Đánh giá tình hình huy động vốn trong công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty (Trang 41 - 45)

II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty COMA7

3. Đánh giá tình hình huy động vốn trong công ty

Bảng 10 : Tỷ trọng của các kênh huy động vốn trong TNV của công ty

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị Tr.đ Tỷ trọn g (%) Giá trị Tr.đ Tỷ trọn g (%) Giá trị Tr.đ Tỷ trọn g (%) Giá trị Tr.đ Tỷ trọn g (%) Giá trị Tr.đ Tỷ trọn g (%) VGBĐ 7.267 5,1 - - - - 5.617 4,5 111 0,09 PHCP - - 93 0,07 55 0,04 2.610 1,7 - - TDTM 35.750 25,3 27.804 22,1 29.460 23,3 32.020 25,7 31.356 26,7 TDNH 50.142 35,4 45.624 36,3 48.360 38,4 39.541 31,7 25.600 21,8 Vay CBCN V 3.500 2,5 5.000 4 5.000 4 5.000 4 9.000 7,7 TNV 141.56 2 100 125.78 2 100 125.920 ,7 100 124.67 3 100 117.29 5 100

Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty COMA7

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nguồn vốn khác Vay CBCNV Tín dụng ngân hàng Tín dụng thương mại Phát hành cổ phiếu Vốn góp ban đầu

Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn của các kênh huy động trong tổng nguồn vốn

Trong quá trình hoạt động, công ty luôn tìm cách phát huy những ưu điểm của các kênh huy động vốn. Nhìn chung hoạt động huy động vốn của công ty trong những năm gần đây tương đối tốt, thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả. Đó là do công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan:

Công ty đã đáp ứng được nhu cầu về vốn theo từng chu kỳ kinh doanh thông qua việc chủ động tìm kiếm những nguồn tài trợ trong và ngoài công ty. Tạo điều kiện cho quá trình đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho công ty.

- Sự đa dạng hóa các kênh huy động vốn đã giúp công ty huy động vốn kịp thời, giải quyết khó khăn trước mắt.

- Nguồn vốn chiếm dụng của khách hành cũng là một kênh huy động vốn quan trọng của công ty, vì đây là một phương tức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Điều này đã góp phần giúp công ty giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tạo lòng tin cho các cổ đông và thu hút các nhà đầu tư.

- Trong năm 2007, công ty đã bán được hết lượng cổ phần phát hành lần đầu và bước đầu thực hiện tốt đợt phát hành lần hai. Tuy, tỷ trọng vốn của kênh huy động này không phải là cao, song nó cũng thể hiện được phần nào khả năng độc lập về tài chính của công ty.

- TDNH là kênh huy động vốn quan trọng nhất của công ty, điều đó thể hiện được uy tín, khả năng hợp tác bền vững và ngày càng tạo được niềm tin đối với các NH. Đặc biệt, nó còn chứng tỏ khả năng tài chính lành mạnh; có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ. Do công ty đã phát triển tốt mối quan hệ với NH, tổng công ty và cá nhân để vay vốn đảm bảo cho sản xuất. Trong năm 2007 đã giả quyết được khoản nợ quá hạn ở NH và được miễn giảm được 5 tỷ đồng tiền lãi trung hạn và dài hạn ở NH.

- Vay CBCNV là một kênh huy động vốn rất có hiệu quả và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng NV.

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 3.2.1 Những tồn tại 3.2.1 Những tồn tại

- Tình trạng lỗ lũy kế của công ty COMA7 vẫn chưa khắc phục hết, vẫn còn tình trạng dư nợ do hậu quả của kế koạch xây dựng nhà chung cư bị sụp đổ nên một số khách hàng có khả năng đầu tư lớn đã từ bỏ quyết định đầu tư vào công ty. Có nhiều công trình chậm tiến độ, như những công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2007 nhưng do gí vật liệu tăng quá cao nên công ty phải tạm dừng thi công như: CQT – XBT Rọ Phải Lạng Sơn, lắp đặt đường điện trạm tộn và xưởng cơ điện của công ty cơ khí và cơ điện Lạng Sơn, di chuyển đường dây 0,6KV của điện lực Lạng Sơn.

