Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường

trƣờng THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015 - 2020

Để đánh giá được thực trạng công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa chúng tôi dùng phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát gồm 34 CBQL và 334 GV ở các trường THCS trong huyện.

Nội dung khảo sát gồm 5 mặt đánh giá về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS. Bảng cho điểm theo 5 mức độ và tính điểm như sau: tốt: 5 điểm, khá 4 điểm, trung bình 3 điểm, yếu 2 điểm, kém 1 điểm.

4 1 Th c trạng công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên

Với 5 căn cứ để khảo sát thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên ở các trường THCS, tôi thu được kết quả trong bảng sau:

Bảng 2.15. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

S TT Tiêu chuẩn Mức độ Điểm trung bình Tốt Khá TB Yếu Kém 2.1

Có xây dựng kế hoạch dài hạn, các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát triển đội ngũ giáo viên

16 52 79 146 75 2.42

2.2

Quy hoạch PTĐNGV đảm bảo tính pháp lý, hợp lý, khả thi phù hợp điều kiện địa phương

28 69 79 127 65 2.64

2.3

Quy hoạch PTĐNGV thể hiện được tầm nhìn về số lượng, chất lượng, cơ cấu, tính đồng thuận của ĐNGV

14 46 56 158 94 2.26

2.4

Có sự tham gia của đội ngũ giáo viên vào việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát riển ĐNGV của đơn vị

34 68 89 131 46 2.76

2.5

Quy hoạch và kế hoạch phát triển ĐNGV được quán triệt tới toàn bộ CBQL và GV, NV

41 68 115 112 32 2.93

Điểm trung bình các tiêu chuẩn 2.60 (Nguồn:Phân tích, tổng hợp từ phiếu điều tra)

Theo số liệu bảng 2.15 chúng ta thấy thực trạng xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Đak Đoa đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ. Việc xây dựng quy hoạch, phát triển ĐNGV trên cơ sở duyệt kế hoạch phát triển về quy mô trường lớp, kế hoạch biên chế đội ngũ CBGV của các trường (vào tháng 4 hàng năm), từ đó có kế hoạch tuyển dụng, điều động, luân chuyển ĐNGV THCS. Trong việc lập quy hoạch phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ đã bám sát vào kế hoạch của các trường, đã xác định được cơ cấu, định mức giáo viên, nhu cầu bổ sung giáo viên ở một số bộ môn, số lượng giáo viên trong biên chế, số giáo viên hợp đồng, số giáo viên nghỉ hưu...trong toàn huyện từ đó có kế hoạch tuyển dụng kịp thời.

Công tác quy hoạch nguồn CBQL đã thực hiện đúng theo Quy định của huyện ủy Đak Đoa phù hợp với quy định của pháp luật. Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giáo

viên để quy hoạch vào nguồn CBQL nhà trường đã đảm bảo dân chủ, khách quan, đã lựa chọn được những giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực và trình độ vào nguồn quy hoạch.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm CBQL được tiến hành đúng quy trình (chỉ bổ nhiệm CBQL có trong nguồn đã quy hoạch).

Hạn chế: Trong các căn cứ được khảo sát không có căn cứ nào đạt điểm 4 trở lên. Có 5 căn cứ dưới 3 điểm, đặc biệt căn cứ 3 “Quy hoạch PTĐNGV thể hiện được tầm nhìn về số lượng, chất lượng, cơ cấu, tính đồng thuận của ĐNGV” có điểm rất thấp 2.26 điểm. Chứng tỏ công tác dự báo mô hình tổ chức của thời gian tới trên các phương diện chưa được quan tâm. Việc xây dựng quy hoạch, phát triển ĐNGV THCS trong thời gian qua chưa đảm bảo mang tính chiến lược (05 năm trở lên). Việc phân tích nhu cầu giáo viên theo cơ cấu các môn học để hoạch định đào tạo giáo viên hàng năm chưa chặt chẽ.

Các trường THCS chưa có sự chủ động và còn nhiều lúng túng trong việc lập quy hoạch, phát triển ĐNGV THCS. Việc phân tích, đánh giá thực trạng về ĐNGV và thực trạng xây dựng quy hoạch, phát triển ĐNGV trong thời gian qua chưa được coi trọng. Chưa phân tích làm rõ được những hạn chế yếu kém và nguyên nhân thực trạng. Các chủ trương, giải pháp để xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên đưa ra còn chậm và chưa tạo được sự đột phá, tính khả thi chưa cao. Kinh phí đầu tư đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thấp chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Việc bố trí, sắp xếp giáo viên chưa hợp lý giữa các trường trong huyện, còn có sự nể nang, châm trước, chưa thật sự căn cứ vào nhu cầu công việc và thực tế của nhà trường. Nhận thức của một bộ phận CBQL và giáo viên về xây dựng ĐNGV chưa đúng và chưa làm tốt những nội dung phục vụ việc phát triển đội ngũ.

