Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG SAU TIÊM của TRẺ (Trang 28)

Bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 3618/QĐ-TCCB ngày 05/12/2011 của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội về việc thành lập Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phòng khám Đa khoa 182 Lương Thế Vinh được thành lập theo Quyết định số 982/QĐ-TCCB ngày 02/04/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà

21

Nội nhằm phục vụ đào tạo thực hành cho sinh viên trong lĩnh vực khoa học sức khỏe của Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ đó đến nay Phòng khám đang từng bước xây dựng và phát triển để phấn đấu trở thành Bệnh viện đào tạo (Teaching hospital) của Việt Nam.

1.6.1. Tổ chức bộ máy - Ban Giám đốc: + Giám đốc: 01 + Phó Giám đốc: 02 Biên chế các phòng, khoa

+ Phòng khám Đa khoa 182 Lương Thế Vinh + Phòng Tổ chức - Hành chính - Kế toán

Bảng 1.3. Thống kê nhân lực bệnh viện đại học quốc gia Hà Nội

TT Chức danh/ Trình độ Số lượng Tổng Bệnh viện Khoa Y Dược 1 Phó giáo sư: 1 3 4 2 Tiến sĩ: 3 5 8 3 Thạc sĩ: 17 1 18

4 Bác sĩ Chuyên khoa II: 3 0 3

5 Bác sĩ Chuyên khoa I: 12 0 12

6 Bác sĩ Nội trú 0 2 2

7 Bác sĩ: 61 1 62

8 Dược sĩ: 8 0 8

9 Điều dưỡng viên: 51 0 51

10 Cử nhân: 67 0 67

11 Kỹ thuật viên: 13 0 13

Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh có cán bộ chuyên môn như sau: - 47 cán bộ có trình độ sau đại học:

22 + 04 giáo sư, phó giáo sư

+ 08 tiến sỹ - bác sỹ

+ 35 thạc sỹ (BSNT, ThS.BS, BSCKI, ThS YTCC và ThS các chuyên ngành khác) - 138 cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng: + 61 bác sỹ + 03 dược sỹ đại học + 08 kỹ thuật viên y + 34 điều dưỡng

+ 32 cử nhân đại học, cao đẳng các chuyên ngành khác + 30 cán bộ có trình độ trung cấp:

+ 04 kỹ thuật viên y + 0 dược sỹ trung cấp + 17 điều dưỡng trung cấp + 9 cán bộ khác

- Tổng CB làm dịch vụ, phục vụ: 34 người 1.6.2. Hoạt động

Sau 9 năm hoạt động, Bệnh viện đã có những thành tích rất đáng khích lệ phục vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ Đại học Quốc gia Hà Nội và người dân.

Ngoài hoạt động khám chữa bệnh, BV còn Công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh vv...

Xác định rõ tầm quan trọng của dịch vụ tiêm chủng nên ngày 23 tháng 7 năm 2015, Lãnh đạo Phòng khám đã quyết định đưa phòng tiêm chủng dịch vụ đi vào hoạt động.

Phòng tiêm chủng và dịch vụ trực thuộc Phòng khám là một cơ sở tiêm chủng dịch vụ, được thành lập nhằm phục vụ tiêm chủng vắc xin dịch vụ cho nhân dân ở vùng sở tại và các vùng lân cận. Lúc đầu, trung bình, mỗi ngày phòng khám thực hiện 120-150 mũi tiêm phòng các loại. Đến nay, sau hơn 4 năm hoạt động, Phòng khám 182 đã có 3 phòng tiêm chủng trực thuộc BV Đại Học Quốc gia Hà Nội, đạt chứng chỉ ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015 về

23

Quản lý chất lượng và Quản lý môi trường. Mỗi năm các phòng tiêm của bệnh viện phục vụ khoảng 90.000 lượt khách, trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm khoảng trên 50% tổng số lượt người đến sử dụng dịch vụ này. Theo khảo sát của 1 phòng tiêm bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội năm 2019, tỷ lệ phản ứng sau tiêm( cả người lớn và trẻ em) được ghi nhận là 860 ca trên tổng số 45959 lượt khách, tỷ lệ là 1.87%

Với tôn chỉ lấy chất lượng là hàng đầu, hệ thống tiêm chủng và dịch vụ có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, ân cần, chu đáo luôn hết mình vì người bệnh, làm việc theo quy trình tiên tiến. Bên cạnh đó là hệ thống cung ứng vắc xin và dây chuyền bảo quản lạnh theo đúng tiêu chuẩn, với mục tiêu ổn định nguồn vắc xin và đảm bảo vắc xin luôn có chất lượng tốt nhất. Bệnh viện cũng rất chú trọng tới công tác chăm sóc khách hàng sau tiêm chủng, bao gồm khu theo dõi 30 phút sau tiêm, dịch vụ nhắn tin hẹn lịch miễn phí, tổng đài 24/24h cùng nhiều tiện ích đi kèm khác nhằm đem đến dịch vụ tiêm chủng thân thiện và thuận lợi nhất cho người dân. Đặc biệt phòng tiêm có dịch vụ gọi điện chăm sóc sau tiêm cho khách, hỏi về tình hình sức khoẻ và phản ứng sau tiêm sau 24h.

