Tín dụng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty (Trang 33 - 36)

II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty COMA7

2. Huy động nguồn vốn bằng nợ vay

2.1 Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là phần chiếm dụng từ người bán bằng hình thức thanh toán chậm, hoặc chiếm dụng từ người mua thông qua phương tức người mua trả tiền trước. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nó có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế.

Đối với COMA7, hình thức huy động vốn thông qua tín dụng thương mại cũng rất quan trọng, vì nó chiếm một phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Bảng 7 : Cơ cấu tín dụng thương mại trong tổng nguồn vốn của công ty

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh COMA7

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị Tr.đ Tỷ trọng (%) Giá trị Tr.đ Tỷ trọng (%) Giá trị Tr.đ Tỷ trọng (%) Giá trị Tr.đ Tỷ trọng (%) Giá trị Tr.đ Tỷ trọng (%) TDTM 35.750 25,3 27.804 22,1 29.460 23,3 32.020 25,7 31.356 26,7 TNV 141.562 100 125.782 100 125.920,7 100 124.673 100 117.295 100

Năm 2004, tỷ lệ TDTM trong TNV là ¼, sang năm 2005, hình thức huy động này giản gần 6 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2004, công ty có dự án xây dựng nhà chung cư, số vốn được huy động từ khách hàng với khoảng 40% giá trị hợp đồng, tương ứng là 13 tỷ đồng. Nhưng do công ty gặp một số vướng mắc về thuế đất nên dự án buộc phải dừng lại nên đã phải trả lại một phần vốn đã chiếm dụng cho khách hàng. Mặt khác, trong năm này, công ty đã kết thúc thi công một số công trình và giao lại cho chủ đầu tư như: Kết cấu thép công trình Trung tâm hội nghị Quốc gia, Giàn không gian Lao Bảo – Quảng trị, Trạm xử lý nước thải nhà máy đường Vạn Điển. Điều đó đồng nghĩa với các khoản phải trả nhà cung cấp giảm đi chiếm dụng cho. Đến năm 2006, khoản khách hàng ứng trước tăng nhanh do công ty nhận gia công chế tạo thiết bị cơ khí thủy công cho nhà máy thủy điện Sê San 4 và nhà máy thủy điện Buôn-Tua Srah và những nhà máy này đã ứng trước cho công ty một khoản tương đối lớn, gần 15 tỷ đồng. Do đó, tổng TDTM tăng 2 tỷ đồng. Tốc độ này tiếp tục được duy trì trong năm 2007 và giảm nhẹ vào năm 2008, khoảng gần 1 tỷ đồng.

Ta thấy, tỷ lệ TDTM của công ty cũng khá cao trong tổng nguồn vốn. Vì thế, COMA7 có thể tận dụng được một số ưu thế từ tín dụng thương mại như: đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh; hơn nữa, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác trong kinh doanh một cách lâu bền; ngoài ra, tín dụng thương mại còn đẩy nhanh tốc độ chu chuyển và lưu thông hàng hóa, tức là khả năng quay vòng vốn nhanh, đáp ứng được nhu cầu vốn trong ngắn hạn, giảm thiểu sự lệ thuộc vào các tổ chức tín dụng, giảm lưu thông tiền mặt và chi phí giao dịch. Tuy nhiên, công ty phải đối mặt với những rủi ro lớn về tài chính. Vì, TDTM phải hoàn trả trong thời gian ngắn. Do đó, nếu công ty gặp khó khăn trong kinh doanh về ngắn hạn thì sẽ khó huy động vốn để trả nợ cho khách hàng, nhà cung cấp, ảnh hưởng tới uy tín của công ty như sau khi dự án nhà chung cư không thành nên một số khách hàng đã liên tục tới công ty đòi trả

lại khoản tiền đặt cọc. Điều này đã lấy mất niềm tin ở một số khách hàng, ảnh hưởng tới uy tín của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)