Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Việc làm và giải quyết việc làm tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình giai đoạn 2013 – 2019 (Trang 33 - 37)

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2013 - 2019 với sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy - HĐND - UBND thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

25

có chuyển biến tích cực đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2019 ước tính đạt 10539,92 tỷ đồng tăng 17,21% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất các ngành nông - lâm - thủy sản ước tính đạt 7.447,62 tỷ đồng tăng 12,56%; giá trị sản xuất khu công nghiệp đạt 3.092,3 tỷ đồng tăng 30,15%.

Các mô hình trang trại, cánh đồng lớn phát triển vượt bậc đem lại việc làm, nguồn thu lớn cho nhân dân địa phương. Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân đạt 19.098 ha trong đó diện tích lúa xuân đạt 11.409 ha. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao với 1.058 ha diện tích nuôi trồng và 337 lồng bè nuôi cá sản lượng đạt 5.800 tấn/năm. Ở lĩnh vực chăn nuôi, cơ cấu đàn vật nuôi thay đổi rõ rệt, phát triển mạnh lợn nái, lợn siêu nạc mang đến doanh thu bình quân đạt 1,5 - 1,8 tỷ đồng/trang trại.

Thu nhập GDP bình quân trên đầu người đạt sự tăng trưởng chóng mặt trong giai đoạn 2013 - 2019 được thể hiện cụ thể qua biển đồ sau đây:

Nguồn: Phòng hành chính – tổng hợp huyện Quỳnh Phụ

28,1 29,06 31,42 34,58 36,72 37,5 45,9 0 10 20 30 40 50

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu 2.1: Thu nhập bình quân đầu ngƣời huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013 - 2019

26

Nhận xét: Thông qua biểu đồ số liệu có thế thấy thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2013 – 2019 năm sau cao hơn năm trước. Các năm đều có mức tăng ổn định nhưng từ năm 2018 – 2019 thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh nhất với con số lên đến 8,4 triệu đồng/năm. Lý giải cho quá trình tăng trưởng vượt bậc của địa phương đó là việc phát huy tối đa những thế mạnh trong ngành nông nghiệp đồng thời kết hợp cùng quá trình đầu tư, mở rộng sản xuất của các khu công nghiệp tạo nên việc làm mới, tăng thêm thu nhập cho lao động địa phương.

Trong những năm trở lại đây cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ có bước chuyển biến mạnh mẽ với cơ cấu các ngành có sự thay đổi rõ nét. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ từng bước được nâng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp có dấu hiệu suy giảm những vẫn đống vai trò là ngành phát triển kinh tế chủ đạo của địa phương đồng thời mang lại thu nhập ổn định, việc làm lớn cho nhân dân trên địa bàn huyện. Bảng đánh giá cơ cấu các ngành thông qua từng năm được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Chuyển dịch cơ cấu huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013 – 2019

(Đơn vị: %)

Năm Toàn huyện Nông nghiệp CN - XD Dịch vụ

Năm 2013 100 48,1 32,6 19,3 Năm 2014 100 47,6 34,1 18,3 Năm 2015 100 45,3 35,8 18,9 Năm 2016 100 43,2 37,7 19,1 Năm 2017 100 40,1 39,8 20,1 Năm 2018 100 37,3 42,2 20,5 Năm 2019 100 34,5 44,7 20,8

27

Nguồn: Phòng hành chính – tổng hợp huyện Quỳnh Phụ

Trong giai đoạn 2013 - 2019, tỷ trọng ngành CN - XD có bước tăng trưởng vượt bậc với tỷ lệ tăng 12,1%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 13,6%. Tỉ trọng ngành dịch vụ có dấu hiệu khởi sắc nhưng tốc độ tăng chưa cao, không có sự ổn định. Lý giải cho tỉ trọng ngành CN – XD có bước tăng trưởng vượt bậc đó là trong giai đoạn này Quỳnh Phụ thu hút nhiều dự án đầu tư, các mô hình CCN đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả đáng mơ ước, doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập nhiều đang từng bước chiếm lĩnh thị trường tại địa phương, thu hút nhiều tầng lớp lao động tích cực tham gia. Nông nghiệp có dấu hiệu giảm tỉ trọng một phần diện tích đất canh tác bị thu hẹp để phát triển công nghiệp, lao động tập trung ở các khu công nghiệp nên hạn chế sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của địa phương góp phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng kinh tế, đem đến khối lượng việc làm lớn trên địa bàn huyện.

2.1.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng trong giai đoạn 2013 - 2019 diễn ra sôi động, rộng khắp tạo không khí phấn khởi trong tầng lớp nhân dân. Quản lý tốt các hoạt động lễ hội tại các di tích, chỉ đạo thực hiện nếp sống văn hóa và các danh hiệu văn hóa được triển khai đồng bộ dựa trên sự bình đẳng, hòa hợp giữa các cụm dân cư. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động được tăng cường góp phần phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Năm 2019 đánh dấu quá trình tinh giản khâu quản lý trong hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện. Toàn huyện đã sát nhập 22 trường thành 11 trường tiểu học và THCS, tính đến nay toàn huyện còn 90 trường giảm 26 trường so với năm 2013. Chất lượng giáo dục không ngừng được tăng lên, tỷ

28

lệ trường chuẩn Quốc gia đạt 95% cao hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh. Cơ sở vật chất giáo dục được tăng lên cùng với đó chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, giảng viên ngày càng được cải thiện về ngoại ngữ, tin học.

Công tác giáo dục và đào tạo của huyện trong thời gian qua có sự quan tâm đặc biệt với quy mô giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục được nâng lên. Toàn huyện có 81 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trong đó có 74.7% đạt trên chuẩn. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 còn 4,2% giảm 5,74% so với năm 2013. Theo kết quả điều tra, toàn huyện có 143/257 thôn làng, tổ dân phố đạt 55,6%.

Quỳnh Phụ là một trong 3 huyện của tỉnh Thái Bình có tất cả các xã đạt chỉ tiêu nông thôn mới. Đây là bước tiến rõ rệt của cán bộ và nhân dân Quỳnh Phụ trong việc hoàn thiện triệt để 17/17 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Việc toàn xã trong huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đem đến sự phát triển kinh tế vượt trội, thu hút lượng lớn nhà đầu tư vào địa bàn huyện triển khai, xây dựng kinh tế.

Một phần của tài liệu Việc làm và giải quyết việc làm tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình giai đoạn 2013 – 2019 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)