8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo định hướng phát
triển năng lực HS
KT - ĐG kết quả dạy học là một nhân tố quan trọng của HĐDH, phản ánh kết quả vận động và phát triển tổng hợp của các nhân tố trong HĐDH, trong đó phản ánh tập trung nhất ở kết quả đạt được của người học [15].
Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán là một nội dung cần thiết trong quá trình dạy học. Kết quả học tập môn Toán của HS là cơ sở phản ánh chất lượng
dạy học môn Toán của GV. Trên những cơ sở đó QL công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS cần chú ý rằng hình thức kiểm tra có thể khác nhau, song đều phụ thuộc vào các yếu tố của quá trình dạy học môn Toán, đó là mục đích, nội dung, PP, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học môn Toán.
Đề kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với mức độ yêu cầu của chương trình và nội dung có chú ý đến tính sáng tạo, phân hoá và PTNL của học sinh. Các đề kiểm tra phải xây dựng ma trận đề dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, luôn quan tâm đến câu hỏi ở mức độ 4(vận dụng thực tiễn) và được ra theo các hình thức: tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan, kiểm tra thực hành sử dụng máy tính cầm tay; các đề kiểm tra học kỳ, cuối năm nên ra theo hình thức tự luận. Đảm bảo chất lượng tiết trả bài cuối kì, cuối năm, đánh giá được năng lực toán học của từng học sinh theo chuẩn kiến thức toán.
Đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS cần bám sát mục tiêu DH của môn Toán đối với từng cấp, từng lớp; đồng thời căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình. Kiểm tra, đánh giá phải đánh giá toàn diện, công bằng, phân loại được học sinh để có điều chỉnh hoạt động học tập, phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh, đúng với năng lực của HS của mỗi giai đoạn học tập theo định hướng PTNL học sinh.
Sử dụng các hình thức đa dạng để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá. Đảm bảo đánh giá được một cách toàn diện, kiểm tra được các mức độ nhận thức, kỹ năng của HS; cần chú trọng kiểm tra khả năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào các tình huống, đặc biệt là tình huống thực tế…Tạo điều kiện để học sinh tự giác tham gia đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. Thực hiện công khai hóa các kết quả đánh giá; đảm bảo phát huy tác dụng điều chỉnh của hoạt động đánh giá đối với việc dạy học môn Toán của HS và GV.
1.3.5. Điều kiện, phương tiện hỗ trợ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS
Để nâng cao chất lượng dạy học thì vai trò, vị trí của thành tố CSVC&TBDH là rất quan trọng. Là một bộ phận của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, PTKTDH đóng vai trò “người chứng minh khách quan” những vấn đề lý luận, liên kết lý luận và thực tiễn. PTKTDH là công cụ cần thiết cho thực nghiệm, đáp ứng yêu cầu trực quan, thực hành, củng cố kiến thức, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, và hơn nữa PTKTDH góp phần quan trọng trong việc cải tiến và đổi mới PPDH.
PTDH có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH nói chung và dạy học môn Toán nói riêng. Cần sử dụng đủ liều lượng và hiệu quả các TBDH tối thiếu đã quy định đối với môn Toán, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán.
chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới PPDH hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này, phương tiện TBDH phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm.
CSVC của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, DH hợp tác.
1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
1.4.1. Nguyên tắc quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS
Quá trình QLGD luôn vận động, phát triển không ngừng theo những quy luật nhất định. Thực tiễn cho thấy, muốn tổ chức và tiến hành họat động QLGD đạt tới chất lượng, hiệu quả tối ưu, cần phải xác định, tuân theo những nguyên tắc chỉ dẫn hành động của chủ thể và đối tượng quản lý phù hợp với bản chất, quy luật vận động phát triển của nó.
Nguyên tắc sử dụng phối hợp các phương pháp quản lý là nguyên tắc yêu cầu nhà quản lý phải tác động lên đối tượng bị quản lý thông qua việc vận dụng các quy luật tổ chức - hành chính, quy luật tâm lí - giáo dục, quy luật kinh tế - xã hội. Đối tượng bị quản lý là con người, hơn nữa lại là chủ thể tích cực của giáo dục (GV và HS) chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ, có nhiều mục tiêu, nhiều nhu cầu khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau và luôn luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Do đó, phải tùy theo đối tượng cụ thể mà sử dụng phương pháp quản lý thích hợp trong sự phối hợp các phương pháp quản lý.
