Giải pháp kiến nghị đối với các cơ quan báo chí chính thống

Một phần của tài liệu Phát triển podcast trên ứng dụng di động (khảo sát spotify và apple podcast) (Trang 92 - 107)

7. Kết cấu khóa luận

3.3. Giải pháp kiến nghị đối với các cơ quan báo chí chính thống

93

3.3.1. Trả lời câu hỏi: Thính giả của bạn là ai?

Thính giả của radio truyền thống, độc giả của một tờ báo viết hay khán giả của một kênh truyền hình có thể sẽ khác hơn so với thính giả của Podcast. Trước khi các cơ quan báo chí xây dựng kênh Podcast cho riêng mình, hãy đặt câu hỏi “Thính giả của mình là ai?” Đa phần các kênh Podcast của các cơ quan báo chí nổi tiếng trên thế giới đều có những thay đổi gần như toàn diện nội dung và cách thức triển khai để phù hợp với nhu cầu của lớp công chúng họ đang hướng đến. The Guardian xây dựng nhiều kênh Podcast với những nội dung độc lập: “Today in Focus”, “Football Weekly”, “Audio Longreads”, “The Guardian UK: Politic Weekly”, “The Guardian Science Weekly”, “Full Story”, “The Guardian Books Podcast”,… Mỗi một kênh Podcast không thể thâu tóm được tất cả các đối tượng Podcast ở mọi độ tuổi và trình độ. Việc phân chia các lĩnh vực và cách thức thể hiện giúp cho việc thu hút nhiều đối tượng công chúng được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Việc trả lời thính giả của mình là ai giúp cho các cơ quan báo chí có cái nhìn và định hướng cụ thể hơn về tương lai và sự phát triển của Podcast. Từ đó, Podcast không đơn thuần chỉ là sự chuyển thể địa điểm lưu hành, nó còn là cách để thu hút một lượng công chúng mới, tiếp cận với một số đối tượng mới mà loại hình truyền thống của họ chưa làm được. Đây có vẻ như là điều mà Podcast của các kênh phát thanh chính thống ở nước ta chưa làm tốt. Khi họ chỉ mới sử dụng hình thức đăng lại các chương trình đã có sẵn và đã được phát trên radio truyền thống. Chưa có một sự tập trung, định hướng vào cụ thể đến với các đối tượng thính giả của mình, không truyền thông, không thực sự nằm trong một “thẻ chủ đề” cụ thể. Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho sự phát triển của các kênh này đang bị trì trệ.

3.3.2. Xây dựng kênh Podcast phù hợp với thế mạnh của từng cơ quan báo chí

Mỗi một cơ quan báo chí lại có những thế mạnh riêng. Điều này thể hiện rõ trong tôn chỉ hoạt động và thực tiễn các đề tài mà cơ quan đó tập trung vào. Các cơ quan báo chí luôn có những thế mạnh nhất định trong việc xây dựng Podcast. The Daily lấy

94

nguồn tư liệu từ các bài phỏng vấn của các nhà báo The New York Times với nhân vật của mình để xây dựng chương trình Podcast. Dĩ nhiên, các tập Podcast của The Daily đều có những cách triển khai rất riêng và sáng tạo. Nhưng điều đó cũng đủ cho thấy rằng chính những tư liệu trong quá trình tác nghiệp của báo in, báo mạng hay truyền hình cũng là một nguồn thông tin rất quan trọng và quý giá để xây dựng một kênh Podcast thành công.

Kênh Podcast The Guardian UK: Politics Weekly (kênh Podcast của The Guardian) được xây dựng hàng tuần. Đây là kênh cung cấp các thông tin liên quan đến chính trị nổi bật trong tuần. Việc tận dụng nguồn thông tin, tư liệu có sẵn trong quá trình tác nghiệp đối với các loại hình báo chí khác, xây dựng và sáng tạo theo cách của radio vô tình biến nó trở nên khác biệt và hấp dẫn.

