtube, (cuối năm 2019 có khoảng 31 triệu kênh Youtube đang hoạt động). [44] Nhưng nó đang tiến lên mạnh mẽ trong bối cảnh có quá nhiều kênh Youtube làm loãng sự chú ý và con người ngày càng không có nhiều thời gian để đọc và nhìn.

Podcast cũng tương tự như các Blog. Giống như các Blogger, các Podcaster thích chia sẻ trải nghiệm cá nhân và hàng loạt các chủ đề vụn vặt khác. Cũng như sự phát triển của nội dung trên Youtube, nội dung của Podcast cũng ngày càng đa dạng. Cũng mang những đặc trưng của phát thanh truyền thống, các Podcast là nơi dễ chia sẻ những câu chuyện cá nhân, những vấn đề nhạy cảm, khiến cho người nói và thính giả trở nên thân mật hơn.

Bên cạnh những đề tài chia sẻ cuộc sống và trải nghiệm cá nhân, nhiều Podcast hiện nay đang tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng: doanh nhân. Đây là thực tế phát triển của Podcast Việt Nam vào những năm trở lại đây. Theo thống kê của trang Chartable – một chuyên trang tổng hợp và đánh giá sự phát triển của Podcast, cho thấy:

“Tâm sự kinh doanh” đang là kênh Podcast nói tiếng Việt liên tục dẫn đầu trong bảng

xếp hạng những Podcast thu hút nhiều lượt nghe nhất trên Spotify. Tiếp theo đó là “Kho sách nói” và “Nằm nghe đọc truyện”.

Trên Apple Podcast, Chartable cũng thống kê được rằng “Tâm sự kinh doanh” đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hàng những Podcast được nghe nhiều nhất. (Những vị trí cao hơn đều thuộc về các Podcast nói tiếng Anh).

52

Từ đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy rõ ràng rằng, kinh doanh đang là một mảng rất được ưa chuộng trên Podcast tại Việt Nam. Đó là một xu thế tất yếu. Bởi suy cho cùng, Podcast ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Chưa có một khảo sát quy mô lớn nào về việc tiếp cận và sử dụng Podcast tại Việt Nam. Tuy nhiên, những người có thu nhập cao, những người bận rộn (đại diện là các doanh nhân) đã tiếp cận đến khái niệm này và sử dụng nó mỗi ngày. Giống như thói quen lướt Facebook của người trẻ và xem TV của người già.

Có thể nói rằng, từ khi xuất hiện đến nay, Podcast không có những biểu hiện bứt phá, nhưng tốc độ tăng luôn ở vào mức cao và phát triển đều theo thời gian. Số người làm Podcast bên cạnh là các cá nhân còn là các doanh nghiệp để chia sẻ thương hiệu của họ, mong muốn được nhiều người biết đến.

2.2.3. Bùng nổ nội dung Podcast

Số lượng người nghe Podcast tăng lên, đồng nghĩa với việc cộng đồng những người làm Podcast tự ý thức được việc: đây là một mảnh đất màu mỡ để phát triển ở hiện tại và cho cả tương lai. Họ đầu tư nhiều hơn vào chất lượng âm thanh và nội dung truyền tải. Hai năm trở lại đây, nội dung Podcast đang được đa dạng hóa. Trên Spotify, các chủ đề Podcast được phân chia thành các “thẻ” để thính giả dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm như: Các câu chuyện, Tội ác thực sự, Tin tức & Chính trị, Hài kịch, Thể thao & Giải trí, Xã hội & Văn hóa, Giáo dục, Lối sống & Sức khỏe, Kinh doanh & Công nghệ, Nghệ thuật & Giải trí, Nhạc, Trò chơi, Trẻ em & Gia đình.

53

Các thẻ chủ đề Podcast trên Spotify (Ảnh chụp màn hình trên website Spotify)

Các đề tài, chủ đề, nội dung Podcast ngày càng đa dạng. Đặc biệt, Podcast có lợi thế hơn một số hình thức khác như hình ảnh hay video bởi vì nó xuất hiện và truyền tải thông tin ở dạng âm thanh thuần túy. Do đó, nó có thể nói những câu chuyện thầm kín, nhạy cảm một cách thân mật, tự nhiên và dễ dàng lấy được sự đồng cảm sâu sắc hơn. Những đề tài về thể thao, giải trí, điện ảnh, trò chơi, nghệ thuật,… phổ biến dưới nhiều hình thức khác đều được truyển tải theo cách riêng trên Podcast.

Người nghe có thể tìm thấy những chủ đề mang tính giải trí, thư giãn như nhạc thiền, nhạc thư giãn, âm thanh trời mưa, piano,… hay những câu chuyện cười được kể trong show “The Joe Rogan Experience”. Thậm chí những nội dung mang tính kích thích nỗi sợ hãi như “Let’s Not Meet: A True Horror Podcast”, “Dr Death”, “Truyện kinh dị”, “Serial Killer”,… Đây đều là những nội dung rất được ưa chuộng, nhận được nhiều lượt đăng ký của người nghe Podcast trên các ứng dụng di động. Podcast mang nội dung học thuật cao cũng xuất hiện nhiều hơn trong thời gian trở lại đây. Tiêu biểu có thể kể đến như “Philosophize This!” – một kênh Podcast thiên về nội dung triết học gây được sự chú ý cao của đông đảo người nghe. Trong các tập của kênh Podcast này, Stephan West (tác giả) đã tổ chức các chương trình với nội dung thân thiện với người mới bắt đầu, nhắc nhở người nghe kiểm tra sự tồn tại của chính mình thông qua thế

54

giới triết học kinh điển rộng lớn. Nó nhắm đến những thính giả quan tâm đến việc giáo dục triết học mà không cần phải đào sâu nghiên cứu và học từ trường đại học.

