Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi vốn

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng (Trang 102 - 109)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi vốn

3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả định kỳ hạn nợ

Chƣơng trình tín dụng HSSV là một chƣơng trình có nhu cầu nguồn vốn lớn, thời hạn cho vay dài.

Thời hạn cho vay HSSV cần đƣợc điều chỉnh cụ thể nhƣ sau:

- Đối với các chƣơng trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.

Đối với các chƣơng trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

Trƣờng hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhƣng thời hạn ra trƣờng của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay đƣợc xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trƣờng dài nhất.

Với mức vay nhƣ hiện nay là 1.250.000đ/tháng/sinh viên thì HSSV thuộc hộ nghèo học 4 năm đại học khi ra trƣờng có tổng dƣ nợ là 44 triệu, thời hạn cho vay là 9 năm. Nhƣ vậy sau khi ra trƣờng gia đình HSSV sẽ phải trả 44 triệu đồng tiền gốc. Việc trả một lần hết số gốc sẽ vô cùng khó khăn cho gia đình.Vì vậy khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay cùng ngƣời vay phải thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Ngƣời vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhƣng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Số tiền cho vay đƣợc phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của ngƣời vay do ngân hàng và ngƣời vay thoả thuận.

Trƣờng hợp ngƣời vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhƣng thời hạn ra trƣờng của từng HSSV khác nhau, thì việc định kỳ hạn trả nợ đƣợc thực hiện khi giải ngân số tiền cho vay kỳ học cuối của HSSV ra trƣờng sau cùng.

Việc trả nợ đúng kỳ theo phân kỳ đã thỏa thuận nhằm chia nhỏ số tiền gốc vay, giảm bớt gánh nặng phải trả một khoản lớn khi hết hạn. Điều này cũng tạo thói quen và ý thức tiết kiệm, có kế hoạch tài chính để trả nợ ngân hàng.

Để ngƣời vay chấp hành việc định kỳ hạn trả nợ cũng là một thách thức lớn đối với NHCSXH. Do vậy phải nâng cao hiệu quả định kỳ hạn nợ, việc trả đúng kỳ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Đến kỳ giải ngân cuối cùng của HSSV bắt buộc cán bộ tín dụng phải cùng ngƣời vay định kỳ hạn trả nợ thích hợp. Đối với các trƣờng hợp nhƣ:

+ Trƣờng hợp HSSV không nhận hết số tiền vay đƣợc duyệt Ngân hàng nơi cho vay xác định kỳ hạn trả nợ căn cứ vào lịch kết thúc khóa học của HSSV ghi trên Giấy xác nhận. Thời hạn trả nợ đƣợc xác định tối đa bằng thời hạn phát tiền vay, nhƣ vậy, hộ vay chỉ nhận tiền vay 1 năm thì thời hạn trả nợ sẽ là 1 năm và đƣợc

phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần.

+ Trƣờng hợp hộ gia đình thuộc diện khó khăn đột xuất về tài chính nhận tiền vay một lần. NHCSXH nơi cho vay và ngƣời vay thỏa thuận phát tiền vay một lần cho cả năm học, thì đây cũng là số tiền giải ngân lần cuối cho ngƣời vay.Vì vậy, ngân hàng phải cùng hộ vay tiến hành thỏa thuận kỳ hạn trả nợ ngay. Trƣờng hợp hộ đã nhận tiền vay đủ 12 tháng nhƣng hộ gia đình vẫn còn khó khăn hoặc lại khó khăn tiếp và đủ điều kiện đƣợc nhận tiền vay 12 tháng tiếp theo, khi giải ngân khoản vay này ngân hàng nơi cho vay tiếp tục định kỳ hạn nợ, thời hạn trả nợ bao gồm của thời hạn trả nợ của số tiền giải ngân trƣớc đây và thời hạn phát tiền vay lần này, đồng thời điều chỉnh thời hạn trả nợ trên khế ƣớc trên máy. Việc xác định thời hạn trả nợ và định kỳ hạn trả nợ của số tiền cho vay lần đầu và các lần tiếp theo đƣợc thực hiện trên nguyên tắc: thời gian trả nợ là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày ngƣời vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi, thời hạn trả nợ cụ thể do ngƣời vay và ngân hàng thoả thuận, nhƣng không vƣợt quá thời hạn trả nợ tối đa đƣợc quy định.

