8. Cấu trúc luận văn
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
a. Tính cấp thiết của biện pháp
Để khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tỉnh Attapeu, tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 4) và thu được kết quả như bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tỉnh Attapeu
TT Nội dung
Mức độ cấp thiết RCT CT KCT ĐTB Thứ
bậc
1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.
98 52 2 2,63 2
2
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.
87 55 10 2,50 5
3
Triển khai đồng bộ đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.
95 52 5 2,59 3
4
Đổi mới sinh hoạt Tổ Chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.
77 63 12 2,42 6
5
Tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo yêu cầu định hướng phát triển năng lực HS.
89 54 9 2,52 4
6
Đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.
105 47 0 2,69 1
Trung bình chung trong bảng số liệu 2,55
Qua bảng khảo sát 3.1, cho ta thấy kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tỉnh Attapeu như sau:
Nội dung biện pháp “Đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS” có 105 CBQL và GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ RCT và số còn lại đánh giá ở mức độ cấp thiết; ĐTB 2,69 và xếp thứ bậc 1.
Nội dung biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 105 CBQL và GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ RCT, 47 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ cấp thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ không cần thiết; ĐTB 2,63 và xếp thứ bậc 2.
Nội dung biện pháp “Triển khai đồng bộ đổi mới nội dung, PP, hình thức dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 95 CBQL và GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ RCT, 52 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ cấp thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ không cần thiết; ĐTB 2,59 và xếp thứ bậc 3.
Nội dung biện pháp “Tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo yêu cầu định hướng PTNL HS” có 89 CBQL và GV Toán được hỏi đánh
giá ở mức độ RCT, 54 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ cấp thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ không cần thiết; ĐTB 2,52 và xếp thứ bậc 4.
Nội dung biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học theo định hướng PTNL HS” có 87 CBQL và GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ RCT, 55 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ cấp thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ không cấp thiết; ĐTB 2,50 và xếp thứ bậc 5.
Nội dung biện pháp “Đổi mới sinh hoạt Tổ Chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 77 CBQL và GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ RCT, 63 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ cấp thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ không cấp thiết; ĐTB 2,42 và xếp thứ bậc 6.
Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng 3.1, chúng ta thấy các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính rất cấp thiết cao, ĐTB là 2,55. Điều này cho thấy CBQL và GV Toán cho rằng nội dung sẽ giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS.
b. Tính khả thi của biện pháp
Để khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp về QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tỉnh Attapeu, tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 4) và thu được kết quả như bảng dưới đây:
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tỉnh Attapeu
TT Nội dung
Mức độ khả thi
RKT KT KKT ĐTB Thứ bậc
1
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.
65 77 10 2,36 1
2
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.
57 80 15 2,27 4
3
Triển khai đồng bộ đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.
65 75 12 2,34 2
4
Đổi mới sinh hoạt Tổ Chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.
52 81 19 2,21 6
5
Tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo yêu cầu định hướng phát triển năng lực HS.
63 72 17 2,30 3
6
Đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.
59 73 20 2,25 5
Qua bảng khảo sát 3.2, cho ta thấy Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tỉnh Attapeu như sau:
Nội dung biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 65 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ RKT, 77 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ khả thi và số còn lại đánh giá ở mức độ không khả thi; ĐTB 2,36 và xếp thứ bậc 1.
Nội dung biện pháp “Triển khai đồng bộ đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 65 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ RKT, 75 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ khả thi và số còn lại đánh giá ở mức độ không khả thi; ĐTB 2,34 và xếp thứ bậc 2.
Nội dung biện pháp “Tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo yêu cầu định hướng PTNL HS” có 63 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ RKT, 72 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ khả thi và số còn lại đánh giá ở mức độ không khả thi; ĐTB 2,30 và xếp thứ bậc 3.
Nội dung biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học theo định hướng PTNL HS” có 57 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ RKT, 80 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ khả thi và số còn lại đánh giá ở mức độ không khả thi; ĐTB 2,27 và xếp thứ bậc 4.
Nội dung biện pháp “Đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 59 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ RKT, 73 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ khả thi và số còn lại đánh giá ở mức độ không khả thi; ĐTB 2,25 và xếp thứ bậc 5.
Nội dung biện pháp “Đổi mới sinh hoạt Tổ Chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 52 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ RKT, 81 CBQL và GV Toán đánh giá ở mức độ khả thi và số còn lại đánh giá ở mức độ không khả thi; ĐTB 2,21 và xếp thứ bậc 6.
Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng 3.2, chúng ta thấy các biện pháp đề xuất được đánh giá tính khả thi khá cao; điểm trung bình chung 2,28. Điều này phản ánh được thực tế hiện nay về chất lượng DH dẫn đến chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại qua điều tra, thu thập ý kiến từ CBQL, GV về mức độ cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp tác giả nhận thấy: Đa số các ý kiến tương đối thống nhất, các biện pháp cụ thể mà luận văn nêu ra đều mang tính cần thiết và tính khả thi cao. Nhìn vào số liệu về kết quả trả lời của các chuyên gia, CBQL ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy mức độ cấp thiết và khả thi đều đạt trên mức trung bình (mức độ cấp thiết đạt từ 2,42 - 2,69 đ; mức độ khả thi đạt từ 2,21 - 2,36 đ), trong đó biện pháp 1, 3, 5 được các chuyên gia đánh giá là khả thi nhất. Từ những kết quả thu được qua khảo nghiệm, kết
hợp với những cơ sở đề xuất các biện pháp, tác giả cho rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất có thể áp dụng vào thực tế QL dạy học môn Toán nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THPT tỉnh Attapeu trong giai đoạn hiện nay.
