Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.4. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Là việc xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác của giáo viên theo quy định của Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường; Quy

chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan.

Nhằm đánh giá đúng trình độ chuyên môn, việc tuân thủ Quy chế chuyên môn và các quy định khác có liên quan; phát hiện yếu điểm để khắc phục, ưu điểm để phát huy và kinh nghiệm tốt để phổ biến; kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên (GV) một cách hợp lý. Bao gồm:

+ Ban hành và quán triệt các quy định, kế hoạch về kiểm tra, đánh giá giáo viên đến toàn thể ĐNGV;

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá giáo viên theo đúng quy trình, quy định, đúng nội dung; công khai, minh bạch và dân chủ;

+ Áp dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức đánh giá;

+ Phối hợp các tổ chức đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường tham gia vào quá trình đánh giá giáo viên;

+ Lưu trữ, sử dụng kết quả đánh giá giáo viên đúng quy định; + Kiểm tra, đánh giá có tác động tích cực đến giáo viên.

1.5.5. Th c hiện chế độ, chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ uật v tạo điều kiện môi trường cho đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với ĐNGV là điều kiện cần để động viên, khuyến khích giáo viên gắn bó với nhà trường, cống hiến hết mình trong công tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Việc thực hiện chế độ đãi ngộ với đội ngũ giáo viên THCS phải được thực hiện công bằng, công khai, dân chủ và là việc làm thường xuyên được sự đồng tình và ủng hộ của các cấp các ngành, sự giám sát của mọi thành viên trong tổ chức thì mới phát huy được tác dụng thực sự.

Do vậy, người cán bộ quản lý nhà trường cần phải thực hiện thật tốt việc tạo ra các môi trường pháp lý, xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất...cho ĐNGV là sự động viên kịp thời, giúp họ tái tạo sức lao động:

+ Môi trường tinh thần trong nhà trường thân thiện, tích cực có tính khuyến khích đối với sáng tạo của giáo viên;

+ Công tác xây dựng tập thể sư phạm, văn hóa ứng xử trong nhà trường được quan tâm;

+ Môi trường vật chất được thiết kế, trang bị đáp ứng yêu cầu làm việc, nghiên cứu và giao tiếp của giáo viên;

+ Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn học sinh;

+ Các phong trào thi đua, phong trào văn nghệ, thể thao trong nhà trường được tổ chức tốt;

+ Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với ĐNNG (chính sách lương và phụ cấp theo lương, chính sách đãi ngộ, chính sách tuyển dụng giáo viên, chính sách đào tạo và bồi dưỡng GV..);

+ Có ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách riêng của nhà trường để tạo động lực và khuyến khích GV.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố khách quan và chủ quan.

1.6 1 Yếu tố khách quan

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung có sự phát triển vượt bậc. Điều này đòi hỏi lực lượng lao động phải tăng nhanh chóng về số lượng lẫn chất lượng. Tất yếu, nhu cầu này tác động mạnh đến ngành giáo dục trong đó có giáo dục phổ thông. Thực trạng này tác động không ít đến sự phát triển ĐNGV. Việc phát triển ĐNGV phải đạt được mục tiêu thu hút, phát triển và duy trì được lực lượng giáo viên đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, của ngành: cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, quản lý của ngành thể hiện ra qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống các văn bản này nếu không đầy đủ, đồng bộ hoặc bị chồng chéo, mâu thuẫn triệt tiêu nhau dễ gây nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Đặc biệt là trong thực tế rất dễ xảy ra tình trạng văn bản lạc hậu so với thực tiễn. Điều này ảnh hưởng đặc biệt nhạy cảm với công tác quản lý giáo viên vì đây là quản lý những con người có tri thức cao so với mặt bằng dân trí.

