khoa học xã hội và nhân văn trên cơ sở kế thừa, phát huy đạo đức truyền thống dân tộc và quân đội ta
Kế thừa đạo đức truyền thống dân tộc và qn đội là một vấn đề có tính quy luật trong phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV hiện nay. Đạo đức truyền thống dân tộc, quân đội là sự cơ đúc, kết tinh tồn bộ tinh hoa đạo đức dân tộc, quân đội, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc, quân đội ta. Vì vậy, nó có sức mạnh tiềm tàng và bền vững, luôn “di chuyển” vào hiện tại thông qua những quan niệm về giá trị đạo đức, lối sống. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, Quân đội ta không chỉ là biểu tượng của quá khứ mà luôn tác động mạnh mẽ đến đạo đức của mỗi học viên cả hiện tại và tương lai. Do đó, đạo đức truyền thống dân tộc và quân đội là cơ sở của sự kế thừa, phải coi đó là xuất phát điểm, nguồn lực bên trong của quá trình phát triển đạo đức cách mạng của học viên.
Mục đích của kế thừa đạo đức truyền thống dân tộc và quân đội là để xây dựng, phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đáp
ứng yêu cầu hoạt động quân sự, xây dựng quân đội. Kế thừa đạo đức truyền thống phát triển ĐĐNG của học viên là tất yếu, song không được tuyệt đối hố nó. Vì, đạo đức truyền thống dân tộc và qn đội có cả yếu tố tích cực, phù hợp và yếu tố khơng cịn phù hợp với điều kiện hiện tại. Sự chuyển hố từ những giá trị tích cực thành tiêu cực là điều thường xảy ra khi nhu cầu của giai đoạn lịch sử mới đòi hỏi những giá trị mới. Vì thế, yêu cầu phát triển ĐĐNG của học viên cần phải có quan điểm biện chứng trong nhìn nhận, đánh giá các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và quân đội. Trên cơ sở đó, có phương hướng khai thác, kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, cịn ý nghĩa tích cực, lọc bỏ cái tiêu cực, khơng cịn phù hợp. Đồng thời kiên quyết đấu tranh với các xu hướng coi nhẹ, phủ nhận hoặc tuyệt đối hoá đạo đức truyền thống.