2.1.1.1. Quy mô việc làm và lao động tại địa phương
* Phân theo các ngành nghề truyền thống
Mặc dù nông nghiệp là thế mạnh của địa phương song ngành nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ đặc biệt trong quá trình tạo việc làm cho người dân địa
33
phương. Giai đoạn 2013 - 2019 mô hình phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương được coi là bước tiến trong công tác quản lý, giải pháp quan trọng ở việc đáp ứng việc làm. Hiện nay ở Quỳnh Phụ có khoảng 40 làng nghề truyền thống như làng nghề dệt chiếu (xã An Dục, An Vũ), nấu rượu (xã An Tràng, Quỳnh Minh,…), làm bánh đa (Đông Hải),…thu hút trên 25.000 lao động mang đến thu nhập cho người dân từ 2 - 4 triệu đồng/người/tháng. Một số làng nghệ tiêu biểu có thể nhắc đến như dệt chiếu được xem là một nghề mưu sinh phổ biến của người dân khu An huyện Quỳnh Phụ với một số địa phương tiêu biểu như An Dục, An Vũ, An Tràng,…Ngày xưa người dân đã chuẩn bị từ con đay, cây cỏ để dệt nên những lá chiếu với từng kích thước khác nhau tạo nên thu nhập ổn định. Nghề dệt chiếu bằng tay hiện nay vẫn còn phổ biến với 400 hộ gia đình tạo việc làm cho những người lao động không có đủ sức khỏe để làm những công việc nặng nhọc, di chuyển xa, đòi hỏi sức khỏe tốt. Công việc dệt chiếu bằng tay mang lại việc làm cho khoảng 800 người với mức thu nhập từ 2.000.000đ - 3.000.000đ/người/tháng.
34
Nguồn: Ảnh dệt chiếu thủ công tại thôn Bình Minh, xã An Dục
Trong những năm trở lại đây nhờ ứng dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến, việc dệt chiếu đã bớt vất vả hơn trước do có máy móc đưa vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hơn mà vẫn đảm bảo việc làm cho người dân địa phương. Hiện nay trên toàn huyện có khoảng 6 cơ sở dệt chiếu bằng máy công nghiệp với số lượng khoảng 40 máy. Dệt chiếu cói áp dụng công nghệ hiện đại mang lại thu nhập bình quân đầu người đạt 23.000.000đ/người/năm. Đặc biệt việc
35
ứng dụng máy móc trong sản xuất mang lại việc làm cho 560 lao động trực tiếp tại xưởng và 300 lao động vệ tinh mang sản phẩn về nhà hoàn thiện.
Nguồn:Ảnh máy dệt chiếu tại thôn Vọng Lỗ, xã An Vũ
Bánh đa là món ăn quen thuộc của người dân địa phương nói chung và là sản phẩm xuất hiện trong mỗi tô phở trên cả nước. Làng Dụ Đại xã Đông Hải đã có bước vươn mình rõ rệt đối với nghề làm bánh đa. Với khoảng 80% hộ gia đình tại địa phương phát triển nghề bánh đa mang đến công việc ổn
36
định, không cần đi làm ăn xa. Mặt khác ngày nay việc đưa máy móc hiện đại vào các công đoạn sản xuất bánh đa giúp người lao động thực hiện công việc nhanh hơn, tiết kiệm sức khỏe mà còn mang lại thu nhập khoảng 8.000.000 - 9.000.000đ/tháng/hộ gia đình. Các ngành nghề truyền thống ứng dụng máy móc trong quá trình sản xuất giúp khối lượng sản phẩm làm ra được nhiều nhưng cũng thu hẹp công việc của một số lao động trên địa bàn huyện.