Hiện tại phòng tiêm có 16 bác sĩ, trong đó có 1 tiến sĩ, 5 người có trình độ sau đại học, 40 điều dưỡng làm việc cố định. Thái độ phục vụ thân thiện, cơ sở vật chất đáp ứng theo quy chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015 về Quản lý chất lượng và Quản lý môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24

BẢN ĐỒ ĐẾN BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (Phòng tiêm chủng 182 Lương Thế Vinh được đánh dấu)

25

BẢN ĐỒ ĐẾN PHÒNG TIÊM BỆNH VIỆN ĐHQGHN (Phòng tiêm chủng Văn Phú được đánh dấu)

BẢN ĐỒ ĐẾN PHÒNG TIÊM BỆNH VIỆN ĐHQGHN (Phòng tiêm chủng An Khánh được đánh dấu)

26

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu định lượng

Trẻ dưới 1 tuổi tới tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng Bệnh Viện Đại học Quốc Gia HN( Phỏng vấn phụ huynh, quan sát trẻ dưới 1 tuổi đang theo dõi sau tiêm 30 phút tại 3 phòng tiêm).

Tiêu chuẩn lựa chọn:

-Tất cả các trẻ dưới 1 tuổi đã đến tiêm chủng các cơ sở tiêm chủng Bệnh Viện Đại học Quốc Gia.

-Phụ huynh của trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ:

-Phụ huynh của các trẻ không hợp tác trong quá trình nghiên cứu -Phụ huynh không trực tiếp chăm sóc trẻ

-Phụ huynh có vấn đề về thần kinh, kém tỉnh táo và khó khăn trong giao tiếp.

2.1.2. Nghiên cứu định tính

- Lãnh đạo Bệnh viện

- Cán bộ Cán bộ quản lý, cán bộ y tế tại phòng tiêm

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 3 địa điểm của Phòng tiêm chủng và dịch vụ Bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội và 1 số bệnh viện (đối tượng có phản ứng kéo dài trên 1 ngày hoặc cần xét nghiệm, được xử trí tại Bệnh viện Hà Đông, Sanh-Pon) từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2020.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu

Số trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng tại các cơ sở thuộc Phòng tiêm chủng và dịch vụ Bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội tham gia vào nghiên cứu được tính theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ:

27

𝒏 = 𝒁𝟏−∝ 𝟐𝟐 ⁄ × 𝒑(𝟏 − 𝒑) 𝐝𝟐

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu;

α: ngưỡng tin cậy; α = 0,05 =>𝒁𝟏−∝ 𝟐⁄ = 1,96 d: sai số ước lượng của p, d = 20% của p

p: tỷ lệ ước tính. Trong quá trình làm việc và theo dõi ở Phòng tiêm 182 Lương Thế Vinh, Bệnh viện ĐHQGHN, tôi thấy tỷ lệ phản ứng sau tiêm của các loại vắc xin là khác nhau, tính trung bình cho trẻ dưới 1 tuổi là khoảng 4% (p=0,04) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thay vào công thức ta có n = 2304.

Vì đây là nghiên cứu mô tả, nên tôi tăng cỡ mẫu lên 200% để đảm bảo độ chính xác, cỡ mẫu nghiên cứu n = 4608 trẻ

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện: thực hiện khảo sát trên tất cả trẻ dưới 1 tuổi đến tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng của Phòng tiêm 182 Lương Thế Vinh, Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2020 đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu thì dừng lại.

Nghiên cứu định tính: chọn phỏng vấn sâu 1 cán bộ lãnh đạo bệnh viện phụ trách mảng tiêm chủng, 1 cán bộ quản lý và 50 nhân viên y tế phòng tiêm đến khi đủ kết quả thì dừng lại.

