* Khuyết điểm
Một là, nhận thức, trách nhiệm, năng lực hoạt động thực tiễn của một số chủ thể đối với bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV còn chưa cao
Trên thực tế, một số cán bộ, giảng viên còn chưa quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nên họ chưa quan tâm đầy đủ đến việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên. Cùng với đó, do nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV của các chủ thể còn hạn chế nên chưa ý thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động này. Qua khảo sát ở Tiểu đoàn 7 cho thấy, có 10/200 (5%) học viên cho rằng cho rằng lãnh đạo, chỉ huy đơn vị ít quan tâm đến việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí
Minh cho học viên [Phụ lục 1]. Kết quả điều tra cũng cho thấy, có 1/12 (8,4%) cán bộ cho rằng hoạt động này hiện nay là ít cần thiết [Phụ lục 2].
Bên cạnh đó, một số cán bộ chỉ huy, quản lý có suy nghĩ cho rằng việc bồi dưỡng phong cách tư duy là việc của đội ngũ giảng viên chứ không liên quan đến người chỉ huy. Một số đồng chí lại cho rằng, việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh chỉ tập trung vào những học viên khả năng tư duy độc lập hạn chế, kết quả học tập thấp, những đồng chí có khả năng tư duy tốt, kết quả học tập cao thì không cần v.v.. Từ đó, họ thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng với thái độ hời hợt, qua loa, đại khái, chiếu lệ. Qua kết quả điều tra cho thấy, có 1/12 (8,4%) cho rằng hoạt động bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên ở tiểu đoàn hiện nay là ít cần thiết [Phụ lục 2].
Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên có mặt, có thời điểm chưa toàn diện, chưa phong phú, chưa phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý và năng lực tư duy của học viên
Sau gần 2 năm thực hiện việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ
Chính trị, việc bồi dưỡng phong cách phong cách tư duy Hồ Chí Minh còn nhiều nội dung chưa thực sự sát với các hoạt động thực tiễn sinh hoạt, học tập của học viên. Trên thực tế, nội dung bồi dưỡng phải được xác định toàn diện, bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chưa có sự gắn kết giữa hai mặt này. Việc xác định nội dung chủ yếu nặng về lý luận, ít gắn với thực tiễn. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 18/200 (9%) học viên cho rằng nội dung bồi dưỡng hiện nay không phù hợp [Phụ lục 1].
Một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc tìm tòi, đổi mới hình thức, biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp với học viên. Phần lớn các hình thức, phương pháp được sử dụng hiện nay tại các đơn vị vẫn là thông qua việc sinh hoạt, học tập, quán triệt nghị quyết. Việc lồng ghép hoạt động bồi
dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh với các hoạt động khác có mặt chưa rõ nét. Thực tế cho thấy, quá trình bồi dưỡng cần có những biện pháp gắn với các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học để học viên tham gia. Tuy nhiên, những biện pháp này hiện nay còn thiếu, chỉ tồn tại một số mô hình hoạt động hiệu quả, thu hút được nhiều học viên tham gia như Câu lạc bộ sáng tạo trẻ, Chi đoàn học
tập tốt. Không những vậy, một số đơn vị chỉ chạy theo thành tích, chưa quan tâm
đến chất lượng thực sự, nên sử dụng những biện pháp mang tính hình thức, chiếu lệ. Phần lớn các biện pháp thực hiện mới chỉ chạy theo thực trạng, “sai đâu sửa đấy” mà chưa có các biện pháp bồi dưỡng mang tính lâu dài. Qua khảo sát cho thấy, một bộ phận không nhỏ học viên tại Tiểu đoàn 7, cụ thể là 79/200 (39,5%) đồng chí cho rằng hình thức, biện pháp bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên không đa dạng [Phụ lục 1]. Về phía đội ngũ cán bộ, cũng có 3/12 (25%) đồng chí đánh giá hình thức và phương pháp tiến hành chưa được phong phú và đa dạng [Phụ lục 2].
Ba là, kết quả bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào
tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay có mặt chưa thực sự vững chắc Thời gian qua, một số học viên vẫn có những nhận thức chưa đúng đắn về học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Biểu hiện rõ là việc lười học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Tình trạng phụ thuộc vào tài liệu trên mạng Internet ngày càng phổ biến. Đặc biệt trong nghiên cứu khoa học còn tình trạng sao chép, lười nghiên cứu, lười tư duy. Cụ thể, năm học 2014 - 2015, có 7 học viên xếp loại học lực trung bình khá (4,7%), đối với đơn vị quản lý học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV thì tỷ lệ này là khá cao so với các đơn vị khác trong Nhà trường [Phụ lục 3]. Năm học 2015 - 2016, có 01 ban đề tài bị kỷ luật do không trung thực trong NCKH, sao chép kết quả nghiên cứu của những sản phẩm khoa học đã được công bố trước đó [1].
Phong cách tư duy của một số học viên chủ yếu chỉ dừng lại ở ghi nhớ giản đơn, tái hiện chưa thật sự hiểu rõ bản chất thật sự của vấn đề, chưa chuyển hóa thành kiến thức của bản thân, nên chưa có năng lực vận dụng vào thực tiễn hoạt động học tập, công tác. Kết quả điều tra cho thấy, có 3/12 (25%) cán bộ Tiểu đoàn 7 đánh giá những kết quả bồi dưỡng đạt được trong thời gian qua còn chưa tốt [Phụ lục 2].
