6. Kết cấu luận văn
2.2.2. Thực trạng triển khai hoạt động cho vay học sinh, sinh viêntại Chi nhánh
Nhằm cụ thể hóa chủ trƣơng Giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, Chính phủ và các Bộ, ngành đã rất quan tâm đến đối tƣợng HSSV có HCKK, không đủ điều kiện học tập và nâng cao trình độ. Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành một hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo và hộ gia đình chính sách cũng nhƣ con em của họ tiếp cận với các dịch vụ tài chính vi mô giúp họ thoát nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Một trong các chính sách quan trọng đó là thực hiện tín dụng ƣu đãi đối với HSSV có HCKK với mục đích giúp con em gia đình hộ nghèo và hộ gia đình chính sách đƣợc tiếp tục học lên bậc cao hơn để tiếp cận đƣợc với nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chƣơng trình cho vay HSSV của NHCSXH TP Hà Nội thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ dân trí cho đất nƣớc, trực tiếp là cho nhiều con em các gia đình có HCKK. Cùng với thời gian, chính sách này ngày một lớn mạnh và có tác động rất lớn tới xã hội, đƣợc xã hội quan tâm và ủng hộ.Sau hơn 14 năm hình thành và phát triển, đến nay chính sách tín dụng cho HSSV có HCKK vay vốn đã gặt hái đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Đầu tiên, chƣơng trình tín dụng dành cho HSSV đƣợc triển khai từ tháng 3/1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Tín dụng đào tạo với mục đích cho vay với lãi suất ƣu đãi cho sinh viên, học sinh đang theo học ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Thời kì mới thành lập, quỹ này nằm ở Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam.Ngày 4/10/2002, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đến đầu năm 2003, Quỹ cho HSSV vay đƣợc chuyển giao sang Ngân hàng Chính sách Xã hội. Nhằm hỗ trợ những HSSV có HCKK, không đủ khả năng tài chính trang trải
chi phí học tập, đặc biệt là HSSV thuộc diện chính sách, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, không để học sinh sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh sinh viên trong đó giao cho NHCSXH thực hiện cho HSSV có HCKK đƣợc vay vốn đi học. Sau 10 năm triển khai, chƣơng trình tín dụng này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, trở thành một chƣơng trình có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, doanh số cho vay HSSV đạt hơn 51 nghìn tỷ đồng, với hơn 3 triệu lƣợt HSSV đƣợc vay vốn.
Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007, đối tƣợng đƣợc vay vốn của chƣơng trình là HSSV đang theo học các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề đƣợc thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam, bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trƣờng cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trƣờng đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo qui định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ. Phƣơng thức cho vay gồm có 02 phƣơng thức đối với HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình (Ủy thác qua tổ chức Hội, đoàn thể) và đối với HSSV mồ côi thì NHCSXH cho vay trực tiếp với mức cho vay tối đa theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ (từ ngày 09/01/2016 cho vay tối đa 1.250.000đồng/tháng; (12.500.000đồng/năm học). NHCSXH quy định mức cho vay cụ thể đối với HSSV căn cứ vào mức thu học phí của từng trƣờng và sinh hoạt phí theo vùng nhƣng không vƣợt quá mức cho vay tối đa. Để đƣợc vay vốn, đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận đƣợc vào học của nhà trƣờng, đối với HSSV từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trƣờng về việc đang theo học tại trƣờng và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.... Thời hạn cho vay là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày đối tƣợng đƣợc vay vốn bắt đầu nhận vốn vay
cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) đƣợc ghi trong hợp đồng tín dụng.Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tƣợng đƣợc vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học, kể cả thời gian HSSV đƣợc các trƣờng cho phép nghỉ học có thời hạn và đƣợc bảo lƣu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay đƣợc chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do NHCSXH quy định hoặc thỏa thuận với đối tƣợng đƣợc vay vốn. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tƣợng đƣợc vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chƣơng trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá 1 năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chƣơng trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ đƣợc chia thành các kỳ hạn trả nợ do NHCSXH quy định. Đối tƣợng đƣợc vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhƣng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học. Nhƣ vậy, đây là một chƣơng trình tín dụng chính sách hƣớng tới đối tƣợng HSSV có HCKK với mức lãi suất hết sức ƣu đãi, thời hạn từ khi nhận tiền vay đến khi hoàn trả lãi, gốc vay kéo dài, khả năng thu hồi gốc và lãi phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng có việc làm, thu nhập của HSSV sau khi tốt nghiệp. Nhằm bảo toàn vốn của Chính phủ cũng nhƣ tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn chính sách này đối với HSSV có HCKK, trong những năm qua, Chính phủ cùng các Bộ, ban ngành và NHCSXH đã có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả của chƣơng trình. Tuy nhiên, chính những đặc điểm tín dụng nêu trên đã khiến phát sinh nhiều hạn chế trong việc xác định hạn mức vay, lịch trình giải ngân cho vay, kỳ hạn trả nợ, thu hồi nợ và cơ chế phối kết hợp giữa các bên liên quan trong triển khai chƣơng trình khiến chất lƣợng và hiệu quả tín dụng của chƣơng trình chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng.
Việc cho vay theo chính sách tín dụng HSSV tại NHCSXH TP Hà Nội diễn ra trong một quá trình dài, tuy nhiên, chi phí vận hành của chính sách tín dụng này đƣợc tiết giảm tối đa. Điều đó là nhờ việc trực tiếp cho vay hộ gia đình HSSV thông qua ủy thác một số nhiệm vụ đối với tổ chức chính trị - xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ƣu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả ngƣời vay và
ngân hàng.
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng đối với HSSV đƣợc vận hành bởi bộ máy gọn nhẹ và có thể cho vay đƣợc nhiều đối tƣợng: HSSV mồ côi, HSSV thuộc hộ gia đình nghèo, HSSV thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hộ vay vốn lao động nông thôn học nghề, hộ vay vốn bộ đội xuất ngũ học nghề với dƣ nợ tập trung chủ yếu ở đối tƣợng hộ cận nghèo, hộ có khó khăn đột xuất, hộ nghèo.
NHCSXH TP Hà Nội kết hợp các tổ chức chính trị-xã hội là Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đến từng thôn, xóm, từng gia đình ở khắp mọi miền tổ quốc để tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách tín dụng HSSV của NHCSXH TP Hà Nội, thể hiện qua số dƣ nợ của các hội, đoàn thể.
Chi phí quản lý của chính sách tín dụng HSSV khá tiết kiệm. Cụ thể, NHCSXH TP Hà Nội sử dụng kinh phí chi trả cho các cán bộ NHCSXH, trả phí cho các tổ chức đoàn thể thông qua việc ký hợp đồng ủy thác thực hiện một số công đoạn cho vay đến HSSV. Các tổ chức này tỏa đến từng gia đình đảm nhận nhiều công đoạn từ phổ biến chính sách, hƣớng dẫn quy trình, hồ sơ thủ tục đến việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn. Cán bộ NHCSXH TP Hà Nội chỉ phải thực hiện giải ngân vốn vay cho HSSV thông qua hộ gia đình hoặc qua thẻ ATM, thực hiện thông báo đến kỳ hạn trả nợ, thu hồi nợ thông qua tổ chức chính trị - xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn.
Tỷ lệ trả đƣợc nợ của chính sách tín dụng HSSV chiếm tỷ lệ cao, các hộ gia đình có HSSV vay vốn đều cố gắng trả nợ cho NHCSXH sau khi ra trƣờng. Ngoài ra, thông qua sự vận động của các tổ chức hội đoàn thể tại thôn xóm, các hộ gia đình có HSSV vay vốn có ý thức và trách nhiệm trong việc trả nợ.
Có thể thấy, chính sách tín dụng HSSV của NHCSXH TP Hà Nội đã mang một ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo sự gắn kết giữa kinh tế và xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc.