Một số kết luận từ sự phát triển của Podcast

Một phần của tài liệu Phát triển podcast trên ứng dụng di động (khảo sát spotify và apple podcast) (Trang 67)

7. Kết cấu khóa luận

2.3. Một số kết luận từ sự phát triển của Podcast

Cũng như phát thanh truyền thống, radio từ xưa đến nay vẫn giữ một lượng lớn thính giả trung thành dù có nhiều biến động, sự thuyên chuyển, xuất hiện rồi biến mất của nhiều hình thức truyền thông giải trí. Được đắm mình trong thế giới âm thanh, trải nghiệm những câu chuyện bằng cách lắng nghe và thấu hiểu, đó là điều con người hiện đại cần hơn bao giờ hết.

Có một điều kỳ lạ ở Podcast, mặc dù nó ra đời từ năm 2005, hơn 15 năm trôi qua, không có sự bùng nổ nào, nhưng nó vẫn tồn tại như một phần không thể thiếu của một bộ phận không nhỏ công chúng. Để đến những năm gần đây, nó thực sự vươn dậy mạnh mẽ với bàn tay tác động của các ông lớn như Spotify, Google hay Apple,… Vậy

68

bản thân Podcast có những lợi thế cạnh tranh gì để có được những bước tiến mạnh mẽ như những năm gần đây?

2.3.1. Podcast là sự lựa chọn hàng đầu của những người bận rộn

Trong Báo cáo xu hướng Báo chí điện tử năm 2019 của Viện Nghiên cứu Reuters được ra mắt hồi tháng 6/2019, Podcast trở thành một cái tên đáng được các tòa soạn điện tử trên thế giới lưu tâm bởi sức bật của nó trong vài năm trở lại đây. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra ở Thụy Điển và Mỹ - 2 quốc gia đã chấp nhận và rất ưa chuộng Podcasts: có hơn một nửa số người dưới 35 tuổi nghe Podcast hàng tháng, so với tỉ lệ ít hơn 1/5 ở lứa tuổi trên 55. Người dùng lớn tuổi có xu hướng nghe thời sự qua radio, TV nhiều hơn gấp đôi với với những người trẻ, những người mà đa số không có chiếc máy radio truyền thống nào. [68]

Đó là điều tất yếu. Bởi lẽ, thế hệ smartphone đang lên ngôi và chiếm phần lớn thị trường lao động. Ở Anh, có tới 55% thính giả nghe Podcast qua smartphone, và tỉ lệ này còn lên đến 62% đối với nhóm người dưới 35 tuổi. [69]

Các chủ đề mới của Youtube đang được tập trung nhiều hơn dành cho lứa tuổi thiếu nhi và người lớn tuổi, dễ nhận thấy rằng số lượng các kênh dành cho những người bận rộn như các doanh nhân không quá nhiều như những kênh cho thiếu nhi. Nhưng ngược lại, Podcast cho các doanh nhân luôn chiếm số lượng cực kỳ lớn và luôn đứng trong Top đầu những kênh Podcast nổi bật nhất tại Việt Nam.

69

Bảng xếp hạng Podcasts tháng 2/2020 trên Chartable.com (Ảnh chụp màn hình)

Có mấy lý do cơ bản khiến cho những đối tượng này sử dụng Podcast nhiều hơn so với kênh video hay báo viết:

- Tiếp cận thông tin bằng mắt dễ bị gây nhiễu hơn bằng tai. Khi đọc báo mạng hay xem Youtube, công chúng dễ bị những thông tin quảng cáo tác động, gây nhiễu. Hơn nữa các bình luận tương tác tức thì trên các kênh thông tin này cũng dễ kéo dài thời gian có mặt của người đọc, người xem trên các kênh này.

- Những người bận rộn thường không có nhiều thời gian để xem xét và đánh giá một thông tin. Đôi khi, thông tin đa chiều với sự tương tác đầy hỗn loạn trên các trang mạng xã hội khiến họ mất tập trung. Vì vậy, họ luôn muốn tối ưu hóa, tối giản hóa cách

70

thức tiếp cận thông tin từ các trang mạng xã hội. Podcast không khiến họ bị phân tán bởi nhiều quảng cáo, nó giúp họ cập nhật tin tức, giải trí ngay cả khi đang lái xe, đang thư giãn, đang làm việc khác.

Song song với sự phát triển trên nền tảng web và ứng dụng đọc báo trên các thiết bị di động, nhiều tờ báo lớn trên thế giới lựa chọn Podcast như một cách để phủ sóng rộng rãi hơn đối tượng công chúng của mình. The Daily (Podcast của The New York Times) và The Guardian là hai trong số những minh chứng cụ thể và tiêu biểu nhất. Thậm chí, những kênh này còn cực kỳ phát triển và trở thành hai trong số những kênh tiêu biểu được nhiều người lựa chọn nhất trên bảng xếp hạng của Google Podcast, Apple Podcast, Spotify,…

Tại Việt Nam, nhiều tờ báo điện tử lớn mới chỉ dừng lại ở việc cập nhật thêm tính năng audio cho mỗi bài báo. Đây cũng là một bước tiến đáng kể, tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại chưa thực sự lớn. Hay nói cách khác, những bản audio sử dụng công nghệ AI mới chỉ dừng lại ở việc thay thế cho việc đọc báo bằng mắt, chưa mang lại những trải nghiệm tuyệt vời khi truyền tải bằng âm thanh cho thính giả.

71

Bản audio bằng giọng nói AI được đưa lên đầu mỗi bài báo của báo Lao động online (Ảnh chụp màn hình)

Mỗi một loại hình báo chí đều có những thế mạnh riêng nhằm thực hiện một mục tiêu chung, đó là truyền tải một cách chân thực và sống động nhất các câu chuyện, vấn đề của cuộc sống đến với công chúng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các loại hình báo chí, các tờ báo lớn nhỏ đều bị đặt trong một môi trường cạnh tranh không thể từ chối. Nó buộc phải vận động và tìm mọi cách để thu hút được công chúng của mình – với số lượng lớn nhất có thể. Trong khi các đài phát thanh xây dựng thêm các kênh truyền hình, các trang báo điện tử, các ấn phẩm báo in để lôi kéo công chúng, thì các kênh truyền hình và các tờ báo điện tử cũng hoàn toàn có thể làm vậy.

Đó cũng chính là cơ hội đưa Podcast đến gần hơn với công chúng, một cách thức phát triển chuyên nghiệp hơn, có hệ thống hơn và giàu tính truyền thông, giải trí hơn.

72

Đồng thời nó cũng đặt ra một thách thức cạnh tranh không hề nhẹ nhàng đối với các kênh radio truyền thống. Trong khi hầu hết các tờ báo hay kênh truyền hình nổi tiếng đều tập trung vào Podcast nói riêng và audio nói chung, nó sẽ mở ra một cuộc cạnh tranh công bằng hơn, gay cấn hơn.

Hãy lấy The Daily là một ví dụ. The Daily là một kênh Podcast tin tức hằng ngày và là chương trình phát thanh của tờ báo The New York Times của Hoa Kỳ, được thành lập vào tháng 1/2017. Kênh này được tổ chức bởi nhà báo chính trị của Times – Michael Barbaro. Các tập của The Daily dựa trên báo cáo của Times trong ngày với các cuộc phỏng vấn của các nhà báo The New York Times. [70] Mỗi tập thường kéo dài từ 20 đến 30 phút và các tập mới phát sóng đều đặn mỗi ngày trong tuần. Nếu là người thường xuyên theo dõi và cập nhật các tập mới của The Daily trên bất kỳ kênh nào: Spotify, Apple Podcast, Google Pocast,… bạn cũng sẽ nhận thấy một điều rằng, những chương trình Podcast này chuyên nghiệp không kém gì các kênh radio truyền thống.

73

The Daily trên Apple Podcast (Ảnh chụp màn hình)

Công chúng có thể nghe The Daily miễn phí bởi kênh này có nguồn thu nhập từ quảng cáo. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, The Daily đã trở thành một thành công đáng chú ý của The New York Times. Trang Thestreet.com mô tả nó là “một hiện tượng, một cú hích bất ngờ không được dự báo trước”. [71] Kênh này đã có tới 3,8 triệu người nghe vào tháng 8/2017, thường xuyên nằm trong Top 10 Podcast được nghe nhiều nhất trên các ứng dụng Podcast vào năm 2017. [72]

Các Podcast của The Daily bắt đầu được cung cấp cho đài phát thanh bởi American Public Media vào năm 2018. [73] Tính đến tháng 6/2018, kênh này nhận được 1,1 triệu lượt tải mỗi ngày trong tuần và lên đến con số 2 triệu vào tháng 1/2020. [74]

74

Dĩ nhiên Podcast không đơn thuần chỉ là sự lựa chọn đọc báo khác cho những người bận rộn. Trong một cuộc điều tra công chúng của tờ The New York Times năm 2017, phần lớn người tham gia điều tra cho rằng họ bị cuốn hút bởi Podcast nhờ vào “giai điệu trò chuyện thân mật”, khiến tin tức dễ tiếp cận hơn và với ngữ điệu bình dị của phát thanh viên. [75] Về thế mạnh và sự hấp dẫn của âm thanh giúp cho Podcast ngày càng trở nên được ưa chuộng, chúng ta có thể tìm hiều ở phần trên.

