Kinh nghiệm giải quyết việc là mở một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu Việc làm và giải quyết việc làm tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình giai đoạn 2013 – 2019 (Trang 26)

1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tại các địa phƣơng

1.3.1.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình

Tiền Hải là một huyện miền biển của tỉnh Thái Bình, nơi đây nổi tiếng với các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và khai thác hoạt động du lịch tại biển Cồn Vành ngoài ra kết hợp với diện tích trồng lúa trên quy mô lớn. Có thể thấy giống với Quỳnh Phụ, diện tích trồng lúa ở Tiền Hải thu hút lượng lớn lao động làm việc đem đến việc làm cho người dân nơi đây. Mặc dù công việc trồng lúa mang tính thời vụ song địa phương đã có những chính sách tạo việc làm cho người dân hợp lý như:

- Tăng cường phát triển ngành nghề truyền thống: Người dân ngoài công việc trồng lúa trên những diện tích đất được giao trên mỗi hộ gia đình thì người dân tranh thủ những lúc thời gian trống có thể hoạt động sản xuất nước mắm. Hằng năm công việc trồng lúa kết hợp với làm nước mắm tạo việc làm cho khoảng từ 500 - 1000 lao động trong độ tuổi từ 50 tuổi trở lên. Hoạt động khuyến khích việc làm cho người dân tại địa phương nhằm giải quyết ổn thỏa

18

công việc cho lượng lao động hạn chế về trình độ chuyên môn, sức khỏe. Ngoài ra, địa phương có những chính sách khôi phục lại những ngành nghề đã dần mai một tại địa phương. Những công việc được khôi phục thu hút lượng lao động tập trung tại các hộ gia đình: mỗi hộ gia đình tạo việc làm cho khoảng 20 - 30 lao động. Chính việc phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương cũng như khôi phục một số ngành đã mai một tạo nên sự thay đổi diện mạo mới, phát triển kinh tế một cách toàn diện.

- Ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản: Công việc nuôi trồng thủy hải sản được người dân kết hợp với hoạt động trồng lúa, nghề truyền thống khiến những người hạn chế về sức khỏe vẫn có thể tiến hành. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất giúp người lao động hăng say với công việc đồng thời tạo cơ hội làm việc cho người ngoài độ tuổi lao động nhưng có mong muốn làm việc.

1.3.1.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

Vũ Thư là một huyện nằm trong địa bàn tỉnh Thái Bình có trục đường liên tỉnh, là nơi các phương tiện giao thông diễn ra sôi động. Người dân địa phương cũng hoạt động trồng lúa nhưng có quy mô nhỏ hơn chủ yếu dành cho những người không có khả năng đi xa công tác hay những người ngoài độ tuổi lao động.

Địa phương có khu di tích lịch sử Chùa Keo - địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại địa phương. Bằng những chính sách thu hút khách du lịch cũng như nâng cấp, tôn tạo địa điểm tham quan mà một vài năm trở lại đây hoạt động du lịch phát triển mạnh. Theo đánh giá GDP của ngành dịch vụ huyện Vũ Thư chiếm 48,21% trong tổng GDP của nền kinh tế huyện. Việc tập trung hoạt động du lịch giúp tạo việc làm cho người dân địa phương triển khai các công việc như: buôn bán, cho thuê trọ, phục vụ sắp lễ, coi xe,… Đây chính là điểm mới mà huyện Quỳnh Phụ có thể tham khảo bởi Quỳnh Phụ cũng là địa

19 điểm có nhiều điểm du lịch tâm linh uy tín.

Hướng đi đổi mới trong ngành du lịch đem lại sự thay đổi cho địa phương trong một vài năm trở lại đây. Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch cũng như phát triển gieo trồng trên diện tích canh tác đã giải quyết triệt để vấn đề giải quyết việc làm cho người dân địa phương nơi đây. Đặc biệt, việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô xí nghiệp đẩy mạnh quá trình tạo việc làm cho người lao động tại địa phương và những khu vực lân cận.

1.3.1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tại huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.

Huyện Kim Thành là một trong những địa phương có sự phát triển kinh tế vượt bậc tại Hải Dương - là điểm sáng trong việc xây dựng kinh tế, tạo môi trường làm việc ổn định cho người nông dân. Cũng giống như Quỳnh Phụ, địa phương là nơi tập hợp nhiều doanh nghiệp may mặc, sản xuất vừa và nhỏ mang đến việc làm cho người dân địa phương. Vài năm trở lại đây, địa phương đã có những bước tiến rõ rệt nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động:

- Thu hút đầu tư: Với nhiều chính sách ưu đãi cùng việc tạo hành lang pháp lý ổn định, những năm qua số doanh nghiệp đầu tư vào Kim Thành tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 1000 doanh nhiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau mang đến cơ hội việc làm lớn cho địa phương. Các doanh nghiệp đang tạo việc làm cho khoảng 6000 - 7500 người và mỗi năm đều có nhu cầu tuyển thêm khoảng 2000 lao động bổ sung.

- Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở: Địa phương tu sửa, đổi mới nhiều cơ sở hạ tầng như điện, đường,… tạo điều kiện tốt cho người lao động, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường an toàn, lành mạnh. Các khu công nghiệp nhanh chóng được thành lập với kĩ thuật hiện đại cùng việc lưu

20

thông thuận tiện giúp các khu công nghiệp hoạt động hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất. Các cụm công nghiệp được mở rộng thúc đẩy hoạt động phát triển của địa phương theo mô hình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà còn tạo cơ hội làm việc cho người lao động ở bất cứ độ tuổi nào nếu có nhu cầu làm việc.

- Chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực: Địa phương cũng tạo điều kiện cho những người con của quê hương có điều kiện trở về địa phương công tác bằng những chính sách đãi ngộ hợp lý. Địa phương kết hợp với các khu công nghiệp mang đến cơ hội việc làm cho những người có trình độ chuyên môn, học hàm, học vị cao vào những vị trí phù hợp với khả năng của mình. Cách thức triển khai đó giúp Kim Thành thu hút được lượng lớn nhân tài phục vụ cho quê hương đồng thời giải quyết tốt vấn đề việc làm cho những người có trình độ cao nhằm tránh lãng phí nhân tài.

1.3.2. Những bài học kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu các địa phƣơng phƣơng

Từ những kinh nghiệm quý báu trong công tác tạo việc làm và giải quyết việc làm tại các địa phương vận dụng vào điều kiện cụ thể của huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình là cần tập trung phát triển kinh tế để tạo việc làm cho người lao động, cụ thể như sau:

- Phải tạo việc làm cho người lao động tại địa phương bằng chính điểm mạnh, tiềm năng vốn có như duy trì phát triển nông nghiệp, khôi phục những ngành nghề truyền thống,.. tránh chạy theo những mô hình kinh tế mới vượt ngoài khả năng hoàn cảnh kinh tế của địa phương.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp vì đây là khu vực tạo nhiều việc làm và việc làm có chất lượng.

- Thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch lồng ghép các hoạt động văn hóa nhằm thu hút lượng khách du lịch ghé thăm.

21

- Thúc đẩy quá trình xuất khẩu lao động thông qua chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động hoặc hỗ trợ công việc khi xuất khẩu lao động trở về.

- Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực của địa phương thông qua các biện pháp nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn kĩ thuật; nâng cao nhận thức học nghề để nâng cao trình độ văn hóa ở mỗi lao động; thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, đảm bảo môi trường làm việc ổn định cho lao động giúp người lao động có sức khỏe tốt góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thể lực nguồn nhân lực. Cần có sự kết hợp giữa phát huy nguồn nhân lực đi kèm với thu hút nguồn nhân lực. Việc thu hút nguồn nhân lực có thể thực hiện bằng cách: đảm bảo mức thu nhập ổn định; tạo môi trường làm việc an toàn; có chính sách hỗ trợ với nguồn nhân lực hợp lý; tạo điều kiện phát triển cho những nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn làm việc ở vị trí thuận tiện; thu hút con em quê hương về công tác bằng những đãi ngộ cao.

Bên cạnh đó, trên cơ sở chương trình mục tiêu quốc gia về tạo việc làm gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tạo nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động. Tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các cá thể, tổ chức, doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư. Khuyến khích người lao động tự do làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật.

Ngoài ra, thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, dạy nghề gắn với phát triển thị trường lao động đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để công tác tạo việc làm có hiệu quả thì các cơ quan quản lý cần xác định tạo việc làm và giải quyết việc làm là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cần có chính sách hỗ trợ tạo việc làm hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân

22 sách địa phương.

23

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN

2013 - 2019

2.1. Khái quát về huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và khí hậu

Quỳnh Phụ là một trong số 7 huyện của tỉnh Thái Bình được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ hai huyện Quỳnh Côi và huyện Phụ Dực vào năm 1969. Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số huyện Quỳnh Phụ là 390.340 người bao gồm 2 thị trấn là thị trấn Quỳnh Côi, thị trấn An Bài cùng 35 xã. Huyện Quỳnh Phụ nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Bình có diện tích 209,6 km2. Quỳnh Phụ được đánh giá là ngã ba ranh giới giữa tỉnh Hưng Yên và Hải Dương với hai tỉnh Hải Dương, Hải Phòng. Nơi đây có các vị trí tiếp giáp cụ thể như:

- Phía Đông Nam giáp huyện Thái Thụy - Phía Nam giáp huyện Đông Hưng. - Phía Tây Nam giáp huyện Hưng Hà.