- Ngƣời vay phải lên kế hoạch trả nợ rõ ràng. Nguồn trả nợ có thể trích từ tổng thu nhập của hộ gia đình và thu nhập của HSSV.

Để thực hiện tốt việc định kỳ hạn trả nợ, cán bộ NHCSXH phải thực hiện phân kỳ với khách hàng, sau đó định kỳ vào phần mềm theo dõi trên máy vi tính tại trụ sở. NHCSXH phải quan tâm, chú ý và kiên quyết thực hiện việc phân kỳ và đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng phân kỳ. Không để khách hàng có tính ỷ lại vào các kỳ đã phân kỳ nếu không trả đƣợc thì không bị chuyển nợ quá hạn mà chỉ việc chuyển sang kỳ tiếp theo.

- Theo quy định hiện nay khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay cùng ngƣời vay phải thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Ngƣời vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi

HSSV có việc làm, có thu nhập nhƣng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Số tiền cho vay đƣợc phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của ngƣời vay do ngân hàng và ngƣời vay thoả thuận. Quy định này chƣa thực sự phù hợp với thực tế khi triển khai, không mang lại hiệu quả, gặp

phải bất cập, khó khăn trong tổ chức thực hiện, vì:

+ NHCSXH phải tiến hành thỏa thuận với ngƣời vay về thời gian bắt đầu trả nợ và số tiền trả nợ từng lần.

+ Việc phân kỳ HSSV phải thực hiện ghi chép, đăng ký nhiều nơi: Đăng ký trên chƣơng trình, ghi chép phần kế hoạch trả nợ trên sổ vay vốn của Ngân hàng, sổ hộ vay giữ: Nhƣng chƣa tách bạch rõ trách nhiệm phân kỳ của cán bộ kế toán hay cán bộ tín dụng dẫn đến sự không thống nhất giữa hai bộ phận này trong quá trình thực hiện.

+ Thực tế khi hộ vay không thực hiện đƣợc trả nợ theo phân kỳ thì số tiền đó đƣợc chuyển kỳ hạn tiếp theo, không phải làm thủ tục gì, không phải chuyển nợ quá hạn.

+ Trƣờng hợp HSSV không nhận hết số tiền vay đƣợc duyệt ngân hàng nơi cho vay tự xác định kỳ hạn trả nợ căn cứ vào lịch kết thúc khóa học của HSSV ghi trên Giấy xác nhận.

Việc phân kỳ trả nợ là hết sức cần thiết đối với các chƣơng trình tín dụng của NHCSXH nói chung và chƣơng trình tín dụng HSSV nói riêng, tạo ra ý thức trách nhiệm, nhắc nhở đôn đốc ngƣời vay có kế hoạch trả nợ dần, giảm áp lực dồn vào kỳ cuối đối với những hộ có điều kiện hoàn cảnh khó khăn. Để tránh những công việc không cần thiết và không phù hợp với thực tế, nên quy định khi giải ngân học kỳ cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay tiến hành định kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ từng kỳ, khuyến khích ngƣời vay trả nợ trƣớc hạn, thông báo cho ngƣời vay biết để thực hiện.

