Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 64)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3 1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Ngun tắc đảm bảo tính mục tiêu địi hỏi các giải pháp đề xuất khi thực hiện không chỉ đảm bảo đạt được mục tiêu riêng, mà còn phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu chung của ngành, lĩnh vực, vùng và quốc gia. Đồng thời, cịn phải tính đến các nguồn lực để đảm bảo thực hiện giải pháp.

Mục tiêu của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Đăk Đoa (mục tiêu riêng) là: xây dựng được một đội ngũ giáo viên THCS tại chỗ, đảm bảo đủ về số lượng; hợp lí về cơ cấu; đảm bảo về chất lượng để đủ năng lực làm chủ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững giáo dục vùng Tây Nguyên và đổi mới GD&ĐT.

Bản thân mục tiêu (riêng) nêu trên cịn có mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và mục tiêu của từng giải pháp. Điều đó có nghĩa là mỗi giải pháp đều có mục tiêu và mục tiêu của giải pháp là một thành tố của mục tiêu cu thể và mục tiêu tổng quát. Các mục tiêu chung mà các giải pháp cũng cần phải hướng đến là mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh, vùng và quốc gia; mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giáo dục của huyện, tỉnh, vùng và quốc gia; mục tiêu phát triển KT- XH của tỉnh, vùng và quốc gia.

Tóm lại, nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu nhằm đảm bảo cho các giải pháp đề

xuất được dựa trên cơ sở những qui luật vận động và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, giáo dục và đào tạo nói riêng.

3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Lí thuyết hệ thống cho thấy mọi quá trình vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy đều có mối liên hệ biện chứng với nhau tạo thành một chỉnh thể. Hệ thống luôn là hệ thông mở, khái niệm hệ thống kín (hệ kín, hệ cơ lập) chỉ có ý nghĩa tương đối.

Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống, địi hỏi khi đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa, phải luôn luôn đặt trong sự phát triển giáo dục tỉnh Gia Lai, vùng Tây Ngun.

Trong quản lí xã hội nói chung, quản lí con người nói riêng cùng một đối tượng (khách thể quản lí) có thể có nhiều chủ thể quản lí. Vấn đề đặt ra cần chỉ rõ trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thì đâu là mối quan hệ chủ yếu. Việc làm này giúp các nhà nghiên cứu xác định được các hệ thống và sự tác động của hệ thống đến đối

tượng nghiên cứu.

Các giải pháp đề xuất phải là những giải pháp chủ yếu trong hệ thống các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yêu và các giải pháp khác đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên THCS.

Phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp là một nhiệm vụ trong hệ thống các nhiệm vụ phát triển GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực, phát triển KT-XH của các địa phương vùng Tây Nguyên và của Quốc gia.

Mặt khác, phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đăk Đoa theo chuẩn nghề nghiệp khơng chỉ có mối quan hệ biện chứng với các “phần tử” khác trong hệ thống mà còn chịu sự tác động, chi phối của các yếu tố ngồi hệ thống (yếu tố mơi trường) như: khoa học & công nghệ; xu thế thời đại; hội nhập,...

3 3 Nguyên tắc đảm bảo tính th c ti n

Thực tiễn luôn vận động và phát triển theo những qui luật, khoa học có nhiệm vụ tìm ra những qui luật đó, góp phần cải biến và thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn. Ngược lại, thực tiễn là thước đo chân lí, kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu khoa học. Những kết quả nghiên cứu khoa học khi vận dụng vào thực tiễn nếu đúng qui luật sẽ thúc đẩy thực tiễn phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của thực tiễn.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, đòi hỏi mỗi giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa theo chuẩn nghề nghiệp được đề xuất khi vận dụng vào thực tiễn phải làm thay đổi được hiện trạng theo chiều hướng tích cực.

Thực tiễn phát triển giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa theo chuẩn nghề nghiệp trong điều kiện hiện nay đặt ra yêu cầu tự chủ được nguồn giáo viên THCS. Mặt khác, nếu giải quyết được vấn đề số ượng giáo viên THCS, thì lại gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề chất ượng đội ngũ và chất lượng giáo dục THCS. Do vậy, các giải pháp đề xuất phải giải quyết được yêu cầu và những vướng mắc nêu trên của địa bàn ở tỉnh Gia Lai nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.

3 4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Về mặt khoa học, các giải pháp đề xuất có thể tối ưu, gần tối ưu hoặc chấp nhận được. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp nào để thực hiện còn phụ thuộc vào các điều kiện đảm bảo thực hiện giải pháp. Các điều kiện chủ yếu đảm bảo thực hiện giải pháp là: nhân lực, vật lực, tài lực và công nghệ, trong đó nhân lực đóng vai trị quyết định. Đồng thời các điều kiện về môi trường (dân tộc, văn hóa, tơn giáo, đạo đức, xã hội, chính trị, pháp luật,...) có vai trị chi phối nhất định trong q trình thực hiện giải pháp.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, địi hỏi các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa theo chuẩn nghề nghiệp được đề xuất có đủ điều kiện để có thể thực hiện được trong thực tiễn. Do vậy, việc lựa chọn giải pháp tối ưu, gần tối ưu hoặc chấp nhận được để áp dụng vào thực tiễn trước hết phải đảm bảo giải pháp đó có thể thực hiện được (đủ điều kiện về nguồn lực để thực hiện), ngược lại dù là giải pháp tối ưu song vẫn có thể khơng khả thi, Mặt khác, giải pháp khơng khả thi còn gây ra tác động ngược về tâm lí, xã hội.

3.2. iện pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về chuẩn nghề nghiệp v yêu cầu đạt chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Đak yêu cầu đạt chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

- Mục tiêu biện pháp

Việc phổ biến và áp dụng chuẩn đã xây dựng nhằm thực hiện các biện pháp theo định hướng chuẩn nghề nghiệp từ khâu tuyển dụng đến khâu sử dụng để đủ số lượng giáo viên, nâng cao chất lượng ĐNGV giảng dạy, đáp ứng yêu cầu dạy học tại các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp.

- Nội dung biện pháp và cách tiến hành biện pháp

Cùng với việc sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có tại các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp, cần vận dụng các biện pháp theo định hướng chuẩn nghề nghiệp trong việc tuyển dụng và sử dụng để có đủ số lượng giáo viên, nâng cao chất lượng ĐNGV giảng dạy trong các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai.

Cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng theo định hướng chuẩn hoá.

Xây dựng ĐNGV giảng dạy cốt cán nhằm tăng cường năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của ĐNGV trong các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai. Tổ chức các hoạt động tăng cường nhận thức cho đội ngũ theo các nội dung sau:

- Giới thiệu nội dung chuẩn

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Thông tư số 20). Về tổng thể, chuẩn nghề nghiệp giáo viên được hiểu là hệ thống các yêu cầu về năng lực thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh của giáo viên, được thể hiện cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đáp ứng các nhiệm vụ, chỉ dẫn, hướng dẫn hoạt động nghề nghiệp của giáo viên; được sử dụng nhằm làm rõ các mức năng lực thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông để đo lường và đánh giá chất lượng hoạt động chuyên

môn của giáo viên; để đảm bảo chất lượng dạy học, giáo dục phổ thông phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục quốc gia và phát triển nghề nghiệp của giáo viên.

Việc ban hành Thông tư số 20 đã thể hiện sự thống nhất giữa các qui định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với chuẩn nghề nghiệp của giáo viên nhằm nhận diện một cách khoa học, khách quan về thực trạng đội ngũ từ đó nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng bao gồm 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí.

Mỗi tiêu chí được mơ tả theo ba mức với cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá, mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.

Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong dạy học và giáo dục học sinh theo quy định;

Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.

- Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông phải đảm bảo các u cầu sau: Khách quan, tồn diện, cơng bằng và dân chủ; Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương; Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

- Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Việc đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp phải thực hiện quy trình theo 3 bước, cụ thể như sau: Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

Xếp loại kết quả đánh giá

Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Thông

tư 20 đạt mức tốt;

Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Thơng tư 20 đạt mức khá trở lên;

Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi khơng đáp ứng u cầu mức đạt của tiêu chí đó).

- Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

- Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán

Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;

Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Thơng tư 20 này phải đạt mức tốt;

Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;

Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thơng có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau: có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo; được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục; có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.

Cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn và đề xuất giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo sở giáo dục và đào tạo;

Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu.

- Nhiệm vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán

Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;

Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh); tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;

Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học; về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ);

Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về cơng tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)