*Nông nghiệp thâm canh, xen canh
Song song với các mô hình phát triển những ngành nghề truyền thống của địa phương thì các hộ gia đình vẫn tăng gia sản xuất, phát triển nông nghiệp tạo một khối lượng việc làm lớn cho người dân địa phương. Người dân địa phương vẫn duy trì cấy lúa với 2 vụ/năm mà không để đồng ruộng bỏ hoang. Các diện tích đất không thể canh tác người dân địa phương chuyển đổi sang mô hình trồng cây hoa màu vừa mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo việc làm ổn định cho người dân. Giai đoạn 2013 - 2019 ngành nông nghiệp địa phương hoạt động mạnh mẽ với sản lượng lúa ngày càng tăng kết hợp với mô hình cánh đồng mẫu lớn với giống cây trồng năng suất như ngô, khoai, lạc, hành, tỏi,…Bên cạnh đó mô hình vườn ao chuồng hoạt động tích cực với nhiều giống vật nuôi chất lượng mang lại giá trị kinh tế cao. Một số bộ phận lao động tại Quỳnh Phụ không tham gia vào các khu công nghiệp hoặc đi làm ăn xa nhưng nhờ hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực nông nghiệp đã đem đến việc làm ổn định, tinh thần hăng say xây dựng kinh tế. Đây được đánh giá là điểm sáng nổi bật trong công tác tạo việc làm cho lao động địa phương dựa trên các tiêu chí đánh giá quá trình nông thôn mới.
Bên cạnh đó các hình thức tạo việc làm trong hoạt động nông nghiệp thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh. Vì nhu cầu đầu ra của các mặt hàng nông sản cũng như các giống vật nuôi mà các chợ đầu mối được hình thành. Các hình thức chung chuyển hàng hóa, giao lưu buôn bán được
37
đẩy mạnh. Người dân có thể kết hợp hoạt động tăng gia sản xuất với các hoạt động giao lưu buôn bán tạo cảm giác “ làm không hết việc”. Thêm vào đó cơ cấu việc làm của lao động có sự chuyển biến rõ rệt, lượng việc làm dồi dào đáp ứng cho đại đa số lao động của địa phương. Chỉ tính riêng ngành nông nghiệp mang đến việc làm cho khoảng 50.000 việc làm cho người dân địa phương phù hợp với mọi lứa tuổi trong độ tuổi lao động. Người dân địa phương vừa sản xuất nông nghiệp vừa có thể phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương.
Nguồn: Ảnh cánh đồng lớn trồng hoa màu tại xã Quỳnh Hải
Năm 2019 với số lượng việc làm cho người lao động được đáp ứng, ngành nông nghiệp đạt được một số thành tựu: diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân đạt 19.098 ha, diện tích cây màu xuân 1.184 ha, năng suất lúa xuân đạt 71,95 tạ/ha, diện tích lúa mùa 11.002,94 ha, diện tích cây màu hè thu đạt
38
2.100. Cây vụ đông đã gieo trồng khoảng 2.000 ha, trong đó ớt 800 ha, ngô 600 ha, dưa, bí và rau màu khác 600 ha. Những thành tựu đạt được cho thấy Quỳnh Phụ đã triển khai thành công mô hình phát triển ngành nghề truyền thống kết hợp với sản xuất nông nghiệp vừa tạo việc làm cho lao động địa phương vừa phát triển ổn định kinh tế. Mô hình xem canh, thâm canh tăng vụ một mặt giúp đất đảm bảo độ phì nhiêu, màu mỡ mà mang đến cho người dân thu nhập ổn định. Nếu trước kia chỉ trồng 2 vụ lúa trong năm sau đó đất bỏ hoang, không sử dụng vào hoạt động sản xuất như vậy hoàn toàn lãng phí. Chính hoạt động kết hợp trong lĩnh vực nông nghiệp mang đến diện mạo mới cho địa phương cũng như cung cấp khối lượng việc llàm khổng lồ cho lao động địa phương.
Bảng 2.4: Bảng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ƣớc tính năm 2019 Lĩnh vực Giá trị ƣớc tính (tỷ đồng) So với kế hoạch Tăng/Giảm(%) Trồng trọt 1.430,2 78,42% +1,75% Chăn nuôi 899 62,18% -6,39% Nuôi trồng thủy sản 104,8 77,29% +4,7%
Nguồn: Phòng hành chính – tổng hợp huyện Quỳnh Phụ
Theo bảng số liệu, tỷ trọng ước tính ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn tăng ở mức ổn định lần lượt là 1,75% và 4,7%. Điều này tạo cơ hội việc làm lớn cho người dân địa phương hoạt động sôi nổi ở hai lĩnh vực này. Tuy nhiên tỷ trọng ngành chăn nuôi ước tính giảm 6,39%, sở dĩ giá trị sản xuất ngành chăn nuôi thụt giảm bởi khoảng thời gian này ngành chăn nuôi bị dịch tả lợn châu Phi tác động. Vấn đề này có tác động lớn tới quá trình làm việc của
39
người dân địa phương. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp hỗ trợ vốn kịp thời của địa phương mà việc tái đàn diễn ra nhanh chóng. Công việc của người dân trở lại với quỹ đạo bình thường, không bị hoang mang, xúc động trước sự thay đổi đột ngột đó. Có thể thấy mô hình phát triển ngành nghề truyền thống mang lại lượng việc làm cho người lao động mặt khác vấn đề việc làm được đánh giá ở mức ổn định, không có nhiều biến động về quy mô làm việc.
