8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Tình hình giáo dục và thể thao tỉnh Attapeu
Tỉnh Attapeu có 17 trường THPT với số lượng 4.748 học sinh được bố trí trên 5 huyện bao gồm những trường THPT như: THPT Phôn Ngam, THPT Pha Mương, THPT Sệt Thả Thi Lạt, THPT Phật giáo (Say Sẹt Thả), THPT Sa Puôn, THPT Chăn Tha, THPT Cha Lơn Súc, THPT Phôn Xay Sa Ạt, THPT Nỏng Lôm, THPT Sôn Phàu, THPT Phật giáo, THPT Sá Nam Xay, THPT Sốm Súc, THPT Cha Lơn Xay, THPT Khăm Bê Xay, THPT Nặm Ngon, THPT Nang Hèo. Số lượng HS tăng dần theo từng năm. Chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh được duy trì, giữ vững, đảm bảo thực chất, vững chắc. Chất lượng đại trà bền vững, từng bước đi lên. Nhiều năm liền, chất lượng HS dự thi vào các trường đại học, cao đẳng được xếp thứ hạng cao.
a. Thuận lợi
Ngành GD và TT tỉnh Attapeu luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của Bộ GD&TT của các văn bản Đảng chỉnh quyền địa phương, sự phối hợp của các sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan.
Sự hỗ trợ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân tỉnh Attapeu trong việc tìm nguồn lực để phát triển trường lớp và sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội cha mẹ học sinh và nhà trường.
Đội ngũ CBQL giáo dục, GV, nhân viên của ngành Toán học nâng dần về chất lượng trình độ chuyên môn.
Toán nói riêng đang được quan tâm đầu tư như: xây dựng các phòng thư viện, các phòng thí nghiệm, phòng tin học, phòng học ngoại ngữ và các lớp học. Ngoài ra còn mua thêm các máy chiếu, máy tính và các TBDH, phượng tiện dạy học hiện đại...
Mạng lưới trường, lớp tiếp tục hoàn thiện và phát triển đều khắp đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Trong một số trường có phòng thư viện, đầy đủ SGK và các tài liệu tham khảo cho các bộ môn và luôn cập nhật những tài liệu mới phục vụ tốt cho GV và HS. Ngoài ra một số trường có các phòng học bộ môn như: tin học, ngoại ngữ và còn có sân chơi thoáng mát giúp học sinh tập thể dục, đá bóng, đá cầu, đánh bóng...để rèn luyện thân thể.
Sự nghiệp GD&TT ngày càng được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được chú trọng.
b. Khó khăn
Chất lượng đội ngũ CBQL ở các đơn vị trtong nhà trường chưa đồng bộ, các GV môn Toán chưa đủ về số lượng ở các trường vùng sâu vùng xa hoặc ở nông thôn miền núi. Nói cách khác là GV Toán trên địa bàn tỉnh Attapeu đầy nhưng không đủ, còn nhiều trường không đủ GV Toán cho nên nhờ các GV môn Lý, Hóa dạy thế cho GV môn Toán. GV Toán chưa có nhiều giờ để trao đổi chuyên môn, nghiên cứu vì đây là trường hai buổi rất khó khăn trong việc họp tổ thường xuyên.
CSVC, trường lớp, thiết bị phục vụ DH giữa các trường chưa đồng bộ, còn ít, nhiều nơi còn thiếu thốn các TBDH, phương tiện hiện đại như: thiết bị thực hành thí nghiệm, phòng thư viện, máy chiếu, công nghệ thông tin làm cho nhiều GV Toán gặp khó khăn trong HĐDH môn Toán.
Tất cả các nhà trường trong tỉnh Attapeu chưa có sử dụng mạng internet trong nhà trường và còn rất hạn chế trao đổi thông tin qua mạng đối với các nhà trường ở miền núi và vùng sâu vùng xa. Ngoài ra còn hạn chế về ứng dụng CNTT do nhiều trường chưa đầy đủ các máy tính, phương tiện hiện đại và GV lớn tuổi lười tiếp cận máy tính.
Sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế kinh tế thị trường, khoảng cách chênh lệch giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa các địa bàn dân cư... tiếp tục tạo ra những thách thức về điều kiện và cơ hội học tập cho con em nhân dân.
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát, đánh giá thực trạng QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL của HS ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Attapeu, từ đó rút ra những mặt mạnh và những mặt hạn chế trong công tác này. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL của học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Attapeu nước CHDCND Lào, góp phần nâng cao chất lượng DH và chất lượng GD của các nhà trường.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Để làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng HĐDH môn Toán và QL HĐDH môn Toán ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Attapeu, tác giả đã khảo sát các nội dung sau:
- Nhận thức của CBQL, GV và HS về công tác QL HĐDH môn Toán ở các trường THPT tỉnh Attapeu;
- Thực trạng HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Attapeu;
- Thực trạng QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Attapeu.
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Đề tài giới hạn khảo sát thực trạng HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS và thực trạng QL hoạt động này ở các trường THPT trong tỉnh Attapeu, nước CHDCND Lào, giai đoạn từ năm học 2018 - 2019 đến 2019 - 2020.