2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu

2.5.1. Biến số nghiên cứu định lượng( mục tiêu 1)

Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu

Tên biến

số Định nghĩa biến Phân

loại

Phương pháp thu thập

I. THÔNG TIN CHUNG CỦA TRẺ/PHỤ HUYNH

A1 Tháng tuổi Tuổi của trẻ, bao gồm các giá trị: Từ 1 tháng đến dưới 2 tháng

Danh mục

28

Tên biến

số Định nghĩa biến Phân

loại Phương pháp thu thập Từ 2 tháng đến dưới 3 tháng Từ 3 tháng đến dưới 4 tháng Từ 4 tháng đến dưới 5 tháng Từ 5 tháng đến dưới 6 tháng Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng A2 Giới tính Giới tính của trẻ, gồm 2 giá trị:

1. Nam 2. Nữ Nhị phân Phỏng vấn A3 Cơ sở tiêm chủng

Cơ sở trẻ tiêm chủng, bao gồm các giá trị: An Khánh, Văn Phú, 182 Lương Thế Vinh

Danh mục

Phỏng vấn

II. PHẢN ỨNG SAU TIÊM CỦA CÁC LOẠI VACXIN

B1 Liều tiêm/uống theo loại vacxin của trẻ dưới 1 tuổi

Các liều vacxin trẻ tiêm trong lần nghiên cứu, bao gồm các giá trị

Viêm gan B BCG

6in1 (Infanrix hexa 0.5ml); 6in1 (Hexaxim 0.5ml) 5in1 (pentaxim)

Rotavirus Cúm

Não mô cầu( BC;AC) Sởi, MMR Viêm não Nhật Bản (Pháp) Danh mục Phỏng vấn B2 Phản ứng Trẻ có phản ứng sau tiêm chủng Nhị Phỏng vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

Tên biến

số Định nghĩa biến Phân

loại

Phương pháp thu thập

sau tiêm không, bao gồm 2 giá trị: Có, không

phân

B3 Loại Phản ứng sau tiêm

Phân loại Phản ứng sau tiêm Gồm 2 giá trị: Phản ứng thông thường, phản ứng nặng Nhị phân Phỏng vấn B4 Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên

Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên ở trẻ sau tiêm chủng, bao gồm các giá trị: 6h đầu; 6-12h; 12-24h 30 phút đầu Danh mục Phỏng vấn B5 Các triệu chứng phản ứng sau tiêm

Các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau tiêm chủng, bao gồm các giá trị: Sốt; Bú kém, biếng ăn; Sưng, đỏ,đau tại chỗ tiêm; Quấy khóc; Nôn; Tiêu chảy; Khó thở; Chảy nước mũi; Mày đay; Khác

Danh mục Phỏng vấn B6 Hướng xử trí phản ứng sau tiêm chủng

Hướng xử trí của gia đình khi phát hiện bé có phản ứng sau tiêm, bao gồm các giá trị: Không có xử trí bất kỳ, Gọi điện cho phòng tiêm tư vấn, Đưa tới cơ sở y tế, Khác Danh mục Phỏng vấn B7 Tình trạng hiện tại Tình trạng bé hiện tại, gồm 2 giá trị: Bé khỏe mạnh, Tử vong

Nhị phân

30

2.5.2. Biến số nghiên cứu định lượng( mục tiêu 2)

Nhóm biến số quản lý tiêm chủng: Quản lý vacxin, quản lý quy trình tiêm chủng, quản lý trang thiết bị tiêm chủng, quản lý hồ sơ và báo cáo tiêm chủng, quản lý quá trình tập huấn và đào tạo trước tiêm chủng, quản lý những ảnh hưởng tác động đến tiêm chủng, quản lý chăm sóc dịch vụ tiêm chủng.

2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu

Kỹ thuật thu thập số liệu( Vì nghiên cứu cỡ mẫu lớn (4608 mẫu), nên tôi

đã nhờ sự hỗ trợ của phòng tiêm, tôi đã tổ chức tập huấn cho các điều tra viên là chính các Bác sỹ, Điều dưỡng đang làm việc tại 3 phòng tiêm về phương pháp làm: phỏng vấn, cách thu thập số liệu để giúp tôi trong quá trình nghiên cứu)

- Thu thập số liệu về thực trạng phản ứng sau tiêm chủng:

+ Lập danh sách trẻ dưới 1 tuổi tham gia tiêm chủng trong ngày của các cơ sở tiêm Bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội. Danh sách cần đầy đủ thông tin về địa chỉ và số điện thoại để phục vụ phỏng vấn

+ Gọi điện thoại phỏng vấn phụ huynh trẻ sau khi trẻ đến tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng 24 giờ

+ Phỏng vấn phụ huynh đưa trẻ đến tiêm về phản ứng của mũi tiêm gần đây nhất

+ Lập danh sách những trẻ có phản ứng mạnh và được đưa tới cơ sở y tế để theo dõi và điều trị. Phỏng vấn viên trực tiếp đến cơ sở y tế để lấy thông tin chính xác hơn.