Những kênh tin tức tổng hợp hàng đầu có thể phát triển đa dạng các loại chủ đề và hướng đến nhiều nhóm công chúng nhất định. Xu hướng phát triển này có thể nhìn thấy ở các kênh Podcast của The Guardian, BBC hay CNN,… Nhưng việc tận dụng nguồn tư liệu, thông tin và đề tài từ các kênh thông tin truyền thống là vô cùng thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Điều này không tốn nhiều thời gian và chi phí thực hiện mà lại tăng hiệu quả tiếp cận công chúng, mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho công chúng thông qua một hình thức khác dựa trên một nội dung. Thực tế cho thấy các tờ báo mạng và kênh truyền hình trên thế giới đã làm điều này rất tốt, vừa nâng cao uy tín của cơ quan báo chí đó, vừa tạo ra một nguồn thu mới, lại thu hút một lượng lớn công chúng tìm đến.

Mỗi cơ quan báo chí (không chỉ riêng phát thanh) có cơ hội và khả năng rất lớn trong việc xây dựng một kênh Podcast cho riêng mình. Dĩ nhiên, để có được điều này, các cơ quan báo chí cũng cần phải được trang bị kỹ năng và kiến thức về phát thanh và về Podcast để có thể tạo nên những chương trình chất lượng, đủ để cạnh tranh với nhiều kênh Podcast từ các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác. Đây cũng là một vấn đề khó khăn đối với báo chí. Bởi sự tập trung vào quá nhiều lĩnh vực, quá nhiều vấn đề nổi

95

cộm trong xã hội vô tình làm loãng sự tập trung của họ, khiến họ không thực sự biết đối tượng thính giả chính của mình là gì, thế mạnh của mình là gì để tập trung vào. Còn đối với các cá nhân hay tổ chức bên ngoài, họ đã có một định hướng sẵn về một vấn đề mà họ quan tâm, những hiểu biết sâu sắc về một vấn đề chuyên môn giúp họ nhanh chóng tìm được cho mình một chỗ đứng trong cộng đồng Podcast. Vì vậy, việc các cơ quan báo chí tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của mình và trang bị kiến thức để làm phát thanh là điều vô cùng quan trọng, giúp cho kênh Podcast của họ nhanh chóng đạt được thành tựu và đi xa hơn.

Trong khi Podcast đang ở trong buổi đầu của sự phát triển, có rất nhiều cơ hội cho sự sáng tạo. Như đã phân tích ở phần trên, hình thức của một chương trình Podcast rất phong phú. Đó có thể là hình thức độc thoại, phỏng vấn, đàm thoại, phóng sự, Talkshow, kịch,… Các cơ quan báo chí chính thống cũng có thể tận dụng những gì mình có, xây dựng các Format chương trình mới cho kênh Podcast của mình theo những cách riêng.

3.3.3. Phân bổ nhân lực và kinh phí cho việc phát triển Podcast

Nhân lực và kinh phí là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển một kênh Podcast mới. Mặc dù có bản chất và xuất phát điểm là radio truyền thống nhưng Podcast luôn có những đặc trưng, yêu cầu riêng, khác với radio truyền thống. Vì vậy, không thể xem Podcast chỉ giống như một nền tảng để truyền tải mà quên việc đầu tư nhân lực, kinh phí phù hợp để phát triển.

Ví dụ: Thông thường các kênh radio truyền thống sẽ bị hạn chế thời lượng và chủ đề. Khác với Podcast – không bị hạn chế và ràng buộc bởi thời gian và thời lượng của mỗi chương trình, người làm Podcast có thể tùy chỉnh khung chương trình, nội dung, đề tài một cách linh hoạt hơn theo nhiều cách khác nhau. Thông thường các chương trình Podcast hiện nay được xây dựng với thời lượng dài, có những tập Podcast kéo dài 45 phút đến hơn 1 tiếng đồng hồ. Thậm chí có các tập Podcast kéo dài đến vài tiếng đồng hồ nhưng vẫn thu hút rất đông người nghe. Các tập Podcast của The Daily

96

không bị giới hạn thời gian, hay nói đúng hơn không có một khuôn mẫu nào về thời gian cho mỗi tập. Có tập chỉ kéo dài trong vòng 15 phút, nhưng có tập lại kéo dài đến gần 1 tiếng. Điều đó có thể cho thấy rằng, thời gian không còn là vấn đề quá nan giải trong việc xây dựng và điều tiết một chương trình Podcast. Vấn đề thời lượng chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của câu chuyện mà bạn muốn truyền tải và nhu cầu của công chúng mà thôi.

