Về phát triển thị tr-ờng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang đài loan của công ty cổ phần đầu tư và thương mại (Trang 43 - 47)

I. Đánh giá chung tình hình xuấtkhẩu lao động của Việt Nam

1. Về phát triển thị tr-ờng

Từ chủ yếu là thị tr-ờng Đông Âu, n-ớc ta đã tập trung nghiên cứu, mở rộng hợp tác lao động và chuyên gia với các n-ớc khu vực, nhất là từ năm 1995 đến nay.

Với tinh thần hợp tác và hợp tác toàn diện, vì lợi ích của mỗi n-ớc, vì ổn định và phát triển trong khu vực, Đảng và Nhà n-ớc đã chỉ đạo các Bộ, ngành phố i hợp triển khai khá đồng bộ từ mở rộng quan hệ đối ngoại về kinh tế, th-ơng mại đến hợp tác lao động và chuyên gia, coi hợp tác lao động và chuyên gia là một trong những lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2003, trong đó xác định nhiệm vụ của các cơ quan đại diện trong việc mở thị tr-ờng lao động và chuyên gia. Quốc hội đã sửa đổi Bộ luật Lao động, trong đó có 6 Điều về xuất khẩu lao động và chuyên gia. Chính phủ và các Bộ đã ban hành các văn bản h-ớng dẫn thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng về đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Nhiều văn bản thoả thuận, thông báo chung của các đoàn cao cấp giữa n-ớc ta và các n-ớc trong khu vực đều đ-ợc khẳng định về hợp tác lao động và chuyên gia.

Đến nay chúng ta đã ký các thoả thuận và Hiệp định về hợp tác lao động với Liên bang Nga, Cộng hoà Séc, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Đài Loan, Malaysia; chuẩn bị ký Hiệp định mới về Hợp tác chuyên gia với Lào, với Liên bang Nga, gia hạn Hiệp định hợp tác Lao động với Cộng hoà Séc; đang vận động để ký kết thoả thuận với Hàn Quốc nhằm đ-a lao động sang Hàn Quốc theo đạo luật cấp phép cho lao động n-ớc ngoài sẽ đ-ợc n-ớc này thực hiện từ tháng 8 năm 2004.

Chúng ta đã xây dựng và thực hiện các đề án cụ thể cho từng thị tr-ờng nh- Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông, Châu Phi, lao động trên biển...

Các Bộ ngành, địa ph-ơng và doanh nghiệp đã th-ờng xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, tìm hiểu thị tr-ờng xuất khẩu lao động và chuyên gia tại Châu Phi, Trung Đông và Châu á; tổ chức các hội nghị khách hàng tại Nhật Bản, Đài Loan và hội nghị, hội thảo để cung cấp thông tin thị tr-ờng, đặc biệt là về các thị tr-ờng mới và thị tr-ờng trọng điểm, hỗ trợ doanh nghiệp để tăng thị phần ở các thị tr-ờng hiện có, mở thị tr-ờng mới.

Kế thừa và phát huy kinh nghiệm trên 20 năm về hợp tác, xuất khẩu lao động và chuyên gia; đồng thời quán triệt quan điểm của Đảng về kinh tế đối ngoại, đến nay Nhà n-ớc đã ban hành hàng loạt văn bản tạo hành lang pháp lý cho hoạt động mở rộng thị tr-ờng xuất khẩu lao động và chuyên gia.

1.1 Malaysia

Sau nhiều năm trao đổi nghiên cứu, cuối tháng 2 năm 2002, Chính phủ ta và Chính phủ Malaysia đã đạt đ-ợc sự thống nhất về chủ tr-ơng tiếp nhận lao động Việt Nam vào làm việc trong 4 lĩnh vực: xây dựng, sản xuất công nghiệp, nông

nghiệp và dịch vụ của Malaysia. Ngay sau đó, Bộ Lao động – Th-ơng binh và xã

hội đã đàm phán và thống nhất cho phép các Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng đ-a lao động Việt Nam sang Malaysia theo tinh thần chỉ đạo của Thủ t-ớng Chính phủ là tổ chức thực hiện chặt chẽ, mở rộng dần theo nhu cầu thị tr-ờng. Đồng thời, thành lập Ban Quản lý lao động và quy định trách nhiệm của công tác cung ứng lao động và chuyên gia.

Hiện nay, có 70 doanh nghiệp đ-ợc đ-a lao động sang Malaysia. Từ tháng 5 năm 2002 đến nay, đã đ-a đ-ợc gần 70.000 lao động. Chỉ trong vòng hơn một năm, Malaysia đã trở thành thị tr-ờng xuất khẩu lao động lớn của ta. Với yêu cầu về ngành nghề phù hợp với ta, tạo cơ hội cho một số l-ợng lớn lao động nông thôn,

ng-ời thuộc đối t-ợng chính sách, ng-ời nghèo đi làm việc ở n-ớc ngoài, góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo.