2.4.2 Th c trạng công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, uân chuyển đội ngũ giáo viên

Kết quả về việc khảo sát đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên các trường THCS như sau:

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh

Gia Lai S TT Tiêu chuẩn Mức độ Điểm trung bình Tốt Điểm trung bình TB Yếu Kém

3.1 Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm

được thực hiện theo quy hoạch 64 76 156 63 9 3.33

3.2

Ban hành tiêu chuẩn và quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm ĐNGV hợp lý, công khai, minh bạch

64 100 154 35 15 3.44

3.3

Công khai về quy trình và tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm; quán triệt tới toàn thể CBQL và GV

71 116 145 31 5 3.59

3.4

Triển khai tuyển dụng, bổ nhiệm theo đúng quy hoạch, quy trình và tiêu chuẩn quy định.

101 123 93 45 6 3.73

3.5

Thực hiện công tác luân chuyển, điều động giáo viên hợp lý.

50 54 104 104 56 2.83

3.6

Bố trí, sắp xếp, phân công sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực, hoàn cảnh và yêu cầu nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh của GV

67 85 149 57 10 3.39

Điểm trung bình các tiêu chuẩn 3.39 (Nguồn:Phân tích, tổng hợp từ phiếu điều tra)

Theo số liệu bảng 2.16 chúng ta thấy thực trạng công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa đã cơ bản thực hiện theo đúng quy định.

Hàng năm Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ, hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch biên chế, tổng hợp trình UBND huyện và Sở Nội vụ phê duyệt, việc tuyển chọn theo hình thức xét tuyển. Trước khi tuyển dụng giáo viên có sự thông báo, công khai về hình thức tuyển chọn, số lượng tuyển dụng, điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên được tuyển dụng có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định. Tuyển dụng giáo viên do Hội đồng tuyển dụng viên chức của tỉnh tổ chức. Việc tuyển dụng giáo viên thực hiện đảm bảo công khai, chặt chẽ, đúng quy định.

Hạn chế: cách xét tuyển viên chức của tỉnh hiện còn thể hiện nhiều điểm bất cập. Theo phương pháp tính cộng điểm các tiêu chí: bảng điểm đào tạo; đối tượng được hưởng các chế độ ưu tiên (con thương, bệnh binh, dân tộc...). Hội đồng xét tuyển viên chức của tỉnh sẽ căn cứ vào số chỉ tiêu được giao, căn cứ vào tổng điểm các tiêu chí sẽ lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ số lượng được tuyển. Vì số điểm ưu tiên, khuyến khích chiếm số lượng đáng kể, hiện tượng điểm tuyển sinh đầu vào còn thấp ở một số trường sư phạm địa phương, hiện tượng "chạy điểm" trong quá trình đào tạo ở một số giáo sinh, cũng làm cho việc tuyển chọn chưa thực sự chọn được người giỏi.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL các trường THCS được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy định trước khi bổ nhiệm được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, đảm bảo dân chủ khách quan. Việc luân chuyển, bố trí giáo viên giảng dạy ở các trường THCS tương đối phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác, bước đầu tạo ra sự chuyển biến tích cực.

Hạn chế: tuy nhiên việc sắp xếp bố trí giáo viên chưa thật hợp lý giữa các trường trong huyện, còn sự nể nang, châm chước, chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu công việc và thực tế của các trường, tỉ lệ giáo viên không đồng đều trên địa bàn huyện. Đội ngũ giáo viên không đồng đều về cơ cấu bộ môn, một số bộ môn thiếu đã gây khó khăn trong phân công chuyên môn, làm giảm hiệu quả dạy học.

4 3 Th c trạng công tác đ o tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Kết quả về việc khảo sát đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa như sau:

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

S TT Tiêu chuẩn Mức độ Điểm trung bình Tốt Khá TB Yếu Kém 4.1

Xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng của ĐNNG trên cơ sở kết quả đánh giá GV và tầm nhìn, chiến lược phát triển của nhà trường

0 84 113 145 26 2.69

4.2

Tạo điều kiện và cử GV tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng nhu cầu của GV

0 87 101 156 24 2.68

4.3

Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng, tham gia các lớp nâng chuẩn

0 96 141 127 4 2.89

4.4

Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên

19 173 98 78 1 3.36

4.5

Sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

0 94 160 108 6 2.93

4.6

Đánh giá hợp lý kết quả đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở kết quả công việc sau khi đào tạo, bồi dưỡng

0 79 157 120 12 2.82

Điểm trung bình các tiêu chuẩn 2.90

Theo số liệu bảng 2.17 chúng ta thấy thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa theo ý kiến đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mới đạt 2,90 điểm. Như vậy cho ta thấy công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên THCS trong những năm qua được thực hiện tương đối tốt. Trình độ và năng lực của ĐNGV được nâng lên đáng kể đảm bảo kiến thức để thực hiện tốt các biện pháp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Qua thống kê đến hết năm học 2019-2020, toàn huyện số giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn là 84.13%.