- Công ty vẫn chưa tận dụng được lợi thế của công ty cổ phần và thấy được lợi ích khi tham gia phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung, trong khi lại phải chịu sự giám sát chặt chẽ về tài chính của các cổ đông. Phương thức phát hành cổ phiếu để huy động vốn xem ra chưa đem lại nhiều hiệu quả cho công ty. Số vốn huy động được thông qua kênh này còn quá thấp so với tiềm năng. Nguyên nhân là tình hình tài chính của công ty chưa thực sự khả quan, còn nhiều mất cân đối như hệ số nợ còn quá cao, khả năng sinh lời, mức sinh lãi và khả năng hoàn vốn chưa cao còn thấp. Vì thế, công ty vẫn chưa thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

- Trong cơ cấu TNV, nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá cao, chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty còn thấp, độ rủi ro cao. Công ty duy trì tỷ lệ nợ cao bởi đặc điểm lĩnh vực hoạt động xuất chi phối, công ty thường sản xuất theo đơn đặt hàng cùng với một khoản ứng trước của khách hàng.

- Các quỹ được trích lập từ lợi nhuận vẫn chưa nhận được sự qua tâm của các cổ đông. Vì thế quỹ tái đầu tư có nguồn tài chính rất nhỏ, bởi vậy, khả năng mở rộng sản xuất của công ty là rất nhỏ. Vì số lượng cổ đông của công ty tương đối nhiều mà vốn góp lại ít, mặt khác, lợi nhuận hàng năm vẫn còn ở mức khiêm tốn nên quyết định trích lập để hình thành các quỹ tái đầu tư vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của toàn bộ cổ đông trong công ty.

- Công ty mới chỉ vận dụng phương thức thuê vận hành máy móc thiết bị trong thời gian ngắn, trong khi máy móc thiết bị của công ty đa số đã lạc hậu, chưa theo kịp tốc độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất còn cao và thủ tục tương đối phức tạp.

- Công ty vẫn chưa tiếp cận với các quỹ hỗ trợ phát triển. Đó là do kênh huy động này có thủ tục còn phức tạp, chi phí sử dụng vốn không thấp hơn ngân hàng, lãi suất điều chỉnh chậm, thông tin của các nguồn tài chính đối với công ty còn thiếu, đối tượng phục vụ của quỹ còn hạn chế, gây ra tâm lý e ngại của công ty đối với những yêu cầu khắt khe trong việc giải trình, mục đích và lĩnh vực đầu tư.

- Khả năng phản kháng trước những tác động xấu của công ty còn rất thấp. Năm 2008, là năm khó khăn với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng. Đó là do những biến động xấu của thị trường khiến nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng tăng đột biến khiến cho công ty phải dừng thi công một số công trình vì nguồn vốn không đảm bảo. Kênh huy động chủ chốt của công ty cũng bị tê liệt vì mức lãi suất quá cao, công ty không có khả năng chống đỡ. Cuộc chạy đua lãi suất của các NH có lúc đã lên tới 18,5% vào những tháng giữa năm, đã khiến công ty phải “ cầu cứu” các CBCNV trong công ty.

3.2.2 Những nguyên nhân

Thứ nhất là thể chế về tín dụng và các thể chế liên quan còn nhiều bất cập: Hệ thống đánh giá tài sản còn chưa phát triển và không dựa vào thị trường, thủ tục công chứng và giao dịch còn nhiều vướng mắc.

Thứ hai là việc triển khai thành lập các quỹ tín dụng choc các DN còn chậm.

Thứ ba là chính sách cung cấp tín dụng ưu đãi chưa đủ minh bạch, thủ tục rườm rà.

Thứ tư là hệ thống pháp lý cho các quỹ đầu tư mạo hiểm chưa đầy đủ. Ngoài ra, TTCK chưa phát triển cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm và hạn chế khả năng vay vốn của công ty.

* Từ phía các NH và các trung gian tài chính.

- Việc xác định tài sản thế chấp còn nhiều hạn chế, tài sản thế chấp thường định giá thấp hơn so với giá thị trường, năng lực thẩm định tín dụng của các cán bộ TDNH còn nhiều hạn chế: lực lượng còn quá mỏng khiến cho thừi gian thẩm định kéo dài, ảnh hưởng tới khả năng thực hiện dự án của công ty. Yêu cầu về giá trị thế chấp còn cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)