Phát huy tính tích cực, chủ động của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong tự bồi dưỡng phong cách tư duy

Một phần của tài liệu Khóa luận: Bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXHNV ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 50 - 53)

viên khoa học xã hội và nhân văn trong tự bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh

Giải pháp này có ý nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động của học viên để học viên, không chỉ là đối tượng được bồi dưỡng mà còn là chủ thể tích cực, tự giác trong bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, gắn lý luận với thực tiễn không phải trên trời rơi xuống hay không tự nhiên xuất hiện, mà đó là kết quả của quá trình lâu dài, giáo dục, tuyên truyền, rèn luyện nghiêm túc, cụ thể, tỉ mỉ của cấp ủy, tổ chức đảng, các lực lượng sư phạm trong Nhà trường kết hợp với sự nỗ lực, tích cực phấn đấu, rèn luyện của người học viên. Xuất phát từ ý nghĩa đó, để phát huy được tính tích cực, chủ động của học viên trong tự bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh, cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng, hình thành ở học viên động cơ phấn đấu đúng đắn,

Nhu cầu bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh vừa góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng; đáp ứng lợi ích của bản thân người học viên, hình thành tình cảm cách mạng trong sáng ở học viên, xây dựng niềm tin bền vững vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó hình thành thái độ tích cực, tự giác, chủ động, động cơ phấn đấu không ngừng, thường xuyên trong học tập, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và rèn luyện những phẩm chất của người giáo viên KHXH&NV tương lai.

Để xây dựng động cơ, trước hết, học viên phải được học tập, quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu giáo dục đào tạo của từng đối tượng và tiêu chí dánh giá năng lực từng năm học của học viên; quán triệt sâu sắc về quy chế giáo dục đào tạo; quán triệt về chương trình đào tạo của từng đối tượng, đặc biệt là của bản thân; giúp học viên hiểu vị trí, vai trò chức trách, nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp. Để xây dựng động cơ, học viên cần được trải nghiệm nghiệm thực tế người học viên đào tạo GVKHXH&NV tại trường như thực tập, kiến tập, thực tế v.v.. Ngoài ra còn được xây dựng thông qua truyền thống của Quân đội và Nhà trường, truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” thông qua các hình ảnh, báo, sách, tài liệu v.v..

Thứ hai, bồi dưỡng xây dựng lòng ham hiểu biết, tích cực, chủ động

NCKH, tìm hiểu về khoa học

Việc học tập, NCKH khám phá thế giới để phục vụ cho cuộc sống là bản chất của con người. Để việc học tập, NCKH đó trở thành tự giác, thành thói quen trước hết phải coi đó là nhiệm vụ bắt buộc. Mỗi học viên phải thường xuyên quán triệt sâu sắc về vai trò của phương pháp tư duy biện chứng duy vật, phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong NCKH. Ngoài những kiến thức cơ bản được trang bị trong chương trình học chính khóa, các đơn vị quản lý học viên nên xây dựng các tổ nhóm NCKH, các phong trào NCKH. Học viên phải có quỹ

thời gian nhất định cho kế hoạch tự học tập NCKH với các nội dung khác nhau. Xây dựng lòng ham hiểu biết, tác phong NCKH, tìm hiểu về khoa học trước hết phải duy trì chế độ đọc báo, nghe đài v.v..

Ban Giám hiệu Nhà trường và lãnh đạo, chỉ huy Tiểu đoàn 7 cần thường xuyên mở các cuộc thi tìm hiểu về khoa học, tham gia thi “Ôlympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”; “Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo” v.v., để học viên kiểm nghiệm, củng cố kiến thức cũng như khuyến khích, động viên tinh thần tích cực học hỏi, mở rộng hiểu biết, tạo cho học viên thói quen tư duy độc lập, phương pháp xem xét, đánh giá và có chứng kiến về từng vấn đề được nghiên cứu.

Thứ ba, xây dựng thói quen sống và hành động theo phong cách tư duy

Hồ Chí Minh

Để xây dựng phong cách tư duy theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh, học viên không chỉ cần ham học hỏi, NCKH, trau dồi tri thức mà còn phải có thói quen tư duy khoa học. Tư duy khoa học là khẩu hiệu, là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi học viên, song để xây dựng cho mọi người có thói quen đó thì phải có một quá trình xây dựng công phu, trách nhiệm và nghiêm túc.

Thói quen tư duy theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh của người học viên trước hết là thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc chương trình giáo dục đào tạo và NCKH, được cụ thể bằng các quy chế giáo dục - đào tạo, quy định hành chính quân sự và các quy chế, quy định khác của Nhà trường. Hình thành thói quen xem xét, đánh giá các vấn đề của đời sống xã hội đang diễn ra, đặc biệt là xem xét về tình hình, hiệu quả của việc nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, chuyên đề, tài liệu tham khảo v.v., phải có thái độ với các biểu hiện tư duy phản khoa học của những người xung quanh, ủng hộ cái đúng, cái hợp pháp, đấu tranh với các hành vi tiêu cực.

của quá trình nhận thức chân lý, học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực tiễn. Hoạt động thực tiễn trong xây dựng phong cách tư duy theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh của người học viên là một biện pháp quan trọng để xây dựng và hoàn thiện phong cách tư duy của từng người học viên.

Tổ chức trao đổi, phổ biến kinh nghiệm hoạt động học tập và NCKH, nêu gương kinh nghiệm tốt, những điển hình hay; trong sơ kết, tổng kết công tác giáo dục đào tạo cần phải có nội dung đánh giá, rút kinh nghiệm về vấn đề NCKH và bồi dưỡng phong cách tư duy theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXHNV ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 50 - 53)