Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, rèn luyện, phát triển đạo đức nhà giáo của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển đạo đức nhà giáo của học viên đào tạo giáo viên KHXHNV ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 38 - 44)

đạo đức nhà giáo của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

Đây là vấn đề hết sức quan trọng, nó giữ vai trị định hướng cho tồn bộ q trình phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, mục tiêu, yêu cầu giáo dục đào tạo, cần tăng cường đổi mới, nội dung, phương pháp giáo dục, rèn luyện phát triển ĐĐNG. Có như vậy, vấn đề phát triển ĐĐNG mới đạt được hiệu quả tích cực, trước hết cần phải tập trung thực hiện tốt hai vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đổi mới nội dung phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

Để thực hiện tốt vấn đề này, trước hết lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị, nhà trường, căn cứ vào các chủ trương chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước, cũng như căn cứ vào truyền thống đạo đức của dân tộc, để định ra nội dung sát nhất đúng với thực tiễn yêu cầu giáo dục, đào tạo, phù hợp với đối tượng học viên muốn phát triển ĐĐNG, một cách thiết thực có hiệu quả nhất.

Trước hết trong quá trình đổi mới nội dung phát triển ĐĐNG, cần lựa chọn những nội dung hướng vào việc nâng cao tri thức khoa học, niềm tin, lý lưởng cộng sản chủ nghĩa, lối sống, ĐĐNG cho học viên. Giúp cho học viên

hình thành, củng cố được nhận thức, trách nhiệm, hành động đúng với các định hướng giá trị, những chuẩn mực đạo đức xã hội, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, tinh hoa giá trị đạo đức nhân loại.

Nội dung cần phải bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội ta nói chung, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nhà trường nói riêng. Phải xây dựng được nội dung, kết cấu chương trình, bảo đảm tính khoa học, tính logic, có tính định hướng chính trị rõ ràng, căn cứ vào mục tiêu chung của giáo dục mà Đảng ta đã xác định. Đó là nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân.

Sau khi đã xác định đúng, rõ nội dung, cần tích cực, kiên trì tìm ra những cách thức biện pháp phát triển ĐĐNG cho đúng đắn, sinh động, sát với từng đối tượng, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong đổi mới nội dung phát triển ĐĐNG. Mạnh dạn và kiên quyết cắt giảm những nội dung trùng lặp giữa các môn học, xác định đủ số lượng đơn vị kiến thức cơ bản làm nền tảng cho việc phát huy tính tích cực nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo, phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Để thực hiện được phương hướng trên, nội dung các môn học phải cập nhật, bám sát sự biến đổi các giá trị đạo đức trong xã hội, những nhân tố tác động đến phát triển ĐĐNG của học viên.

Trong quá trình đổi mới nội dung, phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cần kế thừa, đổi mới thường xuyên các giá trị đạo đức để nó ln đáp ứng được u cầu thực tiễn cách mạng, thực tiễn quân đội

và của ngành đào tạo giáo viên KHXH&NV. Q trình đổi mới phải mang tính tồn diện, tránh rập khn máy móc.

Thứ hai, đổi mới phương pháp giáo dục, rèn luyện, phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

Phương pháp phát triển ĐĐNG, là hệ thống những cách thức tác động đến đối tượng và những hình thức tổ chức giáo dục, nhằm hiện thực hố mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức đặt ra. Đổi mới phương pháp cần tập trung vào một số nội dung sau đây:

Một là, phương pháp bồi dưỡng là cách thức để chuyển tải nội dung bồi

dưỡng, giáo dục ĐĐNG của chủ thể đến với đối tượng theo mục tiêu yêu cầu đã xác định. Đối tượng của phát triển ĐĐNG là học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, có trình độ học vấn, được tuyển chọn kỹ, phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện rất gian khổ, vất vả, căng thẳng về tinh thần, tâm lý, hao tổn rất lớn về thể lực, với yêu cầu rất cao. Vì vậy, cần phải tích cực đổi mới phương pháp bồi dưỡng đối với học viên để mang lại hiệu quả cao.

Cần tăng cường phương pháp đối thoại trực tiếp giữa cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, giáo viên với học viên nhằm lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những thắc mắc, trăn trở của người học, để trực tiếp giải thích, giáo dục, động viên đối với học viên, giúp học viên có điều kiện phát triển ĐĐNG của học viên

Phương pháp thuyết phục, là một phương pháp cơ bản của phát triển ĐĐNG. Muốn thuyết phục có hiệu quả, nhất thiết chủ thể phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, tự giác, bởi sự hình thành phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV chỉ có thể dựa vào tinh thần tự giác, tự nguyện, lương tâm trong sáng của họ. Chính vì vậy, chủ thể giáo dục cần xây dựng cho học viên thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, sự nổ lực, ý chí, lịng kiên định…, nắm bắt tâm lý của học viên, xây dựng nội dung,

phương pháp giáo dục, rèn luyện các giá trị chuẩn mực ĐĐNG bám sát thực tiễn yêu cầu đặt ra, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, tránh rườm rà, dài dịng, từ đó làm cho họ cảm thấy khơng bị buồn chán, cưỡng ép, gị bó, ln thấy hứng thú, thoải mải, dẫn đến kích thích yếu tố tự giác lĩnh hội tri thức, tự giác rèn luyện các phẩm chất ĐĐNG, tự hồn thiện mình theo các chuẩn mực đặt ra.

