Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

3 1 Về số ượng đội ngũ giáo viên

Cùng với sự phát triển của quy mô trường lớp, sĩ số học sinh, trong những năm qua số lượng giáo viên và CBQL các bậc học có sự thay đổi rõ rệt:

Bảng 2.6. Thống kê đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020 Năm học Số trƣờng Số lớp

Tổng số giáo viên hiện Tổng biên chế GV theo định biên (1.9 giáo viên/lớp + C QL) Số GV thiếu (-) Thừa (+) CBQL GV Tỉ lệ GV trên lớp CBQL GV Tổng số 2015-2016 18 183 38 345 1,88 38 365 403 -20 2016-2017 18 188 38 345 1,83 38 375 413 - 30 2017-2018 18 197 38 340 1,72 38 392 430 - 52 2018-2019 17 187 34 333 1,78 34 372 406 - 39 2019-2020 17 200 34 334 1,67 34 397 431 - 63

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Nhìn vào bảng số liệu 2.6 ta thấy tỉ lệ giáo viên trên lớp tương đối theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cơ cấu giáo viên theo bộ môn dần được đồng bộ, đội ngũ giáo viên THCS của huyện Đak Đoa về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tại huyện Đak Đoa. Tuy nhiên hiện tượng thiếu giáo viên, phải dạy chéo môn, không còn biên chế để tuyển bổ sung; tỉ lệ giáo viên trên lớp còn thấp so với quy định của Bộ GD&ĐT. Với số lớp hàng năm tăng dần từ 183 lớp (năm học 2015-2016) lên đến 200 lớp (năm học 2019-2020) tăng 17 lớp, nên số lượng giáo viên thiếu so với định biên 1.9 giáo viên trên lớp càng tăng nhiều qua các năm học. Năm học 2015-2016 số giáo viên thiếu so với định biên là 20 người, thì đến 04 năm học kế tiếp số lượng giáo viên thiếu tăng lên 63 người. Đây là khó khăn của ngành giáo dục huyện Đak Đoa trong việc sử dụng hiệu quả số lượng giáo viên trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

3 Cơ cấu đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở

- Cơ cấu theo bộ môn

Bảng 2.7. Cơ cấu giáo viên THCS theo nhóm bộ môn giai đoạn 2015-2020

Năm học Số lớp

Số lƣợng C QL

và GV Chia ra theo nhóm bộ môn CBQL GV GV KHTN GV KHXH GV NN GV Môn khác 2015-2016 183 38 345 130 94 42 79 2016-2017 188 38 345 139 94 43 69 2017-2018 197 38 340 135 94 42 69

Năm học Số lớp

Số lƣợng C QL

và GV Chia ra theo nhóm bộ môn CBQL GV GV KHTN GV KHXH GV NN GV Môn khác 2018-2019 187 34 333 132 92 42 67 2019-2020 200 34 334 132 91 43 68

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

* KHTN gồm các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ. * KHXH gồm các môn: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

* Ngoại ngữ: tiếng Anh.

* Môn khác: Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, đội.

Cơ cấu GV theo môn từng bước được đồng bộ hoá, đặc biệt đội ngũ GV các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Thể dục, Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Sinh học, Hóa học .... Hiện nay một số môn như Công nghệ, Tin học... đã dạy trên toàn huyện, nhưng số giáo viên này vẫn còn thiếu so với nhu cầu.

- Cơ cấu theo giới tính ĐNGV THCS

Bảng 2.8. Cơ cấu theo giới tính đội ngũ giáo viên THCS

Năm học Số trƣờng Tổng số Giới tính Nam Tỉ lệ % Nữ Tỉ lệ % 2015-2016 18 345 120 34.6 225 65.4 2016-2017 18 345 121 35 224 65 2017-2018 18 340 119 34.9 221 65.1 2018-2019 17 333 114 34.1 219 65.9 2019-2020 17 334 114 33.9 220 66.1

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Tỉ lệ giáo viên nam và nữ THCS có sự chênh lệch nhau khá nhiều, giai đoạn từ năm 2015-2020 số giáo viên nữ luôn duy trì ở mức trên 65% trong đó số lượng giáo viên nam chỉ chiếm khoảng 34%. Giáo viên nữ thường phải phụ thuộc vào điều kiện gia đình, chăm lo cho con cái học hành, sinh đẻ... nên quỹ thời gian tương đối hạn hẹp, việc tiếp cận công nghệ thông tin, học tập nâng cao trình độ cũng gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

- Cơ cấu theo độ tuổi

Bảng 2.9. Cơ cấu giáo viên THCS theo độ tuổi giai đoạn 2015-2020

Năm học Tổn g số

Chia theo độ tuổi Dƣới 30 Tỉ lệ % 30-39 Tỉ lệ % 40- 49 Tỉ lệ % 50 trở lên Tỉ lệ % 2015-2016 345 50 14.49 168 48.70 96 27.83 31 8.99 2016-2017 345 49 14.2 163 47.25 107 31.01 26 7.54 2017-2018 340 48 14.12 161 47.35 107 31.47 24 7.06 2018-2019 333 44 13.21 150 45.05 119 35.74 20 6.01 2019-2020 334 45 13.47 141 42.22 129 38.62 19 5.69 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Trong giai đoạn từ 2015 đến 2020 đội ngũ giáo viên THCS cơ bản là trẻ, đây chính là lợi thế cho công tác xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên THCS của huyện Đak Đoa.