Đối tượng tham gia khảo sát: 50 CBQL, 102 GV Toán và 500 HS ở 17 trường THPT tỉnh Attapeu.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập các thông tin về thực trạng HĐDH môn Toán của GV, hoạt động học tập môn Toán của HS, công tác QL của HT các trường THPT đối với HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS.
Đối tượng khảo sát được yêu cầu trả lời các câu hỏi. Các mức độ đánh giá tính theo phần trăm và theo thang điểm. Điểm trung bình được quy ước như sau:
Các mức độ Thang điểm quy ước Điểm trung bình
Yếu/ không cần thiết/ không thực hiện 1 điểm 1 - 1,75 điểm Trung bình/ ít cần thiết/ ít khi 2 điểm 1,76 – 2,50 điểm Khá/ khá cần thiết/ khá thường xuyên 3 điểm 2,51 – 3,25 điểm Tốt/ cần thiết/ thường xuyên 4 điểm 3,26 – 4,0 điểm
- Phương pháp phóng vấn: Trao đổi với CBQL, GV Toán, HS của các trường THPT tỉnh Attapeu về HĐDH môn Toán và công tác QL của HT các trường THPT đối với HĐDH môn Toán.
- Các phương pháp toán học, phân tích kết quả khảo sát.
2.2.5. Thời gian khảo sát
Từ ngày 15.10 đến 25.10. 2020.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Attapeu năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Attapeu
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS
a. Đối với CBQL, GV
định hướng PTNL HS ở các trường THPT tỉnh Attapeu, tôi đã sử dụng phiếu khảo sát (phụ lục 1 và phụ lục 2) và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV về tổ chức HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS TT Nội dung Mức độ đánh giá Cần thiết khá CT ít CT KCT ĐTB Thứ bậc
1 Phân công giảng dạy phù hợp với từng
GV và đặc điểm tình hình lớp 85 55 12 0 3,48 8
2 Xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS 92 50 10 0 3,53 5 3 Xây dựngtham gia các hoạt động PTNLlịch biểu tạo điều kiện cho HS 87 55 10 0 3,50 6
4 Nâng cao chất lượng thực hiện nội dung
dạy học môn Toán hướng đến PTNL 90 55 7 0 3,58 2
5 Đổi mới PPDH môn Toán theo hướng
tích cực hóa quá trình PTNL HS 98 43 11 0 3,57 3
6 Đa dạng hóa hình thức dạy học môn
Toán theo định hướng PTNL HS 94 49 9 0 3,55 4 7 Đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học môn
Toán theo định hướng PTNL HS 85 57 10 0 3,49 7 8 Đầu tư CSVC, phương tiện dạy học môn
Toán theo định hướng PTNL HS 100 45 7 0 3,61 1
Điểm trung bình chung trong bảng số liệu 3,54
Qua bảng khảo sát 2.1, cho ta thấy nhận thức của CBQL, GV Toán về tổ chức HĐDH môn Toántheo định hướng PTNL HS như sau:
Nội dung “Đầu tư CSVC, phương tiện dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 100 CBQL, GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ cần thiết, có 45 CBQL, GV Toán đánh giá ở mức độ khá cần thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ ít cần thiết; điểm trung bình 3,61 và xếp thứ bậc 1.
Nội dung “Nâng cao chất lượng thực hiện nội dung dạy học môn Toán hướng đến PTNL” có 90 CBQL, GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ cần thiết, có 55 CBQL, GV Toán đánh giá ở mức độ khá cần thiết và số còn lại đánh giá ởmức độ ít cần thiết; điểm trung bình 3,58 và xếp thứ bậc 2.
Nội dung “Đổi mới PPDH môn Toán theo hướng tích cực hóa quá trình PTNL HS” có 98 CBQL, GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ cần thiết, có 43 CBQL, GV Toán đánh giá ở mức độ khá cần thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ ít cần thiết; điểm trung bình 3,57 và xếp thứ bậc 3.
HS” có 94 CBQL, GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ cần thiết, có 49 CBQL, GV Toán đánh giá ở mức độ khá cần thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ ít cần thiết; điểm trung bình 3,55 và xếp thứ bậc 4.
Nội dung “Xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 92 CBQL, GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ cần thiết, có 50 CBQL, GV Toán đánh giá ở mức độ khá cần thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ ít cần thiết; điểm trung bình 3,53 và xếp thứbậc 5.
Nội dung “Xây dựng lịch biểu tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động PTNL”có 87 CBQL, GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ cần thiết, có 55 CBQL, GV Toán đánh giá ở mức độ khá cần thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ ít cần thiết; điểm trung bình 3,50 và xếp thứ bậc 6.
Nội dung “Đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” có 85 CBQL, GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ cần thiết, có 57 CBQL, GV Toán đánh giá ở mức độ khá cần thiết và số còn lại đánh giáở mức độ ít cần thiết; điểm trung bình 3,49 và xếp thứ bậc 7.
