Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG SAU TIÊM của TRẺ (Trang 27 - 28)

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo nghiên cứu của Hanani Tabana và cộng sự tại Nam Phi (2016) cho thấy phản ứng của trẻ sau khi tiêm ảnh hưởng tới mức độ hài lòng với các dịch vụ tiêm chủng của những người chăm sóc, phản ứng sau tiêm của trẻ và các tác dụng phụ có thể là những yếu tố quan trọng khiến họ không hài lòng (22).

Ateudjieu (2013) nghiên cứu về chương trình tiêm chủng ta ̣i 40 cơ sở y tế (8 trung tâm y tế huyê ̣n và 32 tra ̣m y tế xã) ta ̣i Cameroon cho kết quả 27,5% cơ sở y tế tiến hành hoa ̣t đô ̣ng tiêm chủng mà không cần bất cứ thiết bi ̣ nào trong dây chuyền la ̣nh. Đây đươ ̣c coi là mô ̣t mối nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến chất lươ ̣ng và an toàn tiêm chủng ta ̣i Cameroon (23).

1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Viê ̣t Nam có nghiên cứu phản ứng sau tiêm cụ thể cho các phòng tiêm dịch vụ. Có một số nghiên cứu về phản ứng sau tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng như:

Nghiên cứu mô tả các trường hơp phản ứng nặng sau tiêm chủng mở rộng ở miền Bắc Việt Nam từ 2013 – 2017 của Ngô Thị Tâm, Trần Mạnh Tùng, Trần Như Dương, Lê Hải Đăng, Phạm Quang Thái,… Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Y dược Đại học Quốc gia Hà Nội (24). Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết đối tượng có phản ứng nặng là trẻ dưới 1

20

tuổi, chỉ có 6,5% số trẻ từ 1 tuổi trở lên; trong đó gần một nửa số đối tượng nghiên cứu là trẻ 2 tháng tuổi, chiếm 48,0%.

Tác giả Dương Thị Hồng, Phạm Quang Thái và cộng sự nghiên cứu về các phản ứng sau tiêm Quinvaxem tại Bắc Ninh năm 2014[22]. Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên chủ yếu trong 6 giờ đầu sau tiêm. Vẫn còn một lượng lớn phụ huynh chưa thực hiện đúng cách xử trí các phản ứng sau tiêm chủng tại nhà. Tỷ lệ không có xử trí, hoặc tự xử trí còn cao khi trẻ đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng. Nguyên nhân của các phản ứng chủ yếu là do phản ứng quá mẫn (51,2%); trùng hợp ngẫu nhiên chiếm 28,5%; 18,7% không rõ nguyên nhân và không có trường hợp nào do sai sót trong thực hành tiêm chủng. Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên chủ yếu trong 6 giờ đầu sau tiêm. Vẫn còn một lượng lớn phụ huynh chưa thực hiện đúng cách xử trí các phản ứng sau tiêm chủng tại nhà. Tỷ lệ không có xử trí, hoặc tự xử trí còn cao khi trẻ đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng. Nguyên nhân của các phản ứng chủ yếu là do phản ứng quá mẫn (51,2%); trùng hợp ngẫu nhiên chiếm 28,5%; 18,7% không rõ nguyên nhân và không có trường hợp nào do sai sót trong thực hành tiêm chủng. Tỷ lệ bị tử vong trong các trường hợp phản ứng nặng còn khá cao, chiếm 40,7% (24).

Nghiên cứu mô tả đặc điểm các trường hợp sự cố bất lợi nghiêm trọng sau tiêm chủng tại khu vực phía Nam Việt Nam, 2010 – 2016 của Nguyễn Diệu Thúy, Châu Văn Lượng, Phan Trọng Lân – Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích theo kết luận của hội đồng tư vấn chuyên môn cho thấy chưa có mối quan hệ nhân quả giữa vắc xin và các trường hợp biến cố bất lợi nghiêm trọng sau tiêm chủng (25).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG SAU TIÊM của TRẺ (Trang 27 - 28)