Theo số liệu của tổng cục thống kê, dân số huyện Quỳnh Phụ tính đến năm 2019 là 390.340 người được phân bố ở 37 xã, thị trấn. Dân số tập trung không đều trong đó dân số đông nhất xã Quỳnh Hồng 20.105 người và dân số thấp nhất xã Châu Sơn (hợp nhất giữa xã Quỳnh Châu và Quỳnh Sơn) với 5174 người. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2019 đạt 0.8% giảm so với hằng năm. Mức độ dân số gia tăng được đánh giá ở mức ổn định giúp nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng cao. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được địa phương áp dụng sâu rộng giúp người dân có ý thức trong các chính sách của Đảng, Nhà nước.
29
ngành nghề chính vì thế đánh giá đặc điểm, nguồn lao động của địa phương góp phần hoàn thiện các chính sách, xem xét mức độ tương xứng giữa các nguồn lực khác trong xã hội. Bên cạnh địa phương với lượng lao động phân theo giới tính không có sự chênh lệch quá lớn tuy nhiên lượng lao động là nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam. Lao động nữ làm việc nhiều trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên về may mặc, dầy da. Lao động nam hoạt động tập trung ở các CCN đòi hỏi về thể chất mạnh. Với đặc điểm về lao động như vậy cho thấy lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và tỷ lệ lao động nữ cao hơn tỷ lệ lao động nam.
Tình hình lao động phân chia theo các ngành cũng được phân hóa rõ rệt trên địa bàn huyện để từ đó có những đánh giá, nhìn nhận phù hợp trong quá trình phát triển từng ngành kinh tế tại địa phương. Dưới đây là bảng cơ cấu lao động năm 2019 thuộc các ngành được thống kê cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động huyện Quỳnh Phụ phân theo lĩnh vực năm 2019
Ngành nghề Số ngƣời (ngƣời) Tỉ trọng (%)
Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản 63589 40,0
Công nghiệp và xây dựng 57632 36,2
Thương mại dịch vụ 37892 23,8
Tổng 159113 100
Nguồn: Phòng hành chính – tổng hợp huyện Quỳnh Phụ
Cơ cấu lao động của huyện Quỳnh Phụ năm 2019 có sự chuyển dịch rõ rệt, trong đó tỉ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn 40%. Tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực như công nghiệp và xây dựng có dấu hiệu khởi sắc khi chiếm 36,2%.
30
Việc lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chiếm tỷ trọng cao là do số lượng lao động tại Quỳnh Phụ có nhiều độ tuổi những chủ yếu là lượng lao động chưa qua đào tạo. Những lao động không canh tác ruộng đất thì đều làm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ kéo theo tỷ trọng lao động hoạt động tại 2 ngành này chiếm phần lớn. Tỷ trọng lao động ngành dịch vụ vẫn chiếm một lượng nhỏ mặc dù đã có dấu hiệu tăng lên hằng năm cùng với đó là sự đa dạng trong các lĩnh vực của dịch vụ.
Chất lượng lao động trên địa bàn huyện được đánh giá phù hợp để phát triển các hoạt động sản xuất kinh tế. Địa phương với nguồn lực dồi dào, trình độ chuyên môn có sự phân cấp nhất định, khả năng tiếp thu kĩ thuật mới trong sản xuất của lao động địa phương được đánh giá ở mức ổn định. Tỷ lệ người dân có trình độ học vấn hết THCS, THPT tương đối cao tuy nhiên lao động vẫn còn tâm lý tiểu nông, sản xuất manh mún, tay nghề đã qua đào tạo chưa đáp ứng được một số khâu đòi hỏi kĩ thuật cao. Chưa nhận thức sâu sắc về vấn đề đào tạo nghề, vấn đề đảm bảo trật tự kỷ cương trong quá trình làm việc.
Bảng 2.3: Dân số, lao động huyện Quỳnh Phụ năm 2013 và năm 2019 Năm 2013 2019 Tăng/Giảm
Ngƣời (%) Ngƣời (%) Ngƣời(%)
Dân số 260.267( 100) 390.340(100) 130.073
Dân số nông thôn 245.685(94,46) 308.104(78,93) 624.19(-15,53)
Tổng lực lƣợng
LĐXH 156.118(63,54) 184.036(47,15) 542.58(-16,39) Lực lƣợng LĐNT 86.708(55,54) 93.038(23,84) 6.33(-31,7)
Nguồn:Phòng LĐ thương binh – xã hội huyện Quỳnh Phụ
31
Bảng số liệu trên cho thấy, dân số năm 2013 so với năm 2019 có sự gia tăng 130.073 người tuy nhiên dân số ở nông thôn giảm còn 62419 người tương ứng giảm 15,53% điều đó cho thấy lượng lao động ở nông thôn những năm gần đầy có sự thu hẹp. Nguyên nhân một phần do các chính sách đãi ngộ của địa phương chưa đáp ứng nên dân nông thôn di cư ra thành thị để tìm việc làm. Đồng thời một lượng lao động được cử đi đào tạo chuyên môn hay các sinh viên là con em địa phương sau khi học tập không có mong muốn trở về công tác kéo theo lượng lao động nông thôn có dấu hiệu giảm đi rõ rệt.