- Đối với trƣờng hợp ngƣời vay không còn có nhu cầu nhận đủ số tiền vay đã đƣợc phê duyệt; hộ thoát nghèo, cận nghèo không cho vay nữa… phải tiến hành phân kỳ hạn trả nợ cũng đang gặp khó khăn nhƣ:

+ Không thể xác định hết số ngƣời vay không còn có nhu cầu nhận đủ số tiền vay đã đƣợc phê duyệt: Vì thời gian, số tiền duyệt cho vay dài, ngƣời vay có thể không nhận 1,2 hoặc nhiều kỳ trong suốt thời gian nhận tiền vay nên Ngân hàng không có cơ sở kết luận là hộ đó không có nhu cầu nhận tiền vay (trong thời gian sinh viên còn học).

+ Hộ thoát nghèo, hộ cận nghèo không vay nữa: Theo quy định giải ngân lần Học kỳ II chỉ căn cứ vào hồ sơ để giải ngân, các năm sau căn cứ vào giấy xác nhận của Nhà trƣờng để giải ngân không quy định phải xác nhận lại đối tƣợng, hộ còn nghèo (cận nghèo) hay thoát nghèo (cận nghèo). Vì vậy, Ngân hàng không có cơ sở rà soát cũng nhƣ không ai có trách nhiệm phải rà soát để xem xét giải ngân, cán bộ Ngân hàng không thể đảm nhiệm hết…

Vì vậy đối với trƣờng hợp này NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào giấy xác nhận của nhà trƣờng, số tiền đã giải ngân, thời gian giải ngân, xác định thời điểm HSSV tốt nghiệp ra trƣờng để định kỳ hạn trả nợ theo cách thức nhƣ đã trình bày ở trên.

- Trƣờng hợp đang trong thời gian phát tiền vay hoặc khách hàng không vay hết số tiền đã đƣợc phê duyệt, chƣa tốt nghiệp mà trả hết nợ thì tại thời điểm khách hàng tất toán, ngân hàng nơi cho vay xác định lại thời gian trả nợ, xác định số ngày trả nợ trƣớc hạn…và thực hiện theo các quy định hiện hành.

3.2.3.2. Tăng cường đôn đốc thu hồi nợ của các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp

Với mô hình tổ chức và phƣơng thức quản lý tín dụng đặc thù, NHCSXH đã huy động đƣợc nhiều cán bộ có tâm huyết từ các hội đoàn thể tham gia quản trị và nhận ủy thác quản lý vốn vay. Hiện có hàng nghìn cán bộ của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đang tham gia thực hiện dịch vụ uỷ thác cho NHCSXH TP Hà Nội. Ngoài ra, việc tổ chức giao dịch và công khai kết quả hoạt động tín dụng cũng nhƣ các chính sách tín dụng ƣu đãi tại xã, phƣờng đã tạo điều kiện để mọi ngƣời dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH cũng nhƣ việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.

- NHCSXH tổ chức giao dịch cố định hàng tháng tại xã, phƣờng để thu hồi nợ, xử lý nợ đến hạn theo qui định, phối hợp chặt chẽ với hội đoàn thể, UBND xã phƣờng để xử lý nghiêm túc đối với những hộ vay đến hạn, quá hạn có khả năng và điều kiện nhƣng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ.

- Làm tốt công tác tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội.

- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức lồng ghép các chƣơng trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chƣơng trình chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, định hƣớng thị trƣờng với việc triển khai tín dụng chính sách trên địa bàn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Chủ động phối hợp lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng với việc tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, định hƣớng thị trƣờng… giúp ngƣời vay sử dụng vốn hiệu quả, thoát nghèo bền vững.

3.2.3.3. Tăng cường quản lý thu hồi nợ của các cấp chính quyền địa phương

Chính quyền địa phƣơng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bằng tổng hợp các phƣơng pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm trả nợ của hộ vay nhƣ:

- Huy động nguồn lực và chỉ đạo thực hiện các chƣơng trình, dự án hỗ trợ tín dụng xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội tại địa phƣơng. Hàng năm, trích từ nguồn thu ngân sách địa phƣơng để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn theo các cơ chế, chính sách ƣu đãi của địa phƣơng.

- Tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tƣợng chính sách khác để có căn cứ xác nhận đối tƣợng vay vốn NHCSXH.

- Phối hợp lồng ghép việc cho vay vốn của NHCSXH với việc thực hiện các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chuyển giao công nghệ, tập huấn kỷ năng sản xuất - kinh doanh… giúp ngƣời nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, cải thiệnđời sống và trả đƣợc nợ.

- Nâng cao trách nhiệm của UBND cấp xã, phƣờng trong việc: triển khai thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao

chất lƣợng hoạt động, thực hiện tốt việc tham mƣu cho UBND cùng cấp quản lý, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tƣợng chính sách vay vốn NHCSXH; chỉ đạo Trƣởng thôn, tổ trƣởng tổ dân phố phối hợp cùng NHCSXH, các tổ chức chính trị- xã hội, Tổ TK&VV quản lý chặt chẽ vốn tín dụng ƣu đãi trên địa bàn; theo dõi, giúp đỡ ngƣời vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc ngƣời vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

- Nghiên cứu, đề xuất tham mƣu với các cấp có thẩm quyền thực thi chính sách tín dụng ƣu đãi một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng.

- Chủ động đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV thông qua hình thức tự đào tạo hoặc thực hiện chƣơng trình hợp tác đào tạo với NHCSXH.

- UBND cấp xã, phƣờng khi xác nhận vào hồ sơ lý lịch xin việc phải rà soát xem HSSV này có vay vốn NHCSXH hay không, việc chấp hành trả nợ, lãi theo phân kỳ cũng là ý thức chấp hành pháp luật.

3.2.3.4. Yêu cầu khách hàng vay vốn theo chương trình tín dụng học sinh sinh viên tuân thủ hợp đồng tín dụng

Nguồn thu nhập chính để trả nợ tiền vay của chƣơng trình tín dụng HSSV là thu nhập của HSSV khi ra trƣờng có việc làm, vì vậy giải pháp quản lý và tác động để HSSV ra trƣờng tìm đƣợc việc làm tự nguyện, tự giác gửi tiền về cho gia đình hoặc trực tiếp trả nợ ngân hàng là giải pháp quan trọng.

Để thực hiện giải pháp này cần có sự tham gia phối hợp của nhiều bên có liên quan, sự giáo dục của gia đình, của nhà trƣờng, của đơn vị nơi HSSV đến làm việc, của ngân hàng... Thông qua phần mềm quản lý trên Website vay vốn đi học, với những thông tin này sẽ là cầu nối HSSV với cơ sở đào tạo, gia đình, ngân hàng, các cơ sở sản xuất, đơn vị tuyển dụng HSSV vào làm việc và các cơ quan có liên quan khác.

liên quan sẽ hỗ trợ cho chƣơng trình tín dụng HSSV thu hồi nợ một cách hiệu quả. Ký cam kết trả nợ: Trƣớc kỳ thi tốt nghiệp tối thiểu 2 tuần, Ban giám hiệu nhà trƣờng nhắc nhở những học sinh đã vay vốn và đến thời điểm đó còn dƣ nợ tại NHCSXH phải làm Giấy cam kết trả nợ, có trách nhiệm sẽ thông báo cho nhà trƣờng và gia đình về địa chỉ đơn vị công tác khi có việc làm (đƣợc ký hợp đồng lao động), có nguồn thu nhập và trách nhiệm cùng gia đình trả nợ.

Chỉ sau khi HSSV vay vốn làm Giấy cam kết thì nhà trƣờng mới làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp, phát bằng tốt nghiệp và trả hồ sơ cho HSSV.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: Đài phát thanh, truyền hình, các cơ quan báo, đài, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phƣơng, các cơ sở đào tạo... về chính sách cho vay đối với HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, chính sách giảm lãi tiền

Một phần của tài liệu Tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)