2.3.2. Khả năng tương tác tỉ lệ thuận với khả năng gây nhiễu

Con người đã mất một thời gian dài để đưa việc tiếp nhận thông tin một chiều trở thành đa chiều và có thể tương tác nhanh hơn. Giờ đây, việc kết nối, tương tác trực tiếp trên một nền tảng ở nhiều địa điểm khác nhau trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong cùng một lúc, khi một người nổi tiếng livestream trên tài khoản Instagram của mình, hàng triệu “Fan” hâm mộ của họ có thể tương tác và nói chuyện cùng một lúc. Điều này cực kỳ xa xỉ cách đây khoảng 15 năm về trước.

Tuy nhiên, khi việc tương tác trở nên dễ dàng hơn, mọi người có thể nói hay thể hiện quan điểm của mình bất kỳ tùy thích, việc này cũng dẫn đến một tác dụng ngược – nhiễu thông tin. Khả năng tương tác nhanh chóng mặt ở thời điểm hiện tại khiến cho con người dễ dàng bị gây nhiễu não bộ và cảm xúc. Có hai tác động xấu và tiêu cực mà khả năng tương tác nhanh mang lại cho con người: Cảm xúc tiêu cực và Tin giả.

Trong một bài nói chuyện trên diễn đàn TED (một tổ chức truyền thông đại chúng chuyên đăng tải những phần nói chuyện, cho phép xem trực tuyến miễn phí với khẩu hiệu ‘Những ý tưởng đáng được lan truyền’), tác giả của buổi nói chuyện – nhà báo, nhà làm phim nổi tiếng người Wales đã kể một câu chuyện về những điều kinh khủng mà khả năng tương tác mạnh đã mang lại:

“Một người phụ nữ tên là Justine Saco làm Quan hệ công chúng ở New York, có 170 người theo dõi trên mạng xã hội Twitter. Cô vẫn thường hay đăng mấy bài bông đùa, mỉa mai, kiểu như dòng tweet cô đăng trước khi bay gừ New York tới London:

75

‘Cái gã người Đức kỳ cục. Ngồi khoang hạng Nhất mà lại không dùng khử mùi hả? Tôi vừa phải ngửi một ít nước hoa – Cảm ơn Chúa vì sinh ra nước hoa’.

Justine tự cười khoái chí và nhấn nút đăng. Khi không nhận lại bất kỳ sự cảm thông, phản hồi nào từ những người theo dõi nào của mình, cô cũng cảm thấy buồn như mỗi người chúng ta khi Internet không “trao thưởng” cho sự “mỉa mai hài hước” như mọi khi. Sự im lặng đến đáng sợ khi Internet không hồi đáp.

Khi đến trạm dừng chân, cô lại có một ít thời gian rảnh trước chặng bay cuối và nhanh chóng nghĩ ra một câu chuyện châm biếm khác: ‘Đang trên đường tới châu Phi. Hi vọng là tôi không mắc AIDS. Đùa thôi. Tôi là người da trắng mà!”

Lại tự cười vui một lần nữa, cô nhấn đăng và lên máy bay. Vẫn không có phản hồi nào, cô tắt máy rồi chìm vào giấc ngủ trong suốt 11 tiếng sau và mớ điện thoại trong khi máy máy vẫn đang hạ cánh trên đường băng. Ngay lúc ấy, cô thấy tin nhắn từ người bạn cũ đã không nói chuyện từ suốt thời phổ thông, tin nhắn nói rằng: “Tôi rất tiếc vì những gì đã xảy ra với bạn”. Ngay sau đó là một tin nhắn từ người bạn thân: “Cậu phải gọi tớ ngay. Cậu đang là chủ đề bàn tán số một trên thế giới trên Tweeter đấy!”.

Hóa ra, một trong số 170 người theo dõi của cô đã gửi Tweet này tới một nhà báo của Tạp chí Gawker, nhà báo đó đã đăng lại nó với 15.000 người theo dõi của mình: “Xin giới thiệu một câu đùa châm biếm từ giám đốc quan hệ công chúng của IAC”. Từ đó, mọi chuyện xảy ra theo hướng không thể kiểm soát được.

Vài tuần sau, tôi có dịp nói chuyện với nhà báo Gawker ấy. Tôi email hỏi anh ta cảm thấy thế nào, anh ta trả lời: “Tuyệt cú mèo”. Rồi anh ấy nói: “Nhưng tôi chắc là cô ấy sẽ ổn thôi”.

