8. Cấu trúc luận văn
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3 3 1 Mô tả quá trình khảo nghiệm
a. Mục tiêu khảo nghiệm
Quá trình khảo nghiệm nhằm xác định mức độ tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.
b. Nội dung khảo nghiệm
Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai.
c. Phương pháp khảo nghiệm
Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, bằng phương pháp khảo nghiệm bằng bảng hỏi, đề tài thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GV THCS huyện Đak Đoa, tác giả thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ, giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai. (được thể hiện trong phụ lục 1)
- Bước 2: Lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa
tỉnh Gia Lai và xử lý kết quả nghiên cứu.
giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:
- Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất cần thiết (3 điểm); cần thiết (2 điểm); ít cần thiết (1 điểm).
- Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); khả thi (2 điểm); ít khả thi (1 điểm).
- Bước 3: Lập bảng thống kê điểm trung bình cho các biện pháp đề xuất, xếp thứ bậc và đưa ra kết luận.
d. Tổ chức khảo nghiệm
Đối tượng khảo nghiệm: 34 Cán bộ quản lý và 334 giáo viên các trường THCS
Thời gian và địa bàn khảo nghiệm
- Thời gian: Khảo nghiệm thực trạng giai đoạn 2015-2020; biện pháp định hướng năm 2020-2025.
- Địa bàn khảo nghiệm: 17 trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai.
Các giai đoạn tiến hành khảo nghiệm
- Tháng 01: Khảo nghiệm thực trạng vấn đề tại các trường.
- Tháng 02: Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.
3 3 Kết quả khảo nghiệm
Sau khi phiếu hỏi đến từng người, chúng tôi có giải thích các câu hỏi và hướng dẫn người được hỏi cách trả lời, chúng tôi đã thu về các phiếu và lựa chọn lấy 300 phiếu có đầy đủ các câu trả lời theo yêu cầu của bảng hỏi.
Kết quả thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GV THCS đã đề xuất được thể hiện trong bảng 3.1 và bảng 3.2
- Về tính cấp thiết của các biện pháp
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
S T T Các biện pháp Tính cấp thiết Điểm TB Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp
thiết SL % SL % SL %
1
Phổ biến và áp dụng chuẩn nghề nghiệp trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên
S T T Các biện pháp Tính cấp thiết Điểm TB Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp
thiết SL % SL % SL %
2
Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV.
247 82.33 53 17.67 0 0 2.82 1
3
Đổi mới phương thức tuyển chọn giáo viên theo hướng khách quan, công bằng
170 56.67 122 40.67 8 2.67 2.54 4
4
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên 235 78.33 65 21.67 0 0 2.78 2 5 Xây dựng các chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ GV 172 57.33 105 35.00 23 7.67 2.50 5 6
Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên
200 66.67 82 27.33 18 6.00 2.61 3
TB chung 2.60
Nhận xét: Với kết quả khảo sát CBQL, GV THCS ở bảng 3.1 cho thấy CBQL,
GV THCS đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS có mức độ cấp thiết rất cao vì với điểm trung bình chung 2.60 (min =1, max =3) và có 6/6 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình trên 2.0 trong đó có 5/6 biện pháp đề xuất (83.3%) có điểm trung bình trên 2.5. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá tính cấp thiết cao nhất là: Biện pháp “Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV“ có điểm trung bình 2.82 xếp bậc 1/6. Biện pháp: “ Đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GV” có điểm trung bình 2.78 xếp bậc 2/6.
Mức độ cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS đã đề xuất tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không
quá xa nhau. Điều đó khẳng định để phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS cần phải phối hợp cả 6 biện pháp trên, mỗi biện pháp có thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau.
- Về tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
S TT Các biện pháp phát triển ĐNGV THCS Tính khả thi Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không
khả thi SL % SL % SL % 1 Phổ biến và áp dụng chuẩn nghề nghiệp trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên
196 65.33 80 26.67 24 8.00 2.57 5
2
Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV.
237 79.00 60 20.00 3 1.00 2.78 2
3
Đổi mới phương thức tuyển chọn giáo viên theo hướng khách quan, công bằng
179 59.67 101 33.67 20 6.67 2.53 6
4
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên 248 82.67 47 15.67 5 1.67 2.81 1 5 Xây dựng các chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ GV 206 68.67 80 26.67 14 4.67 2.64 4 6
Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên
232 77.33 58 19.33 10 3.33 2.74 3
TB chung 2.68
Nhận xét kết quả bảng 3.2 cho thấy ý kiến đánh giá các biện pháp phát triển giáo viên trường THCS đã đề xuất với điểm trung bình chung 2.68 có tính khả thi tương đối cao, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán ít từ
2.53 đến 2.81 tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình trên 2.0.
Mức độ khả thi của các biện pháp được CBQL, GV THCS đánh giá không giống nhau, đó là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục. Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là; Biện pháp:“Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GV” có điểm trung bình 2.81 xếp bậc 1/6; Biện pháp: “Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV” có điểm trung bình 2.78 xếp bậc 2/6.
Nhìn chung, Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS huyện Đak Đoa đề xuất. Mối quan hệ giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS.