- Yếu tố cạnh tranh: Hiện nay các chính sách về đãi ngộ chưa được tương xứng, vì vậy việc duy trì và phát triển đội ngũ ở vùng sâu, vùng nông thôn khó khăn đủ về số lượng và chất lượng trong giai đoạn hiện nay là vô cùng khó khăn. Hiện tượng có nhiều giáo viên xin chuyển vùng, chuyển trường về các vùng thuận lợi, về các Ban ngành khác. Những giáo viên chuyển đi lại là những giáo viên có trình độ, năng lực và kinh nghiệm. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến đến việc xây dựng phát triển ĐNGV của một huyện nông nghiệp như huyện Đak Đoa.

- Điều kiện cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất cũng đóng vai trò rất quan trọn. Nếu muốn kiểm tra, đánh giá giáo viên, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên làm việc tốt, hiệu quả cao thì cần có hệ thống cơ sở vật chất với trang bị đồng bộ. Đồng thời, khi các thông tin, dữ liệu được lưu trữ đầy đủ thì công tác phát triển giáo viên sẽ được dễ dàng hơn rất nhiều.

1.6 Yếu tố chủ quan

- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý của Phòng GD&ĐT có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. những người làm công tác quản lý phòng GD&ĐT đòi hỏi không những phải có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng mà còn phải có tài năng quản lý. Nói cách khác, cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT của một huyện nông nghiệp còn nhiều khó khăn (như huyện Đak Đoa) phải là những con người nắm chắc và hiểu sâu sắc định hướng mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện nhà, phải là người hiểu sâu sắc về chương trình, nội dung giáo dục các cấp học, biết chỉ đạo, điều hành các hoạt động các nhà trường sao cho có hiệu quả.

- Môi trường nhân văn trong nhà trường

Môi trường nhân văn cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý. Nó tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên. Bầu không khí làm việc trong trường chân thành, thân ái, tất cả vì học sinh, nội bộ đoàn kết sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác phát triển giáo viên.

- Trình độ, nhận thức của đội ngũ giáo viên.

Phần lớn nhận thức của đội ngũ giáo viên đều rất tốt. Họ là những người dễ tiếp thu cái mới, hiểu được vai trò, sứ mệnh của mình trong nhà trường nên luôn cố gắng, mẫu mực trong công tác và sinh hoạt. Đây là yếu tố thuận lợi cho công tác phát triển ĐNGV và ngược lại với những giáo viên hạn chế về trình độ nhận thức sẽ gây khó khăn thậm chí là khiếu kiện, thắc mắc không nên có.

1.7. Các yêu cầu về đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng

Phát triển ĐNGV ở nước ta trong hoàn cảnh hiện nay phải gắn liền với các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực.

Mục đích, yêu cầu của việc phát triển ĐNGV THCS là nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình

độ chuyên môn của các nhà giáo góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1 7 1 Đáp ứng yêu cầu về số ượng

Đủ về số lượng: Nhà nước quy định theo định mức giáo viên cho một lớp học. Định mức này bao hàm cả giáo viên dạy các môn cơ bản, dạy Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [11]. Số giáo viên THCS cần có = số lớp học x 1.9.

1.7 Đồng bộ về cơ cấu (độ tuổi, giới tính, chuyên môn, trình độ đ o tạo)

Cơ cấu ĐNGV được xét trên các yêu cầu sau:

- Tương thích về giới nam, nữ; tương thích về tuổi đời (cả 4 độ tuổi: dưới 30 tuổi; từ 30 đến dưới 40 tuổi; từ 40 đến dưới 50 tuổi; từ 50 tuổi trở lên).

- Tương thích về giảng dạy theo bộ môn; tương thích về trình độ nghiệp vụ sư phạm (người có tay nghề cao; người tay nghề khá và trung bình).

1.7 3 Nâng cao chất ượng đạo đức, chuyên môn v nghiệp vụ sư phạm

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết và thường xuyên được thể hiện trên các lĩnh vực:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người giáo viên thể hiện: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với học sinh, ứng xử với đồng nghiệp, lối sống tác phong;

- Trình độ đào tạo: do yêu cầu ngày càng cao của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông người giáo viên không những có trình độ đạt chuẩn ĐHSP bên cạnh đó phải có trình độ trên chuẩn sau đại học;

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như: năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, kế hoạch các hoạt động khác, năng lực thực hiện kế hoạch dạy học, năng lực thực hiện giáo dục, năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức;

- Năng lực phát triển nghề nghiệp: Tự đánh giá, tự học và rèn luyện; phát hiện và giải quyết vấn đề.