Nội dung “Phân công giảng dạy phù hợp với từng GV và đặc điểm tình hình lớp” có 85 CBQL, GV Toán được hỏi đánh giá ở mức độ cần thiết, có 55 CBQL, GV Toán đánh giá ở mức độ khá cần thiết và số còn lại đánh giá ở mức độ ít cần thiết; điểm trung bình 3,48 và xếp thứ bậc 8.
Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng nhận thức của CBQL, GV Toán về DH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Attapeu, đa số CBQL, GV Toán có nhận thức đúng đắn về DH môn Toán theo định hướng PTNL HS với điểm trung bình từ 3,48 trở lên. Nhiều CBQL, GV Toán đã xác định rõ sự cần thiết của DH môn Toán theo định hướng PTNL HS trong đổi mới hiện nay. Thể hiện rõ từ bảng khảo sát trên CBQL và GV Toán đã đánh giá cao và nội dung được đánh giá cao đó là: “Đầu tư CSVC, phương tiện dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS” với điểm trung bình 3,61. Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ GV nhận thức chưa đầy dủ vềdạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học môn Toán trên địa bàn tỉnh Attapeu.
b. Đối với HS
Kết quả khảo sát cho thấy, HS chưa có nhận thức đầy đủ về học tập môn Toán theo định hướng PTNL, thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi nêu ra trong phiếu hỏi (phụ lục 3), cụ thể như sau:
Nội dung được lựa chọn nhiều nhất (100% ý kiến) là nội dung thứ nhất, đó là “Học Toán để làm các bài kiểm tra và thi theo yêu cầu của NT.”; hai nội dung tiếp theo “Học Toán để ghi nhớ kiến thức, giải được các bài toán trong tài liệu SGK” và “Học Toán để trang bị kiến thức Toán học tương xứng với trình độ giáo dục” được
ít ý kiến lựa chọn hơn (85 % ý kiến). Hai nội dung còn lại “ Học Toán để trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực giải quyết các vấn đề” và “Học Toán để phát triển tư duy, năng lực hành động thực tiễn” thì được lưa chọn ít nhất (52 % ý kiến). Như vậy, HS chưa có nhận thức đúng đắn về HĐDH theo định hướng PTNL. Điều này chứng tỏ công tác giáo dục tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của môn Toán đối với sự PTNL của HS ở các nhà trường chưa được thực hiện tốt, làm ảnh hưởng đến động cơ học tập của HS. HS chỉ cho rằng học tập môn Toán để đạt được điểm cao trong các kỳ kiểm tra; từ đó, tạo nên tâm lí đối phó trong học tập.
Có nhiều ý kiến khác biệt trong nhận định của CBQL và giáo viên Toán về ý thức học tập của HS. Sở dĩ có nhiều ý kiến khác nhau ở các nội dung trên là vì vẫn có một số ít học sinh tự giác, chủ động, tích cực học tập môn Toán. Tuy nhiên, các em này chỉ cố gắng học tập môn Toán để đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Và cũng giống như những HS khác, các em chỉ quan tâm đến các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung kiểm tra của GV Toán, chưa quan tâm đến các kiến thức, các PP suy luận để phát triển tư duy, các bài toán ứng dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập môn Toán hoặc để giải quyết các vấn đề của các môn học khác. Điều này một lần nữa cho thấy công tác tuyên truyền, giáo dục HS về dạy học môn toán theo định hướng PTNL HS chưa được chú ý quan tâm đúng mức.
Hiện nay, đa số học sinh khi tham gia vào quá trình học tập môn Toán còn thụ động, trông chờ vào sự hướng dẫn của GV, chưa tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức. Thứ nhất là do môn Toán là một môn khó. Hơn nữa, HS chưa nêu ra mục đích rõ ràng cho bản thân. Khi trả lời câu hỏi thường chỉ nêu những nội dung có sẵn trong SGK, chưa trình bày theo cách hiểu của bản thân. Với những HS có nhận thức đúng đắn về động cơ và thái độ học tập môn Toán, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, như đã nêu, một bộ phận không nhỏ HS chưa xác định được động cơ, thái độ học tập đúng, chưa nhận thức được mục đích của việc học là gì, chưa thấy được vai trò của các PP học tập đúng đắn để vận dụng cho mình kết hợp với hoạt động tự học của bản thân, từ đó mà đề ra kế hoạch, PP học tập của mình.
Việc vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học vào trong thực tiễn của HS còn rất hạn chế, chưa phát huy tinh thần tích cực, tự học, sáng tạo và chưa phát huy năng lực sáng tạo của bản thân. Cách học phổ biến hiện nay vẫn là tiếp nhận kiến thức mà thầy, cô đã cung cấp, chưa có vận dụng nhiều trong thực tiễn.
2.3.2. Thực trạng về phương pháp, hình thức dạy học môn Toán của GV theo định hướng phát triển năng lực HS
Để khảo sát thực trạng về PP, hình thức HĐDH môn Toán của GV theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tỉnh Attapeu, tôi đã sử dụng phiếu khảo sát (phụ lục 2) và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học môn Toán của GV theo định hướng PTNL HS