+ Thực hiện thu thập số liệu đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại. - Thu thập số liệu về quản lý tiêm chủng

Hồi cứu từ biên bản họp hội đồng đánh giá chuyên môn, phiếu điều tra trường hợp tai biến và các tài liệu báo cáo hoạt động định kì của các cơ sở tiêm chủng Bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội. Kết hợp phỏng vấn ban lãnh đạo, các quản lý và nhân viên trực tiếp làm việc tại các cơ sở tiêm chủng.

Quan sát thao tác của Bác Sỹ, điều dưỡng tại phòng tiêm: khám sàng lọc, tiêm chủng, theo dõi sau tiêm tại các cơ sở 30 phút sau tiêm

31

Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, bao gồm ba phần: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phần 1: thông tin chung của trẻ

+ Phần 2: phản ứng sau tiêm và các triệu chứng, hướng xử trí và tình trạng sau tiêm chủng

Bộ câu hỏi về quản lý tiêm chủng gồm các phần: Quản lý vacxin, quản lý quy trình tiêm chủng, quản lý trang thiết bị tiêm chủng, quản lý hồ sơ và báo cáo tiêm chủng, quản lý quá trình tập huấn và đào tạo trước tiêm chủng, quản lý những ảnh hưởng tác động đến tiêm chủng, quản lý chăm sóc dịch vụ tiêm chủng.

Hướng dẫn điều tra, báo cáo AEFI theo đúng Nghị định 104/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Thủ tướng chính phủ (26) và Quyết định 1830/ QĐ-BYT ngày 20/05/2014 về việc Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng(27)

Quyết định 2535/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng (28).

2.7. Sai số và cách khống chế

2.7.1. Sai số

Khi phỏng vấn, khi nhân viên y tế phỏng vấn phụ huynh về phản ứng sau tiêm, phụ huynh có thể trả lời không chính xác hoặc không nhận thức đúng về triệu chứng như: thế nào là sốt cao? Thế nào thì gọi là tiêu chảy?

Gọi điện thoại: người nghe phỏng vấn có thể không phải là người chăm sóc trực tiếp nên không nắm bắt được cụ thể tình hình của trẻ sau tiêm.

Sai số có thể xảy ra trong quá trình nhập liệu.

2.7.2. Cách khắc phục:

Giải thích rõ ràng các triệu chứng và ngưỡng cho phụ huynh.

Khi gọi điện thoại phải hỏi rõ danh tính của phụ huynh hoặc người đang trực tiếp chăm sóc trẻ vừa đi tiêm chủng ngày hôm trước.

32

2.8. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng

Sau khi rà soát, thống kê được những trường hợp đủ tiêu chuẩn lựa chọn, các thông tin được làm sạch và nhập vào máy tính theo biểu mẫu thu thập thông tin bằng phần mềm Epidata 3.1. Số liệu được phân tích mô tả sử dụng tần suất và tỉ lệ % với phần mềm SPSS 22.0

Nghiên cứu định tính

Thông tin định tính được gỡ băng, phân tích và trích dẫn thông tin theo chủ đề¨hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, quản lý phòng tiêm, nhân viên y tế làm việc tại phòng tiêm.

2.9. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện khi thông qua hội đồng duyệt đề cương của Trương Đại học Thăng Long năm 2020.

Nghiên cứu được sự đồng thuận tham gia nghiên cứu của phụ huynh trẻ và cán bộ làm việc tại phòng tiêm Bệnh viện đại học quốc gia Hà Nội. Cam kết bí mật thông tin nghiên cứu và các phụ huynh được giải thích rõ về mục tiêu nghiên cứu. Các thông tin cá nhân được loại bỏ trước khi phân tích.

Việc sử dụng số liệu được sự đồng ý của Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu.

33

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số thông tin chung về trẻ dưới 1 tuổi tiêm vacxin tại các phòng tiêm bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội năm 2020 tiêm bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội năm 2020

Bảng 3.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Từ 0 đến dưới 1 tháng 101 2,2 Từ 1 tháng đến dưới 2 tháng 54 1,2 Từ 2 tháng đến dưới 3 tháng 761 16,5 Từ 3 tháng đến dưới 4 tháng 768 16,7 Từ 4 tháng đến dưới 5 tháng 786 17,1

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHẢN ỨNG SAU TIÊM của TRẺ (Trang 28)