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Theo biểu đồ trên, ta có kết luận quan sát như sau:
Biện pháp: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS trong HĐDH theo định hướng PTNL choHS đạt mức độ cấp thiết và rất cấp thiết ở mức tương đối cao đạt (ĐTB 2,56). Còn ở mức độ rất khả thi và khả thi đạt (ĐTB 2,36). Điều này cho thấy việc nâng cao nhận thức cho CBQL và GV Toán và HS về ý nghĩa, tầm quan trọng của biện pháp QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL cho HS ở các Trường THPT trên địa bàn tỉnh Attapeu là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng dạy học góp phần phát triển GD địa phương nói riêng cũng như đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD phổ thông hiện nay được coi là thiết thực và hợp lý. Nếu người CBQL nhận thức đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, cần có hướng mở để chỉ đạo công tác DH theo định hướng PTNL của HS chắc chắn sẽ thành công.
Biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở mức độ rất cần thiết và cấp thiết đạt (ĐTB 2,50), mức độ rất khả thi và khả thi đạt (ĐTB 2,27). Điều này cho thấy để nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ GV thì các cấp QL, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có điều kiện thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác tổ chức bồi dưỡng là việc làm thường xuyên. Có như vậy, GV mới có nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác tự học của bản thân. Có ý thức tốt trong việc sử dụng TBDH truyền thống và TBDH hiện đại trong quá trình dạy học môn Toán để nâng cao chất lượng giảng dạy. Nâng cao kỹ năng phối hợp sử dụng TBDH truyền thống và TBDH hiện đại làm tăng hiệu quả giảng dạy của môn học. Biết vận
dụng một số PP vào quá trình giảng dạy và đạt được kết quả nhất định,học sinh khá hứng thú với một số PP mới. Đã ứng dụng được CNTT vào giảng dạy làm cho bài học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn.
Biện pháp: Triển khai đồng bộ đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS các mức độ rất cấp thiết và cấp thiết đạt (ĐTB 2,59); mức độ rất khả thi và khả thi đạt (ĐTB 2,34). Điều này cho thấy để đổi mới GD hiện nay thì đòi hỏi đội ngũ CBQL và GV phải đổi mới PP quản lý và đổi mới nội dung, PP, hình thức dạy học. Điều mà HS đặc biệt quan tâm là nhà trường tạo điều kiện thuận lợi như thế nào để các em học tập vui chơi, giải trí và đặc biệt là người thầy phải có PPDH đúng đắn để phát huy năng lực, hứng thú của HS Từ PP này, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức PP để họ biết cách đọc SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,…để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ. Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Biện pháp: Đổi mới sinh hoạt Tổ Chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS, các mức độ rất cấp thiết và cấp thiết đạt (ĐTB 2,42); mức độ rất khả thi và khả thi đạt (ĐTB 2,21). Điều này chứng tỏ CBQL và GV Toán đều cho rằng, các nội dung nêu ra rất phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Toán của nhà trường mà quan trọng nhất là công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Biện pháp: Tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo yêu cầu định hướng PTNL HS, mức độ rất cấp thiết và cấp thiết đạt (ĐTB 2,52); mức độ rất khả thi và khả thi đạt (ĐTB 2,30). Điều này cho thấy, công tác kiểm tra, ĐG kết quả học tâp của HS phải đổi mới và đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện. Phải biết phối hợp giữa kiểm tra, ĐG thường xuyên và ĐG định kỳ, giữa ĐG của nhà GV và đánh giá của HS, giữa ĐG của nhà trường và ĐG của gia đình, cộng đồng. Có như thế mới thực hiện được mục tiêu của đổi mới GD hiện nay.
Biện pháp: Đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS, mức độ rất cấp thiết và cấp thiết đạt (ĐTB 2,69), mức độ rất khả thi và khả thi đạt (ĐTB 2,25). Điều này cho thấy, GV rất quan tâm đến môi trường làm việc tốt cũng như các điều kiện, phương tiện phục vụ cho HĐDH
môn Toán được đảm bảo, có như thế người GV mới an tâm công tác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người”. Ngoài ra việc đảm bảo quy mô trường lớp, CSVC và trang TBDH cũng như công tác xã hội hóa GD là cấp thiết để nâng cao GD toàn diện cho mỗi nhà trường.
Tóm lại, với kết quả khảo nghiệm nêu trên đã trứng tỏ các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS mà luận văn nghiên cứu và đề xuất là hợp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí HĐHD bộ môn Toán theo định hướng PTNL, tác giả đưa ra các biện pháp quản lí là:
- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS.
- Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học theo định hướng PTNL HS.
- Triển khai đồng bộ đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS.
- Đổi mới sinh hoạt Tổ Chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS.
- Tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo yêu cầu định hướng PTNL HS.
- Đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS.
Trong phạm vi khả năng, điều kiện hiện có của mỗi nhà trường, nếu người