Đa dạng các kênh huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty (Trang 50 - 54)

II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty COMA7

1. Đa dạng các kênh huy động vốn

Mỗi kênh huy động vốn luôn có những mặt tích cực và tiêu cực. Trong mỗi thời kỳ, có thể sẽ có kênh huy động vốn rơi vào tình trạng bế tắc, và hậu quả xấu nhất cho một kịch bản không mong muốn đó là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị tê liệt do không có đủ vốn. Vì thế để hạn chế những ảnh hưởng của những diễn biến xấu như vậy, công ty phải có biện pháp phòng ngự tốt. Và cách duy nhất cho bài toán này là cần phải đa dạng hóa các kênh huy động vốn. Hiện nay COMA7 mới chỉ có một số kênh huy động vốn như phát hành cổ phiếu, vay NH, chiếm dụng của khách hàng và nhà cung cấp, vay của CBCNV.

Ngày nay, các kênh huy động vốn ngày càng đa dạng để đáp ứng “ cơn khát vốn” cho các doanh nghiệp. Vì thế, công ty COMA7 cũng có thể tham gia các kênh huy động vốn như: thuê tài chính, góp vốn tư nhân.

1.1 Thuê tài chính

Trong năm 2008, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đã có tác động tích cực đến nền kinh tế nhưng khiến cho nhiều NH gặp khó khăn trong việc huy động vốn, vì thế các NH đã hạn chế cho vay vốn, trong đó ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Trước đây, khi thị trường chứng khoán sôi động, nhiều doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhưng hiện nay kênh huy động này gần như bế tắc. Công ty COMA7 đã phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhưng vẫn chưa được niêm yết trên sàn giao dịch. Nếu như vào thời điểm năm 2007, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán là một phương án hay thì trong tình hình hiện nay, đây không phải là một quyết

định sáng suốt. Vì thế, giải pháp khả dĩ nhất hiện nay là công ty nên tiếp cận nguồn vốn thông qua các công ty cho thuê tài chính.

Ở nước ta hiện nay, cả nước có 13 công ty cho thuê tài chính hoạt động, trong đó, có 5 công ty có vốn nước ngoài. Các công ty cho thuê tài chính là tổ chức phi tín dụng, hoạt động gần giống như NH.

Trong tình hình hiện nay, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở công ty COMA7 ngày càng trở nên cấp thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh. Trình độ trang bị kỹ thuật ở công ty tương đối thấp so với mặt bằng chung vì phần lớn máy móc đã cũ và không phát huy được hiệu quả. Vì thế, hơn bao giờ hết, công ty cần có kế hoạch đổi mới công nghệ để theo kịp tốc độ phát triển của thị trường. Song hiện nay, nguồn vốn của công ty không đủ khả năng trang trải để có thể mua mới các máy móc. Do đó, cho thuê tài chính có thể là giải pháp hữu hiệu với nhiều ưu điểm:

+ Không yêu cầu tài sản đảm bảo khác đi kèm như đất đai, nhà xưởng nên một số vốn nhất định công ty có thể đầu tư trang bị và đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động và đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa dây truyền sản xuất.

+ Được tư vấn, hỗ trợ trong việc lựa chọn tài sản, thiết bị và nhà cung cấp thiết bị. Các công ty cho thuê có nhiều kinh nghiệm về công nghệ, thiết bị của nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, họ có thể tư vấn về giá cả và uy tín của nhà cung cấp.

+ Công ty được nhận trực tiếp băng tài sản, rút ngắn được thời gian chuyển hóa từ tiền sang hàng.

+ Có thể huy động được đủ lượng vốn cần thiết theo giấ trị tài sản cho thuê.

+ Đặc biệt, hình thức bày còn có ưu thế về thuế: Công ty có quyền hach toán vào bảng cân đối tài sản của công ty và khấu hao tài sản. Do đó,

cải thiện đáng kể các chỉ số tài chính như chỉ số về khả năng thanh toán, chỉ số lợi nhuận trên VCSH (ROE), tỷ lệ nợ / VCSH.

Trong các NH mà công ty có quan hệ thì có 2 ngân hàng cho thuê tài chính là NH NN&PTNT và NH Đầu Tư. Dựa trên sự hiểu biết và tin cậy sẵn có, thủ tục để tiến hành thuê tài chính của công ty sẽ được giải quyết nhanh chóng và đạt hiệu quả tối ưu.

Một số thủ tục công ty cần chuẩn bị:

- Có dự án, phương án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống khả thi, hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật và sử dụng tài sản thuê để thực hiện dự án/phương án đó.

- Có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán tiền thuê trong thời hạn thuê đã cam kết.

Tuy nhiên, công ty có thể gặp một số khó khăn khi tham gia thị trường này

Chính vì vậy, thuê tài chính có thể sẽ trở thành một kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với công ty.