Ngày 1 tháng 12 năm 2003 vừa qua tại Hà Nội, Bộ tr-ởng Bộ Lao động –

Th-ơng binh và xã hội và Bộ tr-ởng Nguồn nhân lực Malaysia đã thay mặt hai Chính phủ ký kết thoả thuận về hợp tác lao động giữa hai n-ớc.

1.2 Đài Loan

Từ khi mở rộng thị tr-ờng Đài Loan cuối năm 1999 đến nay, ta đã đ-a hơn 73.000 lao động. Riêng trong 3 năm 2001- 2003, đã đ-a khoảng 65.000 lao động. Đặc biệt là từ cuối năm 2002 đến nay, tốc độ đ-a lao động sang Đài Loan tăng mạnh.

Gần đây, số l-ợng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp ở Đài Loan gia tăng ( khoảng 6,55%). Ngoài việc phối hợp với Văn phòng

Kinh tế và Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc vận động phía Đài Loan, Bộ Lao động –

Th-ơng binh và xã hội đã thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng: - Chỉ đạo các doanh nghiệp chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định h-ớng cho ng-ời lao động tr-ớc khi đi;

- Đề nghị các địa ph-ơng có biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà n-ớc, vận động con em đang bỏ hợp đồng về n-ớc; - Xử lý nghiêm những doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao. Đã đình chỉ có thời hạn 38 doanh nghiệp, tạm dừng hoạt động cung ứng thuyền viên tàu cá đối với 8 doanh nghiệp;

- Tr-ớc mắt yêu cầu các doanh nghiệp hạn chế tuyển lao động ở những địa ph-ơng có số l-ợng lao động bỏ hợp đồng cao.

1.3 Hàn Quốc

Từ năm 1993 đến nay, có 8 doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam đã đ-a trên 30.000 l-ợt ng-ời lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Hàn Quốc. Hiện nay co 18.771 lao động Việt Nam đang làm việc và tu nghiệp tại Hàn Quốc, trong đó số lao động trong hợp đồng là 5.520 ng-ời và ngoài hợ p đồng là 13.251

ng-ời. Ngoài ra, Hàn Quốc còn tiếp nhận một số l-ợng lớn sĩ quan, thuỷ thủ tàu vận tải biển và thuyền viên đánh cá Việt Nam. Trong 3 năm 2001 – 2003, ta đ-a sang Hàn Quốc gần 11.000 lao động và tu nghiệp sinh.

Tháng 8 năm 2003, Quốc hội Hàn Quốc thông qua Luật cấp phép cho lao động n-ớc ngoài, có hiệu lực từ tháng 8 năm 2004. Để chuẩn bị thực hiện đạo luật này, vừa qua Hàn Quốc đã có chính sách gia hạn c- trú tại Hàn Quốc cho số lao

động đã làm việc d-ới 4 năm. Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động – Th-ơng binh và xã

hội đã phối hợp vận động, khuyến khích ng-ời lao động thực hiện đúng quy định của Bạn, đã có 7.300 lao động Việt Nam ( chiếm 83 % số lao động bất hợp pháp) đăng ký tiếp tục ở lại làm việc. Phía Hàn Quốc đánh giá cao các giải pháp cũng nh- sự phối hợp của Việt Nam trong việc thông tin và động viên lao động Việt Nam ra đăng ký. Các giải pháp kiên quyết trên của Nhà n-ớc ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục tăng c-ờng hợp tác với Hàn Quốc về tu nghiệp sinh và lao động.

1.4 Nhật Bản

Nhật Bản chỉ nhận tu nghiệp sinh. Trong 3 năm 2001 – 2003, ta đã đ-a hơn 6.400 lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản ( bình quân mỗi năm đạt hơn 2.100 ng-ời). Ngoài ra, cũng đã đ-a một số l-ợng lớn thuyền viên sang làm việc trên các tàu biển Nhật Bản. Tổng số lao động và tu nghiệp sinh đ-a sang Nhật Bản trong 3 năm qua là hơn 8.100 ng-ời.

ở thị tr-ờng Nhật Bản, điều kiện làm việc và thu nhập của ng-ời lao động

thuận lợi và thu nhập t-ơng đối cao, nên đa số lao động muốn kéo dài thời hạn hợp đồng. Song do chính sách và pháp luật của Bạn ch-a thay đổi nh- Hàn Quốc, nên tỷ lệ bỏ hợp đồng, c- trú bất hợp pháp cao. Các Bộ, ngành liên quan đang nghiên cứu để có những giải pháp thích hợp. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp tăng c-ờng chất l-ợng tuyển, chọn và quản lý tu nghiệp sinh ở n-ớc ngoài.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang đài loan của công ty cổ phần đầu tư và thương mại (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)