ĐNGV đã xác định được mục đích tự học, tự khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề hàng năm có tác dụng tích cực, đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm. Tài liệu bồi dưỡng, phương tiện, đồ dùng dạy học, phương tiện nghe nhìn được chuẩn bị khá tốt. Kết quả đạt được góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trang bị bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Thông qua công tác bồi dưỡng, giáo viên nắm được một cách có hệ thống các quan điểm của Bộ GD&ĐT về chủ trương thay sách, về nội dung, chương trình, SGK mới theo bộ môn. Bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại.

Tuy nhiên qua bảng khảo sát cho ta thấy vẫn còn tiêu chí đạt điểm thấp. Nguyên nhân là do các trường chưa có kế hoạch chiến lược cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, chưa có dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, toàn diện. Việc đào tạo nâng chuẩn chưa quản lý chặt chẽ về chất lượng đào tạo. Việc liên kết với các trường đại học chủ yếu là đào tạo với hình thức tại chức, chuyên tu, vai trò tác động của các cơ quan quản lý giáo dục cấp Sở, Phòng chưa được chú trọng. Việc kiểm tra đánh giá sau bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời chưa tham mưu quyết liệt với UBND huyện có chính sách khuyến khích riêng cho giáo viên học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ... Mặt khác, việc sử dụng giáo viên sau khi đi học nâng cao trình độ về còn có chỗ chưa hợp lý... Vì vậy, mặc dù trình độ chuyên môn có nâng cao hơn, song năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn của giáo viên sau khi được đào tạo nâng chuẩn chưa tương xứng.

4 4 Th c trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Công tác kiểm tra đánh giá của Phòng GD&ĐT đối với đội ngũ giáo viên được tiến hành thường xuyên, theo định kỳ. Hàng năm Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học, kế hoạch này được thông báo xuống các cơ sở. Nội dung kiểm tra chủ yếu việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Phòng GD&ĐT đã xây dựng được tiêu chí đánh giá sát với thực tế theo chủ đề từng năm học cụ thể phù hợp với các

tiêu chí xếp loại thi đua của ngành. Kết quả về việc khảo sát đánh giá thực công tác kiểm tra đối với giáo viên ở các trường THCS như sau:

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

S TT Tiêu chuẩn Mức độ Điểm trung bình Tốt Khá TB Yếu Kém 5.1

Ban hành và quán triệt các quy định, kế hoạch về kiểm tra, đánh giá giáo viên đến toàn thể ĐNGV

18 94 145 111 0 3.05

5.2

Tổ chức kiểm tra, đánh giá giáo viên theo đúng quy trình, quy định, đúng nội dung; công khai, minh bạch và dân chủ

0 87 112 156 13 2.74

5.3 Áp dụng linh hoạt các phương

pháp và hình thức đánh giá 0 87 101 156 24 2.68

5.4

Phối hợp các tổ chức đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường tham gia vào quá trình đánh giá giáo viên

19 173 98 78 0 3.36

5.5 Lưu trữ, sử dụng kết quả đánh

giá giáo viên đúng quy định 6 94 160 108 0 2.99

5.6 Kiểm tra, đánh giá có tác động

tích cực đến giáo viên 0 75 157 122 14 2.80

Điểm trung bình các tiêu chuẩn 2.94

(Nguồn:Phân tích, tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 2.18 ta thấy công tác kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên THCS đã được tiến hành, kết hợp nhiều hình thức đánh giá (qua kiểm tra toàn diện của Phòng GD&ĐT, qua kiểm tra hoạt động sư phạm nhà trường, qua đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên) góp phần cho các cấp quản lý giáo dục, các trường nắm được thực

trạng đội ngũ, từ đó giúp cho việc bố trí sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Qua kết quả về việc khảo sát đánh giá thực trạng trên chúng ta thấy công tác kiểm tra đối với đội ngũ giáo viên ở các trường THCS còn có một số hạn chế đó là:

Nội dung đánh giá một số điểm chưa hợp lý, cách tính điểm khá phức tạp, khó vận dụng, hình thức. Một số trường chưa quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu, mức độ, thái độ đánh giá còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, tỉ lệ xuất sắc, khá chưa phản ánh thực chất.

Phương pháp kiểm tra đánh giá còn cứng nhắc chưa mềm dẻo, linh hoạt. Công tác tư vấn, thúc đẩy chưa chỉ ra hướng giải quyết những khuyết điểm của giáo viên khi thực hiện quy chế chuyên môn. Những điều chỉnh sau kiểm tra bằng các quyết định biểu dương, khen thưởng hoặc kỷ luật của cấp trên về công tác chuyên môn là chưa rõ.

Việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS triển khai hiệu quả chưa cao ở các trường. Ý thức tự đánh giá của một bộ phận giáo viên chưa cao, đánh giá chưa khách quan, thiếu các nguồn minh chứng.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)