* Phân theo các cụm công nghiệp
- Xuất hiện nhiều khu công nghiệp, các ngành nghề may mặc mang đến chuyển dịch mạnh mẽ trong nghành kinh tế của địa phương. Giai đoạn 2013 – 2019 tỷ trọng hộ kinh doanh nông nghiệp giảm 24,82%; tỷ trọng kinh doanh công nghiệp và xây dựng tăng 15,63%, tỷ trọng hộ kinh doanh dịch vụ tăng 1,63%. Có thể thấy việc xuất hiện các cụm công nghiệp vừa mang đến việc làm cho người dân địa phương mà còn chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện tại, Quỳnh Phụ hình thành khu công nghiệp chuyên nông nghiệp với diện tích 250ha do liên doanh Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải và Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đến đầu tư. Ngoài ra, trên địa bàn Quỳnh Phụ còn có 5 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 250ha gồm CCN Đông Hải, CCN Quỳnh Côi, CCN Quỳnh Giao, CCN Ninh Quý, CCN Đồng Tiến. Trong đó, CCN Đồng Tiến phát triển mạnh nhất với 16 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ yếu là xay xát đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, tạo việc làm cho hơn 500 lao động. CCN Quỳnh Giao cũng đã thu hút được 15 doanh nghiệp đến đầu tư với đa dạng các ngành nghề như may mặc, đồ gỗ, tạo việc làm cho 700 công nhân. Ở CCN Quỳnh Côi mặc dù chỉ có hơn 30ha thu hút 3 nhà đầu tư song các doanh nghiệp lại có quy mô tương đối lớn, điển hình như Công ty TNHH Sao Vàng - Chi nhánh Quỳnh Phụ có 6.000 công nhân làm việc với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt với số
40
lượng khoảng 350 doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư, trong đó có khoảng 320 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ song hoạt động tương đối ổn định, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động đóng góp khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện.
Theo số liệu thống kê tình hình phát triển 6 tháng cuối năm 2019 thì các cụm công nghiệp có mức độ phát triển khá. Các doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh các hoạt động sản xuất ngay từ đầu năm và đạt gần 75% kế hoạch năm, một số ngành có sản lượng tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước như: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất sản phẩm da, giả da, may xuất khẩu, đặc biệt năm 2019 đã có thêm sản phẩm xe sợi của Công ty Hương Sen comfor … Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào huyện, 9 tháng đầu năm đã tiếp thu 26 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 8.961 tỷ đồng, thuê 327ha đất, đăng ký sử dụng 37.000 lao động . Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 8.886,3 tỷ đồng, đạt 80,35% kế hoạch, tăng 25,78% so với cùng kỳ năm trước.
Các cụm công nghiệp có sự nhảy vọt cùng bước tiến quan trọng tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay bên cạnh việc phát triển kinh tế của địa phương chính là các vấn đề đảm bảo sức khỏe cho người lao động cũng như vấn đề bảo vệ môi trường. Các cụm công nghiệp vấn còn thờ ơ trong công tác bảo vệ môi trường khi xử lý trực tiếp rác thải, khỏi bụi ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lao động của địa phương. Thêm vào đó môi trường làm việc cho người lao động tại các khu công nghiệp chưa được đảm bảo. Mặc dù người lao động được đáp ứng việc làm ổn định đem lại thu nhập cao nhưng vấn đề đảm bảo sức khỏe cho người lao động vẫn chưa được doanh nghiệp quan tâm. Vì vậy việc phát triển các cụm công nghiệp nhằm mang đến khối lượng việc làm khổng lồ cho lao động
41
địa phương nhưng cũng cần gắn với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho chính lao động của doanh nghiệp mình
2.2.1.2. Chất lượng lao động tại địa phương
* Trình độ chuyên môn - kỹ thuật
Theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật tại Quỳnh Phụ lao động được phân chia thành lao động chưa qua đào tạo và lao động đã qua đào tạo. Người có việc làm qua đào tạo là những nhóm người được đào tạo chính quy qua trường lớp dạy nghề bởi các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề ngoài nhà trường hoặc tự học,…thừa nhận bởi các quy định hiện hành. Người có việc làm chưa qua đào tạo được hiểu là những người chưa có bất kỳ văn bằng hoặc chứng chỉ nghề nào đặc biệt thực tế không đảm nhận một công việc nào đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật kinh nghiệm chưa đủ 3 năm.