3 3 Chất ượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

- Phẩm chất đội ngũ

Đa số giáo viên có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Công tác giáo dục về chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ thường xuyên được quan tâm. Các trường triển khai tốt công tác dân chủ hóa, thực nghiêm túc các cuộc vận động và phong trào thi đua như: cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động "Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm"; phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; thực hiện nghiêm quy định về đạo đức nhà giáo. Nhiều giáo viên đã phấn đấu vươn lên trở thành Đảng viên, giáo viên dạy giỏi, CBQL.

Bảng 2.10. Xếp loại phẩm chất chính trị của giáo viên THCS từ năm 2015 đến 2020

Năm học Tổng số Đảng viên Phân loại

Tổng số % Tốt Khá Trung Bình Kém 2015-2016 345 146 42.32 298 47 0 0 2016-2017 345 150 43.48 304 41 0 0 2017-2018 340 159 46.76 300 40 0 0 2018-2019 333 163 48.95 299 34 0 0 2019-2020 334 171 51.20 307 27 0 0

- Trình độ đào tạo và xếp loại chuyên môn

Công tác đào tạo chuẩn hóa và nâng cao chuẩn cho giáo viên trong những năm qua được quan tâm thường xuyên. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn hiện nay là 83.53%, trong đó trên chuẩn là 0.6% (có trình độ Thạc sĩ). 100% CBQL và giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên hàng năm. Năng lực giáo viên được nâng cao dần, đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

Bảng 2.11. Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên THCS giai đoạn 2015 – 2020

Năm học Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng SL % SL % SL % 2015-2016 345 1 0.29 235 68.12 109 31.59 2016-2017 345 1 0.29 254 73.62 90 26.09 2017-2018 340 1 0.29 268 78.82 71 20.88 2018-2019 333 1 0.30 271 81.38 61 18.32 2019-2020 334 2 0.60 279 83.53 53 15.87 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa) Bảng 2.12. Kết quả xếp loại chuyên môn giáo viên THCS giai đoạn 2015 – 2020

Năm học Tổng số GV Đạt & trên chuẩn Phân loại Tốt % Khá % TB % Kém % 2015-2016 345 345 107 31.01 188 54.49 50 14.49 0 0 2016-2017 345 345 117 33.91 181 52.46 47 13.62 0 0 2017-2018 340 340 118 34.71 182 53.53 40 11.76 0 0 2018-2019 333 333 119 35.74 176 52.85 38 11.41 0 0 2019-2020 334 281 120 35.93 189 56.59 25 7.49 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn của ĐNGV ở các trường THCS trong huyện khá cao (năm học 2019-2020 đạt 84.13%). Tuy nhiên vẫn có một số giáo viên có trình độ dưới chuẩn, chủ yếu tập trung ở bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục..

Hàng năm công tác bồi dưỡng đội ngũ tại chỗ luôn được quan tâm nên chất lượng đội ngũ cũng được cải thiện, hàng năm tỉ lệ giáo viên được xếp loại chuyên môn khá giỏi tăng hơn.

Để khảo sát năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường THCS, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu đánh giá giáo viên cho 34 cán bộ quản lý của 17 trường THCS. Nội dung phiếu hỏi về một số vấn đề liên quan đến mức độ đạt được của giáo viên nhà trường (gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí). Bảng cho điểm theo 4 mức độ và tính điểm như sau: tốt: 4 điểm, khá 3 điểm, đạt 2 điểm, chưa đạt 1 điểm.

Mức điểm Mức độ Điểm trung bình

1 Chưa đạt 1 - 1,75 2 Đạt 1,76 - 2,50

3 Khá 2,52 - 3,27

4 Tốt 3,28 – 4,0

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát năng lực của đội ngũ giáo viên

STT Nôi dung

Đánh giá năng lực giáo viên THCS

Mức độ Điểm trung bình 1 2 3 4 * TC1. Phẩm chất nhà giáo 3.82 1 + tc1.Đạo đức nhà giáo 3 11 8 12 3.85 2 + tc2.Phong cách nhà giáo 4 10 9 11 3.79