Nhưng trên thực tế, Justine Sacco đã không ổn chút nào. Vì khi cô ngủ, cộng đồng Twitter đã nắm quyền kiểm soát cuộc đời của cô rồi xé tan thành từng mảnh”. Đây chỉ là một câu chuyện nhỏ trong hàng ngàn, hàng triệu câu chuyện tồi tệ ngoài kia về mặt trái của tốc độ lan truyền, sự tương tác bùng nổ đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả của buổi trò chuyện – Jon Ronson Nhac đã nói rằng: “Khi xem những

76

bộ phim xử án, chúng ta thường đồng cảm với những luật sư tâm huyết nhưng với quyền lực trong tay, ta lại trở thành quan tòa độc địa”. [76]

Đó là vấn đề không thể chối cãi mà bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng nhận ra. Khi sự tương tác mạnh mẽ đến mức ai cũng có thể nói một điều gì đó, phán xét một vấn đề gì đó ở mọi khía cạnh đối với bất kỳ ai, mỗi con người được trao một thứ vũ khí mạnh mẽ giống như quan tòa. Thật đáng sợ là mỗi một phán xét của bạn nhiều khi ảnh hưởng đến cảm xúc và làm xáo trộn cuộc sống của một con người nhiều hơn chúng ta tưởng.

Tháng 10/2019, nữ nghệ sĩ nổi tiếng người Hàn Quốc Sulli tự tử sau rất nhiều bình luận ác ý của cộng đồng mạng nhắm vào cô trên mạng xã hội. [77] Giọt nước tràn ly, người ta nhìn thấy một cách rõ ràng rằng, thế giới càng phẳng, có nhiều thứ vũ khí đáng sợ hơn cả súng đạn.

Vì vậy, chúng ta có thể kết luận lại rằng: tốc độ tương tác quá nhanh, quá mạnh mẽ và không được kiểm soát trong thời đại công nghệ số hiện nay thực sự gây ra rất nhiều sự nhiễu loạn trong cuộc sống của mỗi con người. Nó đòi hỏi sự tiết chế, một môi trường con người giao tiếp với nhau trong sạch hơn, không bị gây nhiễu bởi những câu từ độc hại. Phải chăng, Podcast dù đã xuất hiện từ lâu nhưng đến một thời điểm nào đó nó mới thực sự được ưa chuộng và thu hút đông đảo thính giả đón nghe hơn xuất phát một phần từ nguyên nhân này? Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ khiến cho thế giới thông tin bị bão hòa. Con người bị bội thực thông tin và bị cuốn vào những vòng xoáy bất tận mà nó tạo ra, số phận con người chưa bao giờ bị tác động và giày vò một cách dễ dàng đến như thế. Phải chăng, đã đến lúc, con người cần một nơi tiếp cận thông tin “sạch hơn”, thuần túy hơn và ít mang lại những “tác dụng phụ” hơn?

Podcast đã xuất hiện từ lâu, vẫn âm thầm sống mà ít có được sự để ý như nhiều nền tảng mạng xã hội hay hình thức truyền thông đa phương tiện. Nhưng nó vẫn sống dưới nhiều hình thức khác nhau như radio truyền thống, radio trên mạng xã hội, mạng

77

xã hội âm thanh, ứng dụng di động,… Đây là thời điểm hội tụ đủ nhiều yếu tố quan trọng, đưa Podcast phát triển và phát huy được lợi thế của mình.

Nhiều thính giả lần đầu tiên đến với Podcast sẽ không quen và thắc mắc tại sao chúng ta không thể “bình luận” hoặc bày tỏ một thái độ nào đó đối với các chương trình Podcast dễ dàng như trên Youtube, Facebook hay Instagam? Bởi khi chúng ta nắm giữ công cụ được đánh giá quá dễ dàng, đôi khi chúng ta không có trách nhiệm với nó.

2.3.3. Thế giới âm thanh luôn có sức hấp dẫn riêng

Kể từ khi chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện vào năm 1973 [78], thế giới đã thay đổi nhanh và nhiều đến mức con người thôi không còn bất ngờ về mỗi một lần nâng cấp. Sự xuất hiện của các trang mạng xã hội lớn như Facebook, Weibo, Tiktok, Youtube, Twitter,… làm thay đổi mọi thứ trong cuộc sống con người từ chính trị, kinh tế, xã hội đến thói quen sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Sự xuất hiện và phát triển của mạng xã hội đa nền tảng là một yếu tố đáng kể trong việc thay đổi cách thức làm việc của báo chí, truyền thông. Radio truyền thống nằm trong xu hướng vận động không thể tránh khỏi đó. Không thể phủ nhận được mức độ chiếm ưu thế của hình ảnh,

Một phần của tài liệu Phát triển podcast trên ứng dụng di động (khảo sát spotify và apple podcast) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)