70
đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các làng nghề đã tạo cơ hội cho các hoạt động dịch vụ ở địa phương mở rộng quy mô hoạt động, tăng cơ hội việc làm cho mọi đối tượng lao động. Đẩy mạnh quá trình phát triển làng nghề truyền thống là cơ hội tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà quan trọng hơn đó là giải quyết việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn đang dần bị thu hẹp, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn chiếm tỷ lệ cao nên giải quyết việc làm cho lao động địa phương trở nên cấp bách và đòi hỏi sự đa dạng trong các làng nghề. Để phát triển làng nghề truyền thống phụ nhiều yếu tố khác nhau nhưng yếu tố quan trọng đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy thế mạnh nội lực của địa phương. Việc này khắc phục tình trạng thất nghiệp tạm thời của người dân trong thời gian nông nhàn. Một khi làng nghề truyền thống phát triển sẽ tạo nên đội ngũ có tay nghề và những lớp nghệ nhân mới đưa địa phương vào quá trình hội nhập kinh tế. Các biện pháp cần thực hiện:
- Phát triển bền vững các làng nghề đã có đồng thời có các chính sách hỗ trợ các làng nghề tiếp tục phát triển.
- Xây dựng làng nghề gắn với hoạt động du lịch vừa thúc đẩy quảng bá hình ảnh của địa phương vừa thúc đẩy hoạt động du lịch mở ra cơ hội việc làm mới cho lao động địa phương.
- Huy động các nguồn vốn, cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn theo kế hoạch hàng năm. Tăng cường vốn giải quyết việc làm để tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để từng bước mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
- Tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trên toàn địa bàn huyện để mọi
71
người hiểu và ủng hộ sử dụng sản phẩm của địa phương mình theo đúng phương châm: “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
- Quy hoạch làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững.
- Thu hút, di chuyển các cơ sở sản xuất trong làng nghề, khu vực dân cư nông thôn hạn chế về mặt bằng sản xuất, hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường chuyển ra khu sản xuất tập trung.
- Thường xuyên mở ra các buổi hội nghị tôn vinh làng nghề truyền thống nhằm thúc đẩy người dân tích cực làm việc đồng thời tạo động lực cho nếp sống văn hóa nông thôn.
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho ngƣời lao động
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo. Không chỉ có đạo đức, sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tạo điều kiện cho người đào tạo nghề khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề các trung tâm cần đặt ra mục tiêu: đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề. Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc. Các biện pháp trước mắt để hoàn
72
thiện công tác đào tạo nghề cho người lao động đó là:
- Đối với cở sở dạy nghề cần huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập, các nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, cá nhân điển hình sản xuất giỏi... tham gia dạy nghề.
- Cơ sở dạy nghề cần đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo: chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhận thức của từng đối tượng lao động, áp dụng thực tế để khi hoàn thành khóa học, học viên có kỹ năng thực hành.
- Địa phương cần tăng cường công tác tư vấn giúp cho lao động lựa chọn các hình thức học nghề, cơ cấu ngành nghề cần học và phương thức tự tạo việc làm phù hợp với bản thân mình; đồng thời giới thiệu những điển hình cá nhân và tập thể tiên tiến, những mô hình làm hay, làm tốt về dạy nghề gắn với việc làm được tuyên truyền, quảng bá và nhân rộng, góp phần đạt được các mục tiêu chung về chất lượng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NLĐ.
- Các cấp chính quyền cần tăng cường công tác tư vấn giúp cho lao động lựa chọn các hình thức học nghề, cơ cấu ngành nghề cần học và phương thức tự tạo việc làm phù hợp với bản thân mình; đồng thời giới thiệu những điển hình cá nhân và tập thể tiên tiến, những mô hình làm hay, làm tốt về dạy nghề gắn với việc làm được tuyên truyền, quảng bá và nhân rộng, góp phần đạt được các mục tiêu chung về chất lượng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NLĐ.
- Tạo điều kiện để người lao động sau khi học nghề có thể tiếp cận các nguồn vốn để xây dựng kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện để họ thuê đất, thuê mặt bằng, hỗ trợ các dịch vụ, công nghệ để hành nghề sau khi đã đào tạo.
73
Để phát triển thị trường lao động giai đoạn mới 2020 - 2025 cần thể hiện rõ quan điểm: phát triển thị trường lao động phải đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bền vững, hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế huyện gắn với phát triển con người. Trong quá trình phát triển phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Trang bị hệ thống thông tin điện tử đồng bộ, hiện đại để thiết lập sàn giao dịch việc làm, tạo cơ sở vật chất đồng bộ hơn.
- Phân bố lao động hợp lý, phân chia và điều tiết thu nhập, phân tán và hạn chế rủi ro nhằm phân phối công bằng hơn những thành quả đạt được của tăng trưởng cho mọi người.
- Cần đẩy mạnh gắn kết cung - cầu lao động, phát triển đồng bộ hệ thống định hướng nghề nghiệp với hệ thống dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động; nâng cao nhận thức của mọi đối tượng lao động về thị trường lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường lao động.
3.2.6. Tăng cƣờng hoạt động xuất khẩu lao động tạo thêm nhiều việc làm mới
Nhu cầu xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện trong vài năm trở lại đây trở nên cấp bách và diễn ra phổ biến. Do đó việc tạo điều kiện để người dân địa phương có cơ hội việc làm thông qua hình thức xuất khẩu lao động được quan tâm hơn bao giờ hết. Mục tiêu hướng tới trong quá trình xuất khẩu lao động đó là: xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng, khai thác thị trường mới nhiều tiềm năng như Đức, Nhật,…; tiếp tục duy trì các thị trường lao động truyền thống phù hợp với đặc điểm lao động của huyện. Để đạt được những mục tiêu đó thì vấn đề cần thực hiện của địa phương đó là:
- Đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã/ thị trấn với các đơn vị xuất khẩu lao động nhằm đưa được nhiều lao động sang làm việc đồng thời có những
74
công việc mang lại thu nhập cao, đảm bảo sức khỏe cho lao động tại địa phương. - Thu hút những người có nhu cầu xuất khẩu lao động đồng thời cung cấp cho họ những hiểu biết, thông tin, yêu cầu về pháp luật đối với các môi trường khi tham gia xuất khẩu lao động.