* TC2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ 3.42

3 + tc3. Phát triển chuyên môn bản thân 8 8 11 7 3.50

4

+ tc4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

8 6 11 9 3.62

5

+tc5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

10 10 7 7 3.32

6

+tc6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

9 9 8 8 3.44

7 +tc7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh 11 9 8 6 3.26

* TC3. Năng lực xây dựng môi trƣờng giáo

dục 3.34

STT Nôi dung

Đánh giá năng lực giáo viên THCS

Mức độ Điểm trung

bình 1 2 3 4

9 + Tc9. Thực hiện quyền dân chủ trong

nhà trường 10 9 10 5 3.29

10

+ tc10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

8 10 9 7 3.44

* TC4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà

trƣờng, gia đình và xã hội 3.3

11

+ tc11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan

8 11 11 4 3.32

12

+ tc12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

6 12 13 3 3.38

13

+ tc13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

10 10 11 3 3.21

* TC5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong

dạy học và giáo dục

3.46

14 + tc14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng

dân tộc 9 10 8 7 3.38

15

+ tc15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

9 7 9 9 3.53

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ đạt chuẩn của giáo viên trường THCS có thể nhận thấy trong 15 tiêu chí Đánh giá năng lực giáo viên THCS thì tiêu chí 13 “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh” là có số điểm thấp nhất tiếp đến là tiêu chí 7 “Tư vấn và hỗ trợ học sinh” điều đó chứng tỏ năng lực tư vấn và các hoạt động giáo dục khác của giáo viên còn yếu. Ở tiêu chuẩn 1: “Phẩm chất nhà giáo”, các tiêu chí điều có số điểm rất cao, điều đó chứng tỏ đội ngũ giáo viên trường THCS đề cao đạo đức nghề nghiệp và lối sống. Qua bảng số liệu thu được cho thấy đội ngũ GV THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề mến trẻ. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay.

Ở tiêu chuẩn 4: “Phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội” gồm 3 tiêu chí tập trung đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục khác của giáo viên. Tất cả các tiêu chí còn yếu cá biệt có tiêu chí 7 “Tư vấn và hỗ trợ học sinh” đạt điểm thấp nhất 3,26. Điều này cho thấy năng lực và kỹ năng tư vấn của giáo viên còn hạn chế, thiếu sáng tạo ...còn dựa vào kinh nghiệm, chưa tích cực áp dung phương pháp dạy học mới vào giảng dạy. Cần phải bồi dưỡng các tiêu chí trong tiêu chuẩn này.

- Trình độ ngoại ngữ, tin học

Bảng 2.14. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên

Năm học Tổng số giáo viên Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ A B C A B C 2015-2016 345 345 0 0 177 159 9 2016-2017 345 324 21 0 163 168 14 2017-2018 340 261 65 14 147 174 19 2018-2019 333 219 79 35 126 182 25 2019-2020 334 192 92 49 113 191 29

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Tỉ lệ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện có trình độ ngoại ngữ, tin học từ loại A trở lên khá cao. Nhìn chung, nhiều giáo viên đã biết sử dụng thành thạo máy tính để soạn giáo án, sử dụng bài giảng trình chiếu điện tử, khai thác mạng internet để phục vụ cho dạy học. Điều này là tín hiệu rất tốt để nâng cao chất lượng dạy học của các giáo viên cũng như chất lượng truyền đạt bài giảng cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên cao tuổi khả năng sử dụng máy vi tính kém, hầu như

biết ngoại ngữ kém.

3 4 Đánh giá chung

- Những điểm mạnh

ĐNGV THCS huyện Đak Đoa trong những năm qua ổn định về số lượng. Cơ cấu giáo viên từng bước đồng bộ, giải quyết dần sự mất cân đối giữa các môn, giáo viên trẻ hóa, đang bước vào "độ chín" của tay nghề.

Chất lượng ĐNGV: tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn cao, trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên được nâng cao, thực hiện chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của ngành GD&ĐT. Tỉ lệ giáo viên là Đảng viên được tăng hàng năm.

- Những hạn chế

Về số lượng: tỉ lệ giáo viên trên lớp thiếu nhiều so với định biên. số lượng từng môn/lớp thiếu cục bộ, như môn Tin học, Công nghệ, GDCD, Lịch sử,....

Về cơ cấu: Cơ cấu bộ môn chưa hợp lý, giáo viên Toán, Văn, Ngoại ngữ, Sinh học, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật...nhiều hơn các môn Tin học, Công nghệ, GDCD, Lịch sử,....Nhiều bộ môn phải bố trí giáo viên dạy chéo môn.

- Về trình độ đào tạo: một số bộ phận giáo viên tuổi cao, sức khỏe và trình độ chuyên môn hạn chế, chậm đổi mới ảnh hưởng đến việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, tích cực hoặc đưa CNTT vào giảng dạy.

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015 - 2020 trƣờng THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015 - 2020

Để đánh giá được thực trạng công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa chúng tôi dùng phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát gồm 34 CBQL và 334 GV ở các trường THCS trong huyện.

Nội dung khảo sát gồm 5 mặt đánh giá về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS. Bảng cho điểm theo 5 mức độ và tính điểm như sau: tốt: 5 điểm, khá 4 điểm, trung bình 3 điểm, yếu 2 điểm, kém 1 điểm.

4 1 Th c trạng công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên

Với 5 căn cứ để khảo sát thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên ở các trường THCS, tôi thu được kết quả trong bảng sau:

Bảng 2.15. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

S TT Tiêu chuẩn Mức độ Điểm trung bình Tốt Khá TB Yếu Kém 2.1

Có xây dựng kế hoạch dài hạn, các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)