- Lấy HS và quá trình học tập của HS làm điểm xuất phát của mọi quyết định QL: Nguyên tắc này đề cao nhu cầu, lợi ích của học sinh, trao quyền chủ động cho học sinh trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp học tập, tự lực tìm tòi, nghiên cứu. Theo hướng đó, xu hướng truyền thống thiết kế CT giảng dạy lấy logic nội dung môn học làm trung tâm được thay thế bởi xu hướng thiết kế CT học tập lấy nhu cầu, lợi ích của học sinh làm trung tâm.
- Nội dung GD đảm bảo cơ bản, cốt lõi, hiện đại: Nội dung GD ôm đồm sẽ dẫn đến không thực tế hoặc nặng nề quá tải, HS sẽ không phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tự học. Xã hội ngày càng phát triển, biến đổi với một tốc độ nhanh chóng, không có CTGD nào theo kịp sự gia tăng tri thức của nhân loại. Chỉ có con đường tự học và sáng tạo mới nhận thức được sự phát triển, biến đổi của xã hội hiện đại. Do vậy, trong CTGD nói chung và dạy học môn Toán THPT nói riêng chỉ có thể lựa chọn nội dung cơ bản, cốt lõi làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.
Trong kế hoạch GD cần dành thời lượng thích hợp cho việc thực hành, cho họat động của học sinh, qua đó hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu sáng tạo,… giúp cho HS biết cách phát triển những kiến thức cơ bản, cốt lõi từ hoạt động thực tiễn.
- Tăng cường những hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS: Tổ chức lớp học chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường sẽ chưa đủ các điều kiện để hình thành và PTNL của HS. Năng lực chỉ hình thành qua hành động, qua trải nghiệm thực tế. Học sinh cần được dấn thân vào những bối cảnh thực, gắn liền thực tiễn cuộc sống... Ở đó, học sinh có cơ hội để huy động kiến thức, kỹ năng đã được học nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập hoặc ứng phó với từng bối cảnh của cuộc sống. Nghĩa là, HS phải biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng được học để giải quyết những tình huống thực trong cuộc sống, qua đó sẽ hình thành và phát triển được những năng lực cần thiết để tồn tại khi phải đối mặt với cuộc sống.
- Dạy học tích hợp: Để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, chúng ta không thể chỉ huy động những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ, mà cần phải có năng lực hành động. Ở đó cần phải vận dụng tri thức của nhiều môn học mới có thể giải quyết được. Xuất phát từ lý do đó, giáo viên cần tổ chức dạy học tích hợp nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học gần gũi và có ý nghĩa để vận dụng vào đời sống, sản xuất. Dạy học tích hợp góp phần giảm nhẹ chương trình, giảm sự trùng lặp giữa các môn học, đồng thời bổ sung tri thức giữa các môn học.
- Dạy học phân hóa: Dạy học phân hóa là quá trình dạy học nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân được phát triển tối đa năng lực, sở trường, phù hợp với các yếu tố cá nhân, đồng thời cũng đảm bảo các điều kiện để từng cá nhân có thể học được điều gì, theo mức độ nào, theo hình thức nào, với nhịp độ học tập phù hợp, theo nhu cầu, sở thích riêng. Cơ sở của dạy học phân hóa là sự công nhận những khác biệt giữa các cá nhân học sinh: Sự khác biệt về đặc điểm tư duy; phong cách cá nhân; PP học tập; nhu cầu học tập; điều kiện học tập; đặc điểm tâm sinh lý. Thực tế ở nhiều nước cho thấy rằng dạy học phân hóa sẽ giúp phát triển tối đa năng lực của từng học sinh, đặc biệt là năng lực chuyên biệt. Dạy học phân hóa là phân hóa sâu dần qua các cấp học; tạo môi trường để học sinh chủ động kiến tạo hoạt động học dưới sự hướng dẫn của thầy để hình thành năng lực.
Kiến thức, kỹ năng là cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn, không có năng lực toán học nếu không có kiến thức về toán học; không có năng lực sáng tác văn học nếu không có kiến thức về văn học,… Như vậy, kiến thức, kỹ năng mới là điều kiện cần để hình thành năng lực, nhưng chưa đủ. Năng lực chỉ hình thành khi kiến thức, kỹ năng được chuyển hóa thành họat động của một chủ thể nhất định. Do đó, trong dạy học, người dạy cần tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động huy động kiến thức, kỹ năng vào hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc để giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Với cùng kiến thức, kỹ năng thì năng lực sẽ khác nhau tùy theo mức độ cá nhân huy động chúng vào các hoạt động như thế nào. Chính điều này phản ánh rằng cùng một môi trường học tập những cá nhân khác nhau sẽ có năng lực khác nhau.