1.2 Góp vốn tư nhân

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì VCSH của công ty chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, chứng tỏ tính tự chủ tài chính thấp, độ rủi ro cao, khả năng thanh toán thấp. Công ty đã phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm cải thiện tính mất cân đối so với nợ vay, nhưng kết quả còn hạn chế.

Trong thời gian qua, công ty đã thực hiện hàng loạt các biện pháp giải quyết tạm thời để cứu vãn tình thế khó khăn về vốn như thuyết phục hội đồng quản trị vay ngắn hạn cổ tức với lãi suất thấp hơn trên thị trường, xin gia hạn các khoản nợ. Do đó, việc có thêm một nguồn vốn huy động mới với tính chất ổn định cả về chi phí và thời hạn là rất cần thiết. Hiện nay, một số DNNVV của nước ta dã bắt đầu làm quen với một công cụ huy động vốn không mới với thế giới nhưng khá mới mẻ ở Việt Nam – góp vốn tư nhân.

Góp vốn tư nhân (Private equity) là một công cụ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, thuộc phần VCSH, do một nhà đầu tư (phần lớn là một định chế tài chính) mua tạm thời một phần vốn của công ty (đóng vai trò như một CSH tạm thời). Các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp chưa niêm yết, có tiềm năng lớn, năng động trong các ngành có nhiều hứa hẹn với mục đích là kiếm lời bằng việc tham gia vào doanh nghiệp trong khoảng thời gian trung và dài hạn.

Ưu điểm của loại hình này là các DN không phải lo đến việc mất quyền làm chủ của mình (mặc dù tham gia vào vốn chủ và đứng vai trò như một CSH DN nhưng chỉ trong một thời gian và trong hợp đồng giữa chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư này, các chủ DN có quyền đặt ra các giới hạn về quyền lực trong DN), chi phí ban đầu không quá cao, không yêu cầu trả theo kỳ hạn và quy mô thông thường là mức độ đủ lớn theo nhu cầu của DN, đặc biệt là ổn định giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn cho các dự án đang chuẩn bị bắt đầu thực hiện hoặc trong tương lai.

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, bước đầu đã có sự xuất hiện của các quỹ “ Private Equity Fund”. Tuy nhiên, mục tiêu của các quỹ tại Việt Nam như các Big “Indochina Capital, Bankinvest, Mekong Capital, Aureos Capital” là nhằm vào các công ty chưa niêm yết trên TTCK, có chiến lược phát triển rõ ràng, có đội ngũ quản lý năng động, chưa có tính thanh khoản cao với mục tiêu là trở thành cổ đông chiến lược sau này của công ty. Ví dụ như quỹ đầu tư Private Equity New Markets (PENM) thuộc NH BankInvest cảu Đan Mạch đã vào Việt Nam từ năm 2006. Những doanh nghiệp được BankInvest hỗ trợ là những công ty hoạt động từ 5 năm trở lên , được hỗ trợ từ 5 – 7 năm. Quỹ lựa chọn những công ty có hệ thống quản lý tốt và tiềm năng phát triển mạnh. Quỹ đã đầu tư vào Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành với số vốn lên tới 2 triệu USD, BankInvest cũng đã ký hợp tác chiến lược với Công ty bảo hiểm AAA (mua 2 triệu cổ phần).

Để tiếp cận với các nguồn vốn mới theo hình thức Private Equity đòi hỏi công ty phải có sự chuẩn bị cho một sự giới thiệu về công ty một cách minh bạch và được trình bày một cách rõ ràng;

+ Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty.

+ Đội ngũ lãnh đạo và các chuyên gia đang công tác tại công ty.

+ Phân tích các mặt mạnh và mặt yếu trong công việc quản lý, những mảng còn thiếu sót và cần được hỗ trợ.

+ Chiến lược, mục tiêu của công ty trong khoảng thời gian ngắn, trung và dài hạn.

+ Các yêu cầu của công ty với một tổ chức góp vốn, những điều khoản phân chia lợi nhuận.

Tuy nhiên, công ty cũng cầ hiểu rõ về hình thức huy động này để hạn chế được những nhược điểm sau:

+ Bên nhà đầu tư muốn tham gia vốn sẽ cử ai là người đại diện vào công ty, vị trí của thành viên này là gì?

+ Nhà đầu tư hiện đã tham gia vào bao nhiêu hội đồng quản trị? Kinh nghiệm tham gia góp vốn như thế nào?

+ Nếu vì hoàn cảnh nào đó nhà đầu tư có thể tham gia điều hành trực tiếp hoặc cung cấp kinh nghiệm kỹ thuật cho ngành mà mình muốn tham gia góp vốn không?

Vậy, Private Equity có thể là một kênh huy động vốn hiệu quả và mở ra cho công ty một cấu trúc vốn đạt hiệu quả cao hơn nếu công ty có thể thỏa mãn được yêu cầu của quỹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)