Khi muốn đầu tư nghiêm túc vào Podcast không thể không tập hợp một đội ngũ những người có kinh nghiệm để làm việc này. Họ là những người có kinh nghiệm, kỹ năng thu âm phỏng vấn với chất lượng âm thanh tốt nhất, xử lý hậu kỳ âm thanh, hiểu được những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nói khác với ngôn ngữ viết và ngôn ngữ hình ảnh như thế nào, có định hướng và phát triển một kênh Podcast,… Bởi mỗi một thể loại lại có những đặc trưng riêng, để làm tốt nhiệm vụ của Podcast trong việc truyền tải thông tin và truyền cảm hứng qua mỗi câu chuyện bằng âm thanh luôn cần những tiêu chí nhất định. Những yếu tố đó kết hợp với khả năng tác nghiệp báo chí vốn có của các nhà báo, phóng viên thì kênh Podcast sẽ có nhiều cơ hội phát triển và đi vào lòng công chúng.

Xét riêng về các kênh phát thanh truyền thống cũng có những điểm tương tự. Các kênh radio truyền thống nên thay đổi cách triển khai và không nên bê nguyên các chuyên mục, chương trình lên sóng lên các nền tảng Podcast. Việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về nhu cầu công chúng luôn là công việc đầu tiên mà bất kỳ một chương trình nào mới ra đời đều phải có. Bên cạnh đó, đối với các kênh phát thanh truyền thống cũng cần có những đội ngũ riêng để tập trung phát triển nội dung, phát triển hình ảnh trên Podcast, họ sẽ tìm kiếm những hướng đi mới, chỉnh sửa, thay đổi hoặc xây dựng những chương trình với đặc trưng riêng, phù hợp với công chúng, thính giả trên Podcast.

Mặc dù không thể phủ nhận lợi thế của các cơ quan báo chí khi phát triển Podcast, nhưng những cơ quan này cũng không nên quá xoàng xĩnh với kênh Podcast

97

của mình. Sự chuyên nghiệp và đầu tư công phu luôn là những yếu tố hàng đầu trong các tiêu chí cạnh tranh.

3.3.4. Tìm kiếm KOL cho kênh Podcast

Mặc dù là các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng báo chí và truyền thông luôn có một sức hấp dẫn và lợi thế cạnh tranh đặc biệt nếu như có sự tham gia của các KOL. Đó là lý do các chương trình truyền hình luôn thu hút đông đảo khán giả hơn nếu như trong đó có sự dẫn dắt hoặc tham gia của những người nổi tiếng. Chương trình “Ký ức vui vẻ” đặc biệt thu hút một phần bởi người dẫn chương trình là một Nhà báo – MC kỳ cựu được nhiều người yêu mến – Lại Văn Sâm cùng với các nghệ sĩ nổi tiếng thuộc nhiều lĩnh vực ở nhiều thế hệ. Chuyên mục “Góc nhìn” trên báo VnExpress cũng nhận được niềm tin của đông đảo công chúng khi tác giả của các bài viết trong mục này đa số là những người nổi tiếng – những chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, kiến trúc, nghệ thuật, dân sinh, môi trường, giáo dục,…

Đặc biệt, trong phát thanh, dấu ấn cá nhân giống như linh hồn của các câu chuyện. The Daily của “The New York Times” được xây dựng và thực hiện chính bởi nhà báo chính trị của tờ báo này là Michael Barbaro. Giai điệu trò chuyện và thân mật, ngữ điệu bình dị của Barbaro được cho là một phần lớn tạo nên thành công và tiếng vang của cả chương trình. Anh ta được cho biết là có tiếng “Hm” rất riêng sau mỗi bình luận từ các khách mời. [86] Rất nhiều kênh Podcast nổi tiếng được xây dựng dưới tên của một KOL – họ là các diễn viên, ca sĩ, chính trị gia, những nhà nghiên cứu, người kể chuyện,… Điều này cũng khẳng định được rằng: với những dấu ấn riêng từ người dẫn chương trình là các KOL, kênh Podcast sẽ trở nên thu hút hơn, mức độ tin cậy của thông tin cũng cao hơn.

Các cơ quan báo chí chính thống có thể nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của mình khi có sự tham gia của các KOL. Mặc dù không phải là tất cả, nhưng đó chính là yếu tố quan trọng tạo nên sức bật tuyệt vời, giúp kênh Podcast dễ dang và nhanh chóng định hình được vị thế của mình.