- Cần có đội ngũ tư vấn về xuất khẩu lao động đến từ địa phương và các doanh nghiệp để hộ trợ những thắc mắc, vấn đề gặp phải của người lao động. Đồng thời cung cấp cho họ những thông tin chính xác, an toàn mang tính xây dựng để người dân nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình.
- Khi lao động địa phương xuất khẩu lao động trở về cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời, chính sách tạo việc làm để họ yên tâm thực hiện xuất khẩu lao động.
3.2.7. Đẩy mạnh mô hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết lƣợng lao động dƣ thừa của địa phƣơng
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trụ sở đóng trên địa bàn huyện góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương cũng như mang đến khối lượng công việc khổng lồ cho người dân trên địa bàn huyện. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước mắt cần tiếp tục phát triển thêm về số lượng đồng thời đáp ứng đầy đủ về mặt bằng sản xuất. Nhiệm vụ của địa phương đối với công tác phát triển mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn tới là:
- Rà soát, phân loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ theo các lĩnh vực ngành sản xuất, tổng hợp số lượng lao động tại các doanh nghiệp đó để có những biện pháp quản lý, tạo điều kiện thuận lười để phát triển doanh nghiệp.
- Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, minh bạch trong các quyết định chính sách, công khai quy hoạch phát triển, tạo môi trường phát triển bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Thực hiện tốt các đề án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thủ tục đầu tư trong việc cấp phép đất đai, mở rộng sản xuất, thu hút
75 các nhà đầu tư uy tín trên địa bàn huyện.
- Địa phương cần hỗ trợ việc tiếp cận tài chính, tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, dễ dàng tiếp cận với những máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đạit rong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa.
- Thường xuyên có những buổi gặp mặt, giao lưu, khen thưởng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện nhằm tạo không khí phấn khởi trong đại bộ phận doanh nghiệp. Một mặt cho thấy sự quan tâm, nhiệt tình của các cấp quản lý địa phương đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Ngoài ra có thể giúp doanh nghiệp kíp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khắn cua rmình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
76
KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ lý luận đã được hệ thống hóa và có thể vận dụng vào xem xét đối với bối cảnh nền kinh tế cấp huyện trong quá trình hội nhập kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Công tác tạo việc làm cho người lao động huyện Quỳnh Phụ đã có những kết quả tốt đẹp mang lại diện mạo mới cho địa phương trong quá trình phát triển kinh tế gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới. Điểm nổi bật đó là phát triển các khu công nghiệp để tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút lao động từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp. Mặc dù vậy, tôi cũng đã phát hiện ra những hạn chế trong các chính sách tạo việc làm của huyện, như trong phát triển các doanh nghiệp để tạo ra việc làm tốt hơn; quy mô xuất khẩu lao động vẫn còn thấp, thị trường lao động chưa linh hoạt, vẫn chưa góp phần thúc đẩy được việc hỗ trợ các thông tin về việc làm cho người lao động, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của thị trường lao động. Công tác đảm bảo sức khỏe, môi trường làm việc cho người lao động vẫn mang tính hình thức, chưa thực sực đi sâu, nghiên cứu triệt để. Các lớp học nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn chưa thu hút lao động tham gia nếu có tham gia chỉ mang tính số lượng không đảm bảo về mặt chất lượng.
Tạo việc làm đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách đồng bộ và sự kết hợp của các chủ thể bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và chính bản thân NLĐ. Do vậy vấn đề tạo việc làm phải được xã hội hoá, đó là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội và của tất cả người lao động. Mọi tổ chức xã hội, mọi cá nhân đều phải năng động, sáng tạo, tích cực học tập, chủ động tìm việc làm dưới mọi hình thức khác nhau theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng đưa ra những sáng kiến mới, cách thức tiếp cận mới nhằm thu hút các nhà đầu tư đến mở rộng sản xuất, tạo ra việc làm cho lao động địa phương.
77
Các vấn đề giải quyết việc làm huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013 - 2019 đã đáp ứng phần nào sự phát triển mạnh mẽ của địa phương trong giai đoạn mới. Đứng trước những thách thức đã đặt ra địa phương đã giải quyết đồng nhất các vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Trên cơ sở đó thì luận văn đã đề xuất được các giải pháp về các chính sách tạo việc làm cho người lao động huyện để công tác tạo việc làm đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Bùi Xuân An (2005), Giải quyết việc làm ở Thái Bình, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình
3. Ngô Như Cát (2005), Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới lao động nông nghiệp, Tạp chí Kinh tế và phát triển 4. TS. Trần Đình Chín, ThS. Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho
người lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Phạm Đức Chính (9/2005) - Lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất nghiệp trong các học thuyết kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Nguyễn Thị Hằng (2003), Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, Tạp chí cộng sản, số 4 và 5.
8. Phạm Thị Hoàn (2011), Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động - Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Thương mại Hà Nội.
9. Lâm Thị Thu Huyền (2011), Những vấn đề pháp lý cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
10. Niên giám thống kê sở lao động thương binh xã hội huyện Quỳnh Phụ, năm 2010 - 2015 và 2016 - 12/2019.
79
11. Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2015