Do đó trình độ chuyên môn của huyện Quỳnh Phụ được thống kê ước tính dựa trên nhũng quy định hiện hành của pháp luật cùng với bối cảnh cụ thể của địa phương thông qua bảng so sánh sau:
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn – kỹ thuật huyện Quỳnh Phụ qua các năm 2013 – 2016 - 2019
Đơn vị: người
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2016 Năm 2019
Chƣa qua đào tạo 66.631 69.997 71.680
Sơ cấp nghề 16.742 19.094 22.508
Trung cấp chuyên nghiệp 3.465 4.958 5.448
Cao đẳng 1.665 2.590 2.796
Đại học trở lên 1.932 2.613 2.939
Nguồn: Phòng LĐ thương binh - xã hội huyện Quỳnh Phụ
42
Xét về trình độ chuyên - kỹ thuật lao động huyện Quỳnh Phụ trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ chưa qua đào tạo ngày càng giảm, đồng nghĩa với tỷ lệ qua đào tạo ngày càng cao. Người lao động đã qua đào tạo ở trình độ sơ cấp nghề, công nhân kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất so với người lao động được đào tạo ở các trình độ khác, chiếm 22508 người trong tổng số 33691 người đã qua đào tạo của năm 2019. Bên cạnh đó, lao động được đào tạo ở trình độ đại học, trở lên cũng ngày càng gia tăng. Điều này chứng tỏ rằng huyện đã chú trọng tới công tác đào tạo nghề cho người lao động để có nhiều cơ hội việc làm hơn, chất lượng lao động huyện Quỳnh Phụ được nâng cao sẽ thu hút đầu tư vào huyện nhằm phát triển kinh tế huyện và cũng tăng thêm việc làm mới cho người lao động địa phương một cách bền vững, ổn định.
*Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của lượng lao động có việc làm của huyện Quỳnh Phụ trong một vài năm trở lại đây có những bước tiến rõ rệt. Với chất lượng công việc ngày càng đòi hỏi chuyên môn, trình độ văn hóa cao thì việc các lao động thường xuyên cải thiện trình độ để đảm bảo công việc. Không chỉ vậy việc nâng cao trình độ giúp người lao động có vị trí vững chắc hơn trong công việc mà mình đang chịu trách nhiệm. Đối với xí nghiệp thì trình độ học vấn cũng có vai trò quan trọng đối với việc làm của người lao động đặc biệt là những công việc hành chính, văn phòng.
Hiện nay ở Quỳnh Phụ lao động có việc làm với trình độ học vấn chưa cao đa số lượng lao động tốt nghiệp THCS chiếm số lượng lớn lên đến 42,1%. Trong khi đó vẫn còn một lượng lớn người lao động chưa bao giờ được đi học, chưa tốt nghiệp tiểu học. Đó đa phần là lượng lao động có việc làm trong độ tuổi từ 55 trở lên, những người vào hoạt động trong xí nghiệp với các công việc bếp, lao công. Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực trong những 2017 trở lại đây
43
thì trình độ học vấn của lượng lao động có việc làm không ngừng tăng lên. Năm 2018 lao động có việc làm tốt nghiệp THPT đã đạt 27,45% tăng 6,34% so vời năm trước đó. Thậm chí lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học ngày càng được tăng lên về số lượng mang đến tín hiệu tích cực trong vấn đề việc làm của địa phương hiện nay. Sở dĩ có dấu hiệu tăng nhanh đó là do