Phương pháp thuyết phục thơng qua những tấm gương điển hình tiên tiến. Đây là phương pháp rất hữu hiệu, có sức cảm hố, sức thuyết phục rất lớn trong giáo dục, phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Người đi giáo dục, tất cả các lực lượng trong nhà trường cần phải xây dựng một lối sống chuẩn mực, kỷ luật nhất, gương mẫu từ lời ăn đến phương pháp tác phong, thái độ làm việc nghiêm túc khoa học, phát huy tình thương u đồng đội, đồng chí, học tập tốt vươn lên trở thành những tấm gương mẫu mực để học viên noi theo.

Ngoài các phương pháp cơ bản trên, cũng cần kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như giáo dục “cá biệt”, giáo dục chung kết hợp giáo dục riêng, tự phê bình và phê bình trong giáo dục phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Phê bình và tự phê bình là cách thức mà người học xem xét, đối chiếu thái độ, hành vi của bản thân với yêu cầu của mục tiêu, chuẩn mực ĐĐNG của người học viên trên tinh thần trung thực, thẳng thắn, từ đó xác định phương hướng khắc phục những nội dung không phù hợp với ĐĐNG của học viên. Cần giáo dục nâng cao cho học viên hiểu như thế nào là phê bình và tự phê bình đúng cách. Phương châm phê bình và tự phê bình là phê bình việc chứ khơng phải phê bình người. Phê bình và tự phê bình phải có quan điểm tồn diện, phải nêu cả ưu điểm, đồng thời vạch rõ khuyết điểm, phải gắn chặt hai mặt phê bình và tự phê bình. Thực hành phê bình và tự phê bình phải ln xuất phát từ lợi ích chung của Đảng, của quân đội, phải loại trừ được động cơ cá nhân, dĩ hoà vi quý, chụp mũ, hay

lợi dụng phê bình để hạ thấp uy tín đồng chí đồng đội. Phải ý thức rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo, ý thức được yêu cầu, sự cần thiết phải có nội dung các chuẩn mực ĐĐNG, lấy đó làm chuẩn mực để đánh giá, so sánh và phấn đấu rèn luyện bản thân học viên.

Hai là, nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo phải bảo đảm tính cân

đối, tồn diện, kết hợp giữa hệ giá trị mới với kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc, của Quân đội Quá trình xây dựng nội dung chương trình giáo dục, đào tạo cần phải cân nhắc cụ thể, tỷ mỉ, lựa chọn và dành thời lượng thích hợp cho khối kiến thức trang bị cho học viên quan điểm, lý tưởng sống đúng đắn, hệ thống giá trị, hành vi của lối sống văn hóa, kỹ năng ứng xử, giải quyết các mối quan hệ xã hội và các quan hệ đa dạng trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở, gắn với chức trách, nhiệm vụ của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Đổi mới tổ chức dạy học có sự chỉ đạo nội dung, chương trình thống nhất cho từng đối tượng đào. Lồng ghép nội dung văn bản pháp quy, quy định chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, ĐĐNG vào các môn học.

Thơng qua các chương trình học tập, huấn luyện và thông tin khoa học để phát triển ĐĐNG, nhằm trang bị, bổ sung, phát triển, hoàn thiện kiến thức cho đội ngũ học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, đây là một trong những phương pháp thể hiện được tính hiệu quả cao. Chính thơng qua các nội dung, chương trình học cụ thể, sẽ giúp cho học viên nhận thức đầy đủ đúng đắn hơn về bản chất, nguồn gốc, chuẩn mực, ngun tắc của ĐĐNG. Qua đó giúp học viên hình thành được những tư tưởng tình cảm tốt đẹp, ĐĐNG trong sáng, tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, và sự tất thắng của công cuộc xây dựng đất nước, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

tạo giáo viênKHXH&NV như: đạo đức học, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, khi giảng dạy các mơn học này, ngồi việc trang bị cho học viên những kiến thức lý luận cơ bản cần có sự liên hệ sát với vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ ĐĐNG, đồng thời, đặt ra những yêu cầu rèn luyện đối với học viên. Bổ sung, đưa vào giảng dạy nội dung khoa học về ĐĐNG. Đó là những nội dung về vị trí, vai trị nhà giáo, lương tâm, trách nhiệm của nghề dạy học, phẩm chất chính trị, đạo đức, của nhà giáo quân đội, nội dung phát triển giá trị, phong cách ứng xử, giao tiếp sư phạm, giáo dục kỹ năng sống để học viên có thể tự rèn luyện đạo đức, nhân cách nhà giáo, có thể xây dựng những nội dung trên thành một học phần “Nhập môn sư phạm”, nằm trong môn Giáo dục học quân sự và đuợc thực hiện trong tuần học đầu tiên của năm học thứ nhất.

Trong tự học, cùng với định hướng nội dung, giảng viên cần coi trọng giáo dục thái độ, trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, giáo dục tính tổ chức trong việc lập và thực hiện kế hoạch tự học, tính hiệu quả trong tự học, tự nghiên cứu của học viên. Tăng tính thực tiễn giáo dục trong các bài tập thực hành để học viên vận dụng kiến thức lý luận vào giải quyết các nhiệm vụ của thực tiễn. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả của nguời học bằng cách phát huy tính sáng tạo, tư duy sư phạm biện chứng của người học.

Đối mới nội dung, phương pháp, là một giải pháp rất quan trọng trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Do vậy, trong quá trình phát triển ĐĐNG cần phải bám sát thực tiễn, bám sát đối tượng để thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hố các phương pháp tăng tính hấp dẫn và hiệu quả cơng tác phát triển ĐĐNG của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển đạo đức nhà giáo của học viên đào tạo giáo viên KHXHNV ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w