98

Tiểu kết chương 4

Với những kiến thức có được trong quá trình khảo sát, tìm kiếm tài liệu liên quan đến Podcast và phỏng vấn những người làm Podcast, tác giả đã liệt kê một số đề xuất, kiến nghị tới các cơ quan báo chí chính thống tại Việt Nam để có được những hướng đi, những bước phát triển mới trong lĩnh vực Podcast. Một số đề xuất được đưa ra như: Trả lời câu hỏi thính giả của mình là ai, đầu tư xây dựng các kênh Podcast về lĩnh vực thế mạnh của các cơ quan báo chí đó, xây dựng đội ngũ nhân lực làm Podcast chuyên nghiệp và đầu tư chi phí để làm Podcast, nếu có thể hãy mời các KOL tham gia vào các chương trình để tăng độ tin cậy và thu hút cho Podcast.

99

KẾT LUẬN

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự thay đổi là thứ hiếm hoi bất biến. Báo chí, truyền thông không nằm ngoài xu thế vận động chung của thời đại. Trong mỗi một giai đoạn, báo chí và truyền thông muốn tồn tại và phát triển đều phải thay đổi cách thức, nội dung và phương tiện truyền tải để phù hợp với nhu cầu của công chúng. Đó là điều không thể tránh khỏi.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các thiết bị công nghệ, ứng dụng di động đang ngày càng vùng lên mạnh mẽ, làm thay đổi mọi mặt đời sống con người, nó đang thực hiện một cuộc cách mạng hóa trong công nghiệp truyền thông – giải trí. Kèm theo đó, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng đang dần bị bão hòa, mang lại những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đối với tâm lý con người. Podcast với cách tiếp cận đời sống con người bằng âm thanh thuần túy, hạn chế được những rủi ro và mặt trái của môi trường tương tác quá dễ dãi trên mạng xã hội. Tiếp cận với Podcast, thính giả được trải nghiệm với đời sống, nâng cao vốn hiểu biết, giải trí và kết nối với nhiều người hơn theo những cách rất riêng mà chỉ có thế giới âm thanh mới làm được.

Phát triển lên từ radio truyền thống, Podcast vẫn giữ lại những lợi thế tuyệt vời mà radio truyền thống mang lại như tính thân mật, gần gũi, giúp kích thích trí tưởng tượng, có thể tiếp cận thông tin vào những lúc bận rộn,… Hơn thế, nó còn tận dụng được lợi thế từ các ứng dụng di động hiện đại, tạo điều kiện cho thính giả nghe mọi lúc mọi nơi.

Trong khóa luận này, tác giả tập trung chứng minh xu hướng phát triển của Podcast trong thời đại ngày nay với những số liệu cụ thể và uy tín từ các cơ quan báo chí, các đơn vị truyền thông và các cuộc điều tra công chúng hàng đầu thế giới. Thông qua những số liệu và nhiều ví dụ về Podcast trên các kênh nổi bật như Spotify và Apple Podcast, ta sẽ thấy được rõ ràng hơn về xu hướng phát triển của Podcast trong những

100

năm gần đây và trong tương lai. Số lượng người biết đến Podcast, nghe Podcast thường xuyên tăng dần theo các năm, nhiều kênh Podcast được xây dựng với sự sáng tạo và đầu tư công phu hơn về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. Tuy nhiên, cũng như ở phần mở đầu khóa luận tác giả cũng đã khẳng định: những kết quả của ngày hôm nay sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu trong vài năm tới. Khi nhu cầu của con người khác đi, xuất hiện một số nền tảng mới và phương thức làm chương trình mới, chất lượng và mức độ thành công của một chương trình Podcast sẽ được đánh giá lại. Nhưng không phải vì thực tế đó mà chúng ta không tìm hiểu và đánh giá cách thức phát triển của Podcast ở thời điểm hiện tại. Nó sẽ là nền tảng vững chắc cho những bước phát triển, vận động và thay đổi của Podcast trong tương lai.

Để Podcast tiếng Việt có thể bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới, định hình được vị thế của mình trong công nghiệp truyền thông – giải trí trong vài năm tới cần có sự góp sức của rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ của những người làm Podcast. Những chương trình chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của công chúng luôn sống và sớm định hình vị thế của mình dù cho nhiều biến động xảy ra.

Một phần của tài liệu Phát triển podcast trên ứng dụng di động (khảo sát spotify và apple podcast) (Trang 92 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)