Bên cạnh các nội dung Podcast dành cho người trưởng thành, các kênh Podcast dành cho trẻ em cũng được đầu tư công phu với rất nhiều hình thức triển khai khác nhau. Trong khi các nền tảng mạng xã hội có thể định hướng lệch lạc nhận thức và tiêu tốn nhiều thời gian của trẻ em thì Podcast là một trong những lựa chọn mà nhiều gia đình tìm đến trong việc giáo dục con nhỏ. Khi chỉ tiếp nhận qua thính giác, trẻ nhỏ có thể được kích thích trí tưởng tượng và khả năng lắng nghe. Đặc biệt, đối với những chương trình Podcast được xây dựng công phu, tận dụng được nhiều lợi thế của phát thanh truyền thống để truyền tải thông điệp đến thính giả. Những câu chuyện cổ tích cho trẻ nhỏ được kể dưới dạng kịch âm thanh trong Storynory là một ví dụ điển hình. Qua mỗi tập Podcast, người nghe có thể trải nghiệm hình thức nghe kể chuyện theo cách riêng với sự hấp dẫn đến từ giọng kể chuyện và sự hòa phối một cách nhịp nhàng, sống động của âm nhạc và tiếng động trong đó. Hình thức này có thể mang lại giá trị rất lớn cho người nghe trong việc giáo dục trẻ nhỏ, cung cấp kiến thức và kích thích trí tưởng tượng. Cho đến nay, ngày càng có nhiều Podcast dành cho thiếu nhi xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau, khiến cho thế giới nội dung Podcast thiếu nhi càng trở nên phong phú.

Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh chóng nội dung Podcast, các Podcast ngày nay cũng được đầu tư công phu với nhiều hình thức mới mẻ. Có một số hình thức làm Podcast phổ biến hiện nay như: Phỏng vấn, Đàm thoại, Độc thoại, Kịch, Talkshow hoặc một số kiểu kết hợp giữa nhiều hình thức kể trên. Tùy vào mục đích truyền tải, nội dung và điều kiện thực hiện để mỗi Podcast lại lựa chọn cho mình những hình thức riêng.

Hình thức phỏng vấn, đối thoại 1-1 đang được ưa chuộng trong các cách thức làm Podcast hiện nay. Có rất nhiều Podcast thu hút được đông đảo người nghe được xây dựng bằng hình thức này. “Office Ladies” – đứng trong top 3 bảng xếp hạng những

55

Podcast nổi bật nhất toàn cầu tính đến tháng 5/2020 là một ví dụ điển hình. [45] Đây là một Podcast được tổ chức bởi Jenna Fischer và Angela Kinsey. Đây là hai nữ diễn viên trong bộ phim Sitcom trên truyền hình Mỹ “The Office”. Trong mỗi tập Podcast, Fischer và Kinsey lần lượt tua lại một tập của bộ phim và bình luận về các chi tiết và kể lại hậu trường khi quay phim. Podcast được xây dựng với hình thức rất đơn giản: chỉ có hai người ngồi nói chuyện với nhau. Nhưng điểm hấp dẫn ở đây có thể không thuộc về hình thức. Bên cạnh tiếng tăm của hai nữ diễn viên thì cách nói chuyện dí dỏm, tự nhiên kết hợp với những câu chuyện thường xuyên gây tò mò cũng thu hút một lượng lớn thính giả nhất định. Office Ladies là một điển hình của các chương trình Podcast giải trí, không cầu kỳ về mặt hình thức nhưng tạo được sự sảng khoái và thư giãn cho người nghe bằng những câu chuyện và lời bình.

Ở Việt Nam, hàng loạt những chương trình Podcast mới nổi cũng sử dụng hình thức phỏng vấn, trò chuyện này. UnlockFM – một kênh Podcast mới được phát hành tập đầu tiên vào tháng 12/2019 cũng thu hút được đông đảo công chúng đón nhận, đặc biệt là giới trẻ. Mỗi tập của UnlockFM thường sẽ mời một khách mời – chủ yếu là những người đã thành công hoặc đạt được một số thành tựu nhất định trong lĩnh vực họ theo đuổi. Đa phần trong số đó là những người đã hoặc đang làm việc tại nước ngoài, có những trải nghiệm và hiểu biết phong phú về một số lĩnh vực mà nhiều người quan tâm. Những câu chuyện được trao đổi một cách thẳng thắn, tự nhiên, không cầu kỳ về mặt hình thức đã giúp nhiều người trẻ có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc chọn ngành, chọn nghề, thiết lập mục tiêu và được truyền cảm hứng.

Bên cạnh hình thức đối thoại thì độc thoại cũng là một trong những cách thức được sử dụng phổ biến trong các Podcast hiện nay. Tính riêng về Podcast tiếng Việt cũng có một số kênh nổi bật như “Tâm sự kinh doanh”, “Tran Quoc Khanh Show”,… đều đang sử dụng hình thức độc thoại. Hình thức này có lợi thế hơn đối thoại, phỏng vấn hay Talkshow khi nói về những vấn đề riêng tư, mang tính tâm sự, trải nghiệm. Nó

56

có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, tạo được không khí thân mật, gần gũi giữa người làm Podcast với người nghe.

Sự xuất hiện của nhiều đề tài, chủ đề, nội dung và hình thức thể hiện Podcast tạo ra một môi trường phát triển Podcast sôi động. Ngay cả trong thời điểm khóa luận này được hoàn thiện, những kênh Podcast mới với những nội dung, cách truyền tải độc đáo vẫn liên tục được ra đời. Đó là cách Podcast từng bước khẳng định chỗ đứng của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển podcast trên ứng dụng di động (khảo sát spotify và apple podcast) (Trang 47 - 67)