Chất lượng đội ngũ được thể hiện rõ qua chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học đã được Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua chương 1, tác giả đã phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: quản lý; QLGD; Quản lý nhà trường; đội ngũ; đội ngũ giáo viên THCS; phát triển đội ngũ giáo viên THCS chuẩn

nghề nghiệp...Khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp THCS và đội ngũ GV THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung; vai trò cấp học trong phát triển KT-XH.

Qua chương này tác giả đã thể hiện lịch sử nghiên cứu vấn đề cùng với cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đúng hướng, đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của GD&ĐT, xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Để đề ra được những biện pháp phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GV THCS và các giải pháp hiện hành về phát triển đội ngũ GV THCS. Từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu giúp cho các nhà quản lý và các cấp QLGD thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các nội dung nghiên cứu được tác giả trình bày ở chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐAK ĐOA TỈNH GIA LAI THEO CHUẨN

NGHỀ NGHIỆP

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

1 1 Mục tiêu khảo sát

Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai làm cơ sở đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp.

1 Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

- Khảo sát điều kiện khách quan và chủ quan về phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

1 3 Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL, giáo viên các trường THCS về phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai;

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ và các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục bậc THCS.

- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện đến phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường cụ thể:

+ Hồ sơ kế hoạch phát triển đội ngũ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. + Hồ sơ đánh giá giáo viên..

2.1.4. Quy trình khảo sát

- Đối tượng khảo sát: 34 cán bộ quản lý và 334 giáo viên các trường THCS

- Thời gian và địa bàn khảo sát

+ Thời gian: Khảo sát thực trạng giai đoạn 2015-2020; biện pháp định hướng năm 2020-2025.

+ Địa bàn khảo sát: 17 trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

1 5 Cách xử ý số iệu khảo sát

Dựa trên cơ sở thực trạng về công tác quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai để tính các tỉ lệ phần trăm, hệ số tương quan. Để khảo sát 5 mặt đánh giá về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu đánh giá cho 34 cán bộ quản lý và 334

giáo viên của 17 trường THCS. Nội dung phiếu hỏi về một số vấn đề liên quan đến 5 mặt đánh giá về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS. Bảng cho điểm theo 5 mức độ và tính điểm như sau: tốt: 5 điểm, khá 4 điểm, trung bình 3 điểm, yếu 2 điểm, kém 1 điểm (điểm trung bình là 3).

Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức sau: i i i i

i X K X K X K n    X: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ Xi

Ki: Số người cho điểm ở mức Xi n: Số người tham gia

Tính thứ bậc thực hiên theo hàm thống kê của bảng tính điên tử Excel: RANK (number, ref, order) (number: giá tri cần tính thứ bậc, ref: danh sách các giá trị, order: trât tự tính thứ bậc).

2.2. Khái quát về tình hình Kinh tế - Xã hội và Giáo dục và Đào tạo của huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

1 Đặc điểm t nhiên, tình hình kinh tế xã hội

Huyện Đak Đoa nằm ở phía đông tỉnh Gia Lai, diện tích tự nhiên của huyện là 98.866,02 ha, chiếm 6,36% diện tích tự nhiên của tỉnh Gia Lai. Huyện có 16 xã và 01 thị trấn; 06 xã khu vực I, 07 xã khu vực II và 04 xã khu vực III. Hiện tại có 17 dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện. Dân số toàn huyện 30.019 hộ, với 123.150 khẩu, trong đó dân tộc kinh 52.704 khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số 70.446 khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 là 6,39% (1.918 hộ). Trong đó, tỷ lệ hộ đồng bào DTTS nghèo chiếm 92,54% tổng số hộ nghèo.

- Về phát triển các thành phần kinh tế

Huyện ủy luôn quan tâm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đề ra giải pháp

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)