Bốn là, tính tích cực trong tự học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng phong
cách tư duy Hồ Chí Minh của một số học viên còn nhiều hạn chế
Do còn chịu ảnh hưởng từ lối tư duy cũ, cùng với việc chậm đổi mới, ít tìm tòi, học tập các phương pháp tư duy mới nên học viên tỏ ra bị động, ít sáng tạo trong tư duy. Biểu hiện rõ nét, trong quá trình học tập một bộ phận học viên chưa chủ động, tích cực trong học tập, lười suy nghĩ, ngại phát biểu ý kiến. Xử trí các tình huống chưa linh hoạt, khả năng trả lời vấn đáp, thuyết trình về một vấn đề còn hạn chế. Từ đó dẫn tới kết quả học tập qua các năm vẫn còn học viên đạt học lực trung bình khá. Qua tổng hợp kết quả học tập của Tiểu đoàn 7 cho thấy: năm học 2015 - 2016, Tiểu đoàn còn 03 học viên kết quả học tập xếp loại trung bình khá chiếm 1,27% và năm học 2016 - 2017, Tiểu đoàn còn 04 học viên kết quả học tập xếp loại trung bình khá chiếm 1,71% [Phụ lục 3].
Trong nghiên cứu khoa học, biểu hiện của sự hạn chế về phương pháp tư duy của học viên đó là chất lượng các công trình nghiên cứu. Một bộ phận học viên lười tư duy, suy nghĩ, sao chép các công trình có trước, xây dựng, luận giải các vấn đề chỉ để kịp tiến độ, không hướng vào chất lượng. Từ đó làm cho chất lượng nghiên cứu khoa học giảm sút. Qua khảo sát cán bộ quản lý ở Tiểu đoàn 7, có 2/12 (16,7%) đồng chí cho rằng khả năng tư duy của học viên chỉ ở mức trung bình, năng lực tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo ở một số học viên còn chưa được hình thành rõ rệt [Phụ lục 1].
* Nguyên nhân
cách tư duy cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT
Phong cách tư duy của con người không phải do tự nhiên mà có, nó được hình thành nhờ quá trình học tập, rèn luyện bền bỉ, thường xuyên và liên tục. Trong khi đó, một số cán bộ, giáo viên chưa có ý thức tích cực, tự giác trong việc tu dưỡng rèn luyện phong cách tư duy Hồ Chí Minh nên chưa đề cao vị trí, ý nghĩa và vai trò của hoạt động này. Chính vì vậy, đã dẫn tới nhận thức chưa đúng đắn về việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, việc rút kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng chưa kịp thời, sâu sát, còn mắc khuyết điểm ở một số bộ phận. Một số thời điểm, cách thức tổ chức thực hiện chưa thực sự khoa học và cụ thể, quá trình thực hiện còn chung chung, mang tính hình thức đối phó. Vì vậy, chất lượng bồi dưỡng còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, chậm được đổi mới.
Hai là, nguồn lực về con người, vật chất bảo đảm cho việc bồi dưỡng
phong cách tư duy Hồ Chí Minh hiện nay có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra
Bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một vấn đề mới, song đặc biệt cần thiết và cấp bách. Do đó, nó đòi hỏi một nguồn lực lớn cả về con người và vật chất, phương tiện bảo đảm. Trong điều kiện Nhà trường và các đơn vị hiện nay, những yếu tố này còn nhiều hạn chế.
Về nguồn lực con người, việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giảng viên phải là những người có kiến thức, am hiểu về về phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ quản lý, giảng viên là những đồng chí tuổi đời còn trẻ, mới tiếp cận hoạt động bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên; hơn nữa lại đang trong quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện phong cách tư duy của Người. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
cho đội ngũ này về phong cách tư duy Hồ Chí Minh thời gian qua chưa thực sự được chú trọng. Bên cạnh đó, một bộ phận chỉ huy đơn vị chưa tích cực, chủ động trong việc tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, còn ngại tiếp cận với những vấn đề này. Về vật chất bảo đảm, quá trình bồi dưỡng phong cách Hồ Chí Minh đòi hỏi học viên phải có một hệ thống các tài liệu, công cụ tra cứu phong phú, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Đây là điều kiện cần thiết để bồi dưỡng cho học viên phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong điều kiện Nhà trường, đơn vị còn nhiều khó khăn, nên việc bảo đảm vật chất phục vụ dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, đây là một nguyên nhân cơ bản gây khó khăn, cản trở việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.
Ba là, thói quen, nếp tư duy cũ đã tác động, ảnh hưởng, làm hạn chế sự
phát triển tư duy và phong cách tư duy của đội ngũ học viên
Trên thực tế, một bộ phận học viên vẫn giữ lối tư duy cũ, chậm đổi mới, chưa nhận thức đúng đắn trong đổi mới phong cách tư duy, cũng như trong học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Nhiều học viên có suy nghĩ đơn giản cho rằng việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh chỉ quan trọng và cần thiết đối với những học viên giỏi, có năng lực nhận thức tốt, còn đối với bản thân thì không thực sự cần thiết. Từ đó, họ thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng với thái độ hời hợt, qua loa đại khái, chiếu lệ. Nhận thức lệch lạc đó là nguyên nhân quan trọng cản trở hoạt động bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo giáo viên hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy, có 3/12 (25%) cán bộ cho rằng tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong phong cách tư duy của học viên còn thấp.