NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 27 - 33)

PHÁP GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

Ngoài việc phân tích, đánh giá thực trạng giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các tác giả

còn đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị này Có nhiều công trình đề cập theo các hướng khác nhau:

“Văn hoá ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên” của Nguyễn

Viết Chức (2002) [30] đã đưa ra một số yêu cầu định hướng Trong đó cần phải đáp ứng được hai yêu cầu: Thứ nhất, văn hoá ứng xử của người Hà Nội phải thích ứng với yêu cầu chuyển đổi về kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá; Thứ hai, văn hoá ứng xử của người Hà Nội phải kế thừa truyền thống ứng xử “thiên nhiên tương dữ” và các giá trị truyền thống khác Từ hai yêu cầu đó, tác giả cuốn sách cũng đưa ra một số giải pháp mang tính chi tiết, cụ thể áp dụng vào Hà Nội xuất phát dựa trên những đặc trưng riêng vốn có của Hà Nội Những giải pháp này có thể là bài học cho các tỉnh thành kế thừa, vận dụng nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Công trình “Một số vấn đề cơ bản của kinh tế Tây Nguyên trong phát triển

bền vững” của tác giả Bạch Hồng Việt (2012) [153] cũng đã đưa ra một số quan

điểm và giải pháp cho phát triển kinh tế bền vững giai đoạn 2011 - 2020 Trong đó có các giải pháp nhấn mạnh đến việc kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch đất rừng; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, bảo vệ rừng; Điều tiết hợp lý nguồn nước mặt; Chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp bền vững Đây là những giải pháp ít nhiều có liên quan đến vấn đề đất đai là một vấn đề nổi trội trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Tác giả Nguyễn Văn Phúc với nghiên cứu “Đạo đức môi trường” (2014) [104] Nội dung của cuốn sách đề cập đến một số vấn đề mới trong nhận thức vào thời điểm đó về vấn đề môi trường, là cơ sở dẫn đến sự ra đời một cách ứng xử mới đối với môi trường là đạo đức môi trường, từ đó tác giả đưa ra một số yêu cầu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu xây dựng văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên; một số kinh nghiệm quốc tế về giữ gìn, phát huy văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và xây dựng xây dựng văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Công trình “Nâng cao đời sống, văn hoá cho đồng bào dân tộc thiểu số -

miền núi” của Nguyễn Hường (2014) [71] đã trình bày các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về nâng cao đời sống, văn hoá cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Trong đó đề cập cụ thể đến chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Đây cũng là một giải pháp bức thiết, có ảnh hưởng quyết định đến việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Cũng trong cuốn sách “Phát triển bền vững với việc giữ gìn giá trị truyền

thống các dân tộc thiểu số bản địa tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay” của

Bùi Thị Hoà (2015) [68], tác giả đã dành một chương để nêu lên những phương hướng và giải pháp phát triển bền vững với việc gìn giữ giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa ở Đắk Nông hiện nay Phương hướng chung của việc phát triển bền vững gắn liền với giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số bản địa ở Đắk Nông, theo tác giả Bùi Thị Hoà, là cần phải nhắm trúng vào những vấn đề khó khăn, mâu thuẫn, bức xúc đang đặt ra hiện nay của tỉnh, có nghĩa là phải huy động hết các nguồn lực nhằm đưa Đắk Nông phát triển nhanh và đồng đều các lĩnh vực Mặt khác, cần phải chú trọng phát huy lợi thế về văn hoá và hệ giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của các dân tộc bản địa, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, làm đậm đà thêm bản sắc văn hoá các dân tộc tại chỗ của tỉnh Từ

phương hướng chung này, tác giả cuốn sách đưa ra một số giải pháp cơ bản: tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường tạo cơ sở vững chắc cho phát triển bền vững gắn với giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Nông; Giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường phát triển theo hướng bền vững; Tăng cường nguồn lực đảm bảo quá trình phát triển bền vững và giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ; Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững gắn với giữ gìn giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ

Công trình của Nguyễn Văn Tiệp “Một số vấn đề kinh tế - xã hội và quan hệ

dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk” (2009) [129] Nội dung của cuốn sách đưa ra một số giải

pháp liên quan đến văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên ở khía cạnh bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước Trong đó, tác giả tập trung vào các giải pháp về vấn đề đất đai và bảo vệ tài nguyên môi trường

Công trình “Mối quan hệ con người - tự nhiên và phát triển bền vững ở Việt

Nam hiện nay” củ Phạm Thị Oanh (2013) [101] cũng đưa ra một số giải pháp cơ

bản nhằm giải quyết hài hoà mối quan hệ con người - tự nhiên vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay Trong đó cần tập trung: Thứ nhất, một số giải pháp cơ bản về mặt môi trường như: Hoàn thiện thể chế pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước; Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức con người; Tăng cường nguồn lực tài chính và sử dụng công cụ kinh tế; Đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và xử lý chất thải; Xã hội hoá và mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế Thứ hai, một số giải pháp cơ bản trên lĩnh vực kinh tế như: Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường; Duy trì phát triển kinh tế nhanh và bền vững Thứ ba, một số giải pháp thực hiện phát triển bền vững trên các lĩnh vực khác như: xoá đói, giảm nghèo, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Giải pháp phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; Giảm mức tăng dân số và tạo thêm việc làm cho người lao động; Giữ vững ổn định chính trị, phát triển văn hoá, con người Tác giả Phạm Thị Oanh cũng nhấn mạnh yêu cầu đặt ra khi triển khai các giải pháp là tất cả phải được tiến hành đồng bộ, vận dụng linh hoạt và sáng tạo ở các ngành, các cấp, các địa phương khác nhau trong từng giai đoạn, từng thời kỳ xác định Tuy nhiên, các giải pháp của