Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Việc làm và giải quyết việc làm tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình giai đoạn 2013 – 2019 (Trang 32 - 33)

2.1.1.1. Vị trí địa lý và khí hậu

Quỳnh Phụ là một trong số 7 huyện của tỉnh Thái Bình được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ hai huyện Quỳnh Côi và huyện Phụ Dực vào năm 1969. Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số huyện Quỳnh Phụ là 390.340 người bao gồm 2 thị trấn là thị trấn Quỳnh Côi, thị trấn An Bài cùng 35 xã. Huyện Quỳnh Phụ nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Bình có diện tích 209,6 km2. Quỳnh Phụ được đánh giá là ngã ba ranh giới giữa tỉnh Hưng Yên và Hải Dương với hai tỉnh Hải Dương, Hải Phòng. Nơi đây có các vị trí tiếp giáp cụ thể như:

- Phía Đông Nam giáp huyện Thái Thụy - Phía Nam giáp huyện Đông Hưng. - Phía Tây Nam giáp huyện Hưng Hà.

- Phía Tây giáp huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên.

- Phía Tây Bắc giáp các huyện Ninh Giang và Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

- Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng).

Quỳnh Phụ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm tại Quỳnh Phụ đạt là 25,5 °C; số giờ nắng trong năm: 1.600 - 1.800 giờ; độ ẩm tương đối trung bình: 85 - 90%.

24

- Tài nguyên đất: Theo số liệu kiểm kê đất đai tính đến ngày 31/12/2019 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 20998,5 ha trong đó đất nông nghiệp là 14655,43 ha, đất phi nông nghiệp 6302,50 ha còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 40,57 ha. Đất đai của địa phương được đánh giá có độ phì nhiêu đồng thời nằm trong vùng có truyền thống và trình độ thâm canh lúa nước, điều kiện sinh thái thích hợp thuận lợi cho việc phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi đem lại năng suất cao.

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt từ 2 con sông Hóa, sông Luộc cùng hệ thống sông, kênh, mương, ao hồ chứa nước với mật độ tương đối lớn, cung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt cho dân cư trong huyện. Nguồn nước ngầm có tiềm năng mở rộng khai thác trên diện rộng để phục vụ nhu cầu nước sạch của người dân.

- Tài nguyên nhân văn: Huyện Quỳnh Phụ là nơi có nhiều địa danh gắn liền với các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc từ thời Hai Bà Trưng cho đến thời Lý, Trần,…và sau này là chống Pháp, Mỹ. Cho đến nay trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia như: lễ hội làng La Vân - Quỳnh Hồng, đền Đồng Bằng - An Lễ, khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần A Sào và Bến Tượng - An Thái, lễ hội làng Rọc - An Dục. Trong thời kỳ hiện nay, bên cạnh việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc nhân dân địa phương tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa hiện đại thông qua hệ thống truyền thông và các hình thức tuyên truyền của Đảng, Nhà nước nhằm nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần đổi mới trong nếp sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng.

Một phần của tài liệu Việc làm và giải quyết việc làm tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình giai đoạn 2013 – 2019 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)