dưỡng của mỗi học viên trong phát triển đạo đức nhà giáo của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
Đây là giải pháp cần thiết nhằm phát huy vai trị chủ thể trong tự phát triển ĐĐNG của mình. Phát huy vai trị tự giác tích cực chủ động, sáng tạo của mỗi học viên được biểu hiện cụ thể trên hai khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, xác định mục tiêu phấn đấu và quyết tâm cao nhất thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu đó được hình thành và phát triển nhờ ý thức, lòng yêu nghề, mong muốn được trở thành người giáo viên trong Quân đội. Mục tiêu mà người học viên xác định là sự chọn lựa dựa trên cơ sở sự định hướng của giáo viên phù hợp với bản thân người học viên. Quá trình thực hiện mục tiêu đòi hỏi người học viên sự nỗ lực cao nhất, phát huy tối đa tính năng động, nhạy bén, khả năng thích nghi, nhận thức nhanh và sức sáng tạo trong học tập, rèn luyện, trong qua trình tiếp thu các giá trị chuẩn mực về đạo đức, nhân cách, phẩm chất của người giáo viên khoa học xã hội và nhân văn.
Việc đề ra mục tiêu, là yếu tố rất quan trọng giúp cho học viên xác định được bản thân mình đang cần gì, từ đó giúp học viên lựa chọn được phương pháp thích hợp, vận dụng hết ưu thế, tri thức của bản thân để thực hiện mục tiêu, động cơ, kết quả cao là nhờ xác định được mục tiêu đúng, nếu quá trình phát triển ĐĐNG mà học viên khơng biết mình đang nỗ lực thực hiện điều gì, và vấn đề đó thực hiện có vai trị quan trọng cho bản thân mình khơng, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ cầm chừng, nửa vời, không phát huy được tiềm năng của bản thân, lâu dần sẽ để lại hệ lụy rất nghiêm trọng đến phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của một học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Ngược lại xác định mục tiêu sai, dẫn tới hành động sai, không những phát huy được
u cầu phẩm chất ĐĐNG mà vơ tình đi lệch đi với những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, như vậy cần phải nhận thức được mục tiêu. Và mục tiêu này phải do tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, giảng viên, cán bộ quản lý, đoàn thể quần chúng và thế hệ trước tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho học viên rèn luyện theo những giá trị ĐĐNG, đồng thời mỗi học viên trên cơ sở nhận thức, niềm tin, lựa chọn, tiếp thu, lĩnh hội và tự xác định, rèn luyện theo trong thực tiễn. Đó thực sự là q trình chuyển hố cái bên ngồi thành cái bên trong, tạo nên động cơ thôi thúc học viên nỗ lực phấn đấu đạt được những giá trị đạo đức phù hợp với nhu cầu, lợi ích của mình, với tiến bộ đạo đức trong Nhà trường, quân đội và xã hội.
Thứ hai, chủ động, tích cực, tự giác trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập của bản thân.
Trong quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, chủ động, tích cực, tự giác trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập của bản thân là vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV. Đó chính là cách thức người học tự tổ chức các hoạt động của cá nhân trên cơ sở lặp đi, lặp lại nhiều lần nhằm hình thành thói quen, hành vi tốt, khắc phục những hạn chế không phù hợp với chuẩn mực ĐĐNG. Muốn tự rèn luyện đạt kết quả cao, đòi hòi mỗi học viên phải xác định mục đích phấn đấu rõ ràng, xây dựng động cơ tu dưỡng, rèn luyện ĐĐNG đúng đắn, có quyết tâm vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu đã xác định. Học viên phải xây dựng cho mình kế hoạch tự rèn luyện bản thân, tập trung vào rèn luyện những chuẩn mực ĐĐNG của học viên.
Thực tế cho thấy, phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT là một việc làm khó khăn, phức tạp, cần nhiều thời gian và sự nổ lực của các lực lượng. Song nếu bản thân người học viên khơng tự ý thức được vấn đề, khơng tích cực, chủ động, xây dựng
và thực hiện kế hoạch, không tự giác tu dưỡng, rèn luyện của bản thân thì sự tác động của các lực lượng giáo dục trong nhà trường sẽ không phát huy được tác dụng, hiệu quả mang lại sẽ khơng cao. Hơn nữa, việc phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học viên sẽ biến quá trình giáo dục, xây dựng của nhà trường thành quá trình tự đào tạo, tự rèn luyện của bản thân mình, giúp mỗi người vươn lên tự chiếm lĩnh các yêu cầu, nội dung đã được xác định và chuyển nó thành phẩm chất, nhân cách của bản thân để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường và yêu cầu, nhiệm vụ nghề nghiệp sư phạm của bản thân sau khi tốt nghiệp ra trường.
Quá trình học tập và rèn luyện đó học viên cần hết sức chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch đề ra, căn cứ cụ thể vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể từng giai đoạn, vào khả năng của bản thân, đề ra kế hoạch cụ thể, khoa học, và phải đạt được các yêu cầu đã đề ra trong kế hoạch.
Bên cạnh đề ra các nhiệm vụ cần phải làm, học viên còn phải đề ra kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của bản thân như thế nào, người học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả các mục tiêu mình đã xác định và thực hiện. Để từ đó có sự đánh giá, rút kinh nghiệm cho kế hoạch và quá trình rèn luyện tiếp theo.