- Phía Tây giáp huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên.

- Phía Tây Bắc giáp các huyện Ninh Giang và Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

- Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng).

Quỳnh Phụ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm tại Quỳnh Phụ đạt là 25,5 °C; số giờ nắng trong năm: 1.600 - 1.800 giờ; độ ẩm tương đối trung bình: 85 - 90%.

24

- Tài nguyên đất: Theo số liệu kiểm kê đất đai tính đến ngày 31/12/2019 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 20998,5 ha trong đó đất nông nghiệp là 14655,43 ha, đất phi nông nghiệp 6302,50 ha còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 40,57 ha. Đất đai của địa phương được đánh giá có độ phì nhiêu đồng thời nằm trong vùng có truyền thống và trình độ thâm canh lúa nước, điều kiện sinh thái thích hợp thuận lợi cho việc phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi đem lại năng suất cao.

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt từ 2 con sông Hóa, sông Luộc cùng hệ thống sông, kênh, mương, ao hồ chứa nước với mật độ tương đối lớn, cung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt cho dân cư trong huyện. Nguồn nước ngầm có tiềm năng mở rộng khai thác trên diện rộng để phục vụ nhu cầu nước sạch của người dân.

- Tài nguyên nhân văn: Huyện Quỳnh Phụ là nơi có nhiều địa danh gắn liền với các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc từ thời Hai Bà Trưng cho đến thời Lý, Trần,…và sau này là chống Pháp, Mỹ. Cho đến nay trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia như: lễ hội làng La Vân - Quỳnh Hồng, đền Đồng Bằng - An Lễ, khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần A Sào và Bến Tượng - An Thái, lễ hội làng Rọc - An Dục. Trong thời kỳ hiện nay, bên cạnh việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc nhân dân địa phương tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa hiện đại thông qua hệ thống truyền thông và các hình thức tuyên truyền của Đảng, Nhà nước nhằm nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần đổi mới trong nếp sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2013 - 2019 với sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy - HĐND - UBND thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

25

có chuyển biến tích cực đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2019 ước tính đạt 10539,92 tỷ đồng tăng 17,21% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất các ngành nông - lâm - thủy sản ước tính đạt 7.447,62 tỷ đồng tăng 12,56%; giá trị sản xuất khu công nghiệp đạt 3.092,3 tỷ đồng tăng 30,15%.

Các mô hình trang trại, cánh đồng lớn phát triển vượt bậc đem lại việc làm, nguồn thu lớn cho nhân dân địa phương. Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân đạt 19.098 ha trong đó diện tích lúa xuân đạt 11.409 ha. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao với 1.058 ha diện tích nuôi trồng và 337 lồng bè nuôi cá sản lượng đạt 5.800 tấn/năm. Ở lĩnh vực chăn nuôi, cơ cấu đàn vật nuôi thay đổi rõ rệt, phát triển mạnh lợn nái, lợn siêu nạc mang đến doanh thu bình quân đạt 1,5 - 1,8 tỷ đồng/trang trại.

Thu nhập GDP bình quân trên đầu người đạt sự tăng trưởng chóng mặt trong giai đoạn 2013 - 2019 được thể hiện cụ thể qua biển đồ sau đây:

Nguồn: Phòng hành chính – tổng hợp huyện Quỳnh Phụ

28,1 29,06 31,42 34,58 36,72 37,5 45,9 0 10 20 30 40 50

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu 2.1: Thu nhập bình quân đầu ngƣời huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013 - 2019

26

Nhận xét: Thông qua biểu đồ số liệu có thế thấy thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2013 – 2019 năm sau cao hơn năm trước. Các năm đều có mức tăng ổn định nhưng từ năm 2018 – 2019 thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh nhất với con số lên đến 8,4 triệu đồng/năm. Lý giải cho quá trình tăng trưởng vượt bậc của địa phương đó là việc phát huy tối đa những thế mạnh trong ngành nông nghiệp đồng thời kết hợp cùng quá trình đầu tư, mở rộng sản xuất của các khu công nghiệp tạo nên việc làm mới, tăng thêm thu nhập cho lao động địa phương.

Trong những năm trở lại đây cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ có bước chuyển biến mạnh mẽ với cơ cấu các ngành có sự thay đổi rõ nét. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ từng bước được nâng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp có dấu hiệu suy giảm những vẫn đống vai trò là ngành phát triển kinh tế chủ đạo của địa phương đồng thời mang lại thu nhập ổn định, việc làm lớn cho nhân dân trên địa bàn huyện. Bảng đánh giá cơ cấu các

Một phần của tài liệu Việc làm và giải quyết việc làm tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình giai đoạn 2013 – 2019 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)