Kiểm tra, đánh giá theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Để thực thi CTGD định hướng PTNL, mục tiêu lớn nhất của đánh giá là đánh giá mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua hoạt động của học sinh. Trong quá trình dạy học với mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực, người dạy áp dụng các PPDH tích cực để học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động nhằm tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Do đó, người dạy cần đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học để xác định mức độ tiến bộ so với chính bản thân học sinh về năng lực. Qua đó phát triển khả năng chịu trách nhiệm với học tập và giám sát sự tiến bộ của bản thân.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học, người dạy có được nhiều dạng thông tin về HS: điểm kiểm tra, động lực, nguyện vọng, sở thích, chiến lược học tập, các hành vi năng lực trong bối cảnh thực tiễn. Các thông tin về năng lực HS được thu thập trong suốt quá trình học tập, được thực hiện thông qua một loạt các PP khác nhau như: đặt câu hỏi; đối thọai trên lớp; phản hồi thường xuyên; tự đánh giá và ĐG giữa các học sinh với nhau; giám sát sự phát triển qua sử dụng năng lực, sử dụng bảng danh sách các hành vi cụ thể của từng thành tố năng lực; đánh giá tình huống; đánh giá qua dự án, hồ sơ học tập.
- Sử dụng CNTT và truyền thông:
Xã hội ngày nay có đặc điểm là sự phát triển nhanh chóng kiến thức liên quan đến tất cả các môn học, khả năng tiếp cận ngày càng tăng của rất nhiều nguồn thông tin đa dạng. Do vậy, quan điểm tiếp cận và khai thác CNTT vừa là mục tiêu, vừa là đối tượng, công cụ trong học tập. Do đó cần phải quan tâm tới năng lực sử dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS, ứng dụng CNTT trong các hoạt động GD.
1.4.2. Quản lý mục tiêu, xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS
Mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học (có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học). Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS đã làm được gì sau khi học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp.
Tuy nhiên, nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hỏng tri thức cơ bản và tính hệ thống tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. QL mục tiêu dạy học môn Toán phải tính đến tính hệ thống, tính thực tiễn, hữu dụng của quá trình dạy học. Vì vậy quản lý mục tiêu dạy học
môn Toán theo định hướng PTNL HS thì HT phải thực hiện được những nội dung như: Chỉ đạo xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu của GV Toán; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, xác định tiến độ thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đã xác định; Chỉ đạo phân công giảng dạy cho GV Toán từng khối, lớp; Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học của Tổ Toán theo định hướng PTNL HS; Chỉ đạo tạo môi trường phối hợp thống nhất, thuận lợi giữa các thành viên trong nhà trường và chỉ đạo khảo sát, đánh giá chất lượng quá trình học tập môn Toán của HS và điều chỉnh HĐDH.
Kế hoạch bài dạy là kế hoạch của một tiết học thể hiện tinh thần cơ bản của chương trình, thể hiện được mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả. Lập kế hoạch dạy học có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp GV quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị kiến thức bài học tốt hơn. Lập kế hoạch dạy học theo định hướng PTNL là dạy học theo hướng tích cực giúp cho giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Mục tiêu của bài học:
- HS cần đạt được KT, kĩ năng, thái độ trong và sau khi học xong bài học. - Mục tiêu bài học được xác định căn cứ vào chuẩn kiển thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ cần được hoàn thành trong CTGD.
- Các mục tiêu được biểu đạt bằng các động từ hành động cụ thể có thể tự lượng hóa và quan sát, đo, đếm được.
Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch DH của GV bao gồm:
- Tổ chức cho GV học tập, quán triệt phương hướng nhiệm vụ năm học của THPT, các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, Sở GD&TT Attapeu về thực hiện nhiệm vụ năm học làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cá nhân.
- Xây dựng những quy định cụ thể về việc lập kế hoạch cá nhân. - Góp ý và phê duyệt kế hoạch cá nhân của GV.
- Phối hợp với tổ trưởng để QL việc thực hiện kế hoạch của GV.
- Chỉ đạo GV định kỳ rà soát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch cá nhân để