S
TT Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
Tính cấp
thiết Tính khả thi Hiệu số T/b (D) Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1
Phổ biến và áp dụng chuẩn nghề nghiệp trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên
2.39 6 2.57 5 +1
2 Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội
ngũ GV. 2.82 1 2.78 2 -1
3 Đổi mới phương thức tuyển chọn giáo
viên theo hướng khách quan, công bằng 2.54 4 2.53 6 -2
4 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ đội ngũ giáo viên 2.78 2 2.81 1 +1
5 Xây dựng các chính sách khuyến khích,
động viên đội ngũ GV 2.50 5 2.64 4 +1
6 Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ
giáo viên 2.61 3 2.74 3 0
Điểm trung bình chung X 2.60 2.68
Việc tìm ra sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai là rất cấp thiết ở góc độ khoa học và cả trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Để tìm hiểu tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai tác giả đã sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính toán.
2 2 6 1 ( 1) D r N N Trong đó: R là hệ số tương quan thứ bậc
D là hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng cần so sánh N số đơn vị được so sánh
Áp dụng công thức Spearman và các đại lượng nghiên cứu ta có: R = 1- {6 x 8: 6(6 - 1)} = 0.7714285
Kết quả thu được hệ số tương quan R = +0.7714285 đã khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai mà tác giả đã đề xuất là tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là rất phù hợp nhau. Ngoài ra chúng ta còn nhận thấy điểm trung bình chung của tính cần thiết có giá trị 2.60 và tính khả thi có giá trị 2.68. Các mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đều có giá trị X 2, 0 và độ lệch các giá trị X không lớn lại một lần nữa khẳng định mức độ cấp thiết và mức độ khả thi rất phù hợp nhau.
Tiểu kết chƣơng 3
Qua nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên và căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên trường THCS; tác giả đề xuất 6 biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai từ nay đến năm 2025 và tạo tiền đề bền vững cho những năm tiếp theo. Các biện pháp tập trung giải quyết vấn đề về chỉ rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, phân rõ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được phân cấp của các chủ thể quản lý trong việc phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS, đồng thời tập trung giải quyết vấn đề về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS trên địa bàn huyện. Qua khảo sát, trưng cầu ý kiến các khách thể cho thấy các nhóm biện pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cấp thiết và có tính khả thi cao tại huyện huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1 1 Về ý uận
Vai trò của đội ngũ GV là rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Đội ngũ GV là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước và cộng đồng. Vì vậy, công tác xây dựng phát triển đội ngũ GV là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết vừa mang tính cấp bách trước mắt và mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2020 - 2025.
Phát triển đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVTHCS nói riêng phải đảm bảo tính toàn diện, vững chắc theo tinh thần Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng, đáp ứng được Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) yêu cầu "Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" trong thời gian tới.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới GD&ĐT của nước ta hiện nay. Do đó các biện pháp quản lý ĐNGV của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT nhất thiết phải tiếp cận các quan điểm khoa học của QLGD và lý thuyết quản lý phát triển nguồn nhân lực.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, giáo dục THCS của huyện Đak Đoa đã có những bước phát triển tích cực, mạng lưới trường, lớp tương đối ổn định, cơ sở vật chất được củng cố và nâng cấp. Đội ngũ GV phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên trong các giải pháp mà ngành GD&ĐT huyện Đak Đoa đang thực hiện thì việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ chưa gắn bó chặt chẽ với nhau và thiếu tính khoa học, ổn định bền vững. Công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV chưa được chú trọng nên đội ngũ GVTHCS huyện Đak Đoa hiện nay chưa mạnh về chất lượng, cơ cấu bộ môn chưa hợp lý. Từ thực tế đó dẫn đến chất lượng giáo dục THCS chưa cao, thiếu tính bền vững. Phát triển đội ngũ GVTHCS là rất cần thiết nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay.
1 Về th c ti n
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ GV bằng việc đưa ra phân tích một số khái niệm cơ bản nhằm làm rõ vai trò và tầm quan trọng cũng như nội dung của việc phát triển đội GV, đồng thời phân tích làm sáng tỏ, vị trí vai trò đặc điểm của cấp học THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân và đặc điểm của đội ngũ GVTHCS làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai trong giai đoạn mới.
Tác giả đề xuất các biện pháp phát triển đội GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS và thực hiện các mục tiêu giáo dục của huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2020-2025. Các biện pháp tác giả đưa ra đã được khảo sát tính cần thiết và tính khả thi thông qua việc hỏi ý kiến của các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục bằng phiếu hỏi. Kết quả khẳng định là cần thiết và khả thi.
Các biện pháp mà luận văn đề xuất có khả thi và hiệu quả nếu như ngành GD&ĐT quan tâm chỉ đạo sát sao, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ sở đào tạo, của các ban ngành có liên quan trong quá trình thực hiện giải pháp, tác giả tin tưởng rằng nếu các biện pháp được thực hiện sẽ góp phần tích cực trong công tác phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, cơ cấu hợp lý góp phần thúc đẩy giáo dục THCS của huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai phát triển đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2. Kiến nghị
1 Đối với Sở Giáo dục v Đ o tạo
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV trong toàn ngành. Ban hành cơ chế phối hợp thông qua các ngành chức năng trong quản lý sử dụng đội ngũ GV trong đó Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT được chủ động, tập trung thống nhất trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng đội ngũ GV.
Tham mưu với UBND tỉnh, ban hành những chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích động viên cho đội ngũ GV giỏi, GV có thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi. Có chính sách động viên, khuyến khích GV trong công tác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính sách thu hút GV giỏi về công tác tại địa phương.
Đối với Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa