Đây là giải pháp có vị trí, ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành công của hoạt động bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay. Bởi vì, đội ngũ giảng viên là lực lượng giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường. Phẩm chất nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công tác, năng lực tư duy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách của học viên. Đội ngũ cán bộ quản lý là những người thầy “trực tiếp” trong công tác chỉ huy, quản lý, vừa trang bị kiến thức vừa truyền thụ những kinh nghiệm sống cho học viên; cùng ăn ở, sinh hoạt và trực tiếp giải quyêt những vấn đề về tư tưởng, tình cảm và những tình huống nảy sinh trong quá trình học tập, rèn luyện của họ tại Nhà trường.
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường SQCT hiện nay còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, một số còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém nhất định. Do đó, cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, bảo đảm họ phải vừa là người dạy chữ, dạy nghề, vừa là người dạy học viên cách làm người, biết khắc phục khó khăn để vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Để phát huy vai trò của mình trong quá trình bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giảng viên phải thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, bản thân đội ngũ cán bộ, giảng viên phải không
ngừng học tập và rèn luyện phong cách tư duy Hồ Chí Minh, nâng cao năng lực tư duy lý luận, trình độ chuyên môn, đổi mới
phương pháp, tác phong trong giảng dạy và chỉ huy quản lý Cán bộ, giảng viên phải thực sự là tấm gương mẫu mực, mô phạm trong cả lời nói và việc làm. Muốn vậy, trước hết, mỗi cán bộ, giảng viên cần phải đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiêm để nâng cao trình độ về mọi mặt; phát huy tinh thần cầu thị, ham học hỏi để có thể chiếm lĩnh ngày càng nhiều tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn bổ ích.
Cán bộ khoa, bộ môn, các cơ quan chức năng và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị thông qua nhiều hình thức, biện pháp tổ chức khác nhau để trang bị cho họ những tri thức toàn diện về phương pháp dạy học, phương pháp quản lý; bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu cho mỗi giáo viên, phù hợp với trình độ nhận thức, trình độ học vấn của mỗi người. Thông qua hoạt động thực tiễn giảng dạy và chỉ huy quản lý của từng giảng viên, cán bộ quản lý giúp họ dần tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ moi mặt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở Nhà trường hiện nay. Đồng thời, việc tu dưỡng, rèn luyện của họ phải đặt dưới sự theo dõi, nắm bắt của cán bộ khoa, đơn vị thông qua một kế hoạch chung thống nhất; định kỳ có kiểm tra, đánh giá, phân loại. Kịp thời biểu dương những cá nhân tiêu biểu trong học tập, rèn luyện phong cách tư duy Hồ Chí Minh; phê bình, kiểm kiểm những trường hợp ngại học tập, rèn luyên phong cách tư duy của Người.
Thứ hai, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Đối với mỗi giảng viên, một phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo chỉ có thể phát triển trên cơ sở một phẩm chất chính trị kiên định vững vàng, đạo đức cách mạng cao đẹp cùng một lối sống lành mạnh. Vì vậy, phải hết sức coi trọng vấn đề bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, tạo điểm tựa vững chắc trong suy nghĩ để họ luôn xác định rõ mục tiêu, lý tưởng sống và công hiến; hình thành động cơ, thái độ đúng đắn đối với việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.
Mặt khác, lãnh đạo, chỉ huy khoa và đơn vị cần chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Làm cho họ luôn nắm vững nội dung cốt lõi trong phong cách Hồ Chí Minh, tích cực, chủ động và tự giác trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, phải tăng cường giáo dục, quán triệt làm cho mỗi giáo viên nắm rõ vị trí, ý nghĩa và nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII), nhất là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để họ biết nhận diện, đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong và ngoài đơn vị.
Thứ ba, mỗi cán bộ, giảng viên cần học tập phong cách tư
duy gắn lý luận với thực tiễn theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Đối với giảng viên, phong cách đó được thể hiện thông qua cách tổ chức và thể hiện một chủ đề giảng dạy, được kiểm định
thông qua chất lượng của các công trình nghiên cứu khoa học. Đối với cán bộ quản lý, đó là sự nhanh nhạy trong nắm bắt tâm tư, tình cảm của học viên; khả năng phát hiện và xử trí chính xác, linh hoạt những tình huống nảy sinh trong quá trình chỉ huy, quản lý. Muốn rèn luyện để tư duy luôn phải xuất phát từ thực tiễn và gắn với thực tiễn, đội ngũ cán bộ, giảng viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường, phù hợp với sự phát triển mới của thực tiễn. Luôn nêu cao ý thức tự học, ý chí khắc phục khó khăn vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học, am hiểu công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ; thường xuyên nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, quản lý, xử trí tốt các tình huống nảy sinh trong quá trình công tác.
Thứ tư, xây dựng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tính chủ
động trong phối hợp công tác, giải quyết tốt các mối quan hệ trong nhà trường
Hoạt động bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT là hoạt động mang tính tổng hợp, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lực lượng. Vì vậy, cần xây dựng cho họ tính chủ động trong công việc, chủ động trong phối hợp công tác, giải quyết tốt các mối quan hệ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.
Trên cơ sở hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ của bản thân, nắm vững chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong Nhà trường để phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và hiệu quả, tránh chồng chéo
trong công việc. Phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhiệm vụ chính trị trung tâm là giáo dục, đào tạo; mặt khác cần phát huy vai trò, chức năng của các tổ chức, các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ và xây dựng khoa, đơn vị. Tập trung bồi dưỡng, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên giải quyết tốt các mối quan hệ với các bộ phận, các lực lượng trong nhà trường, quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng; quan hệ đồng nghiệp, đồng chí đồng đội; quan hệ giữa thầy và trò v.v., là cơ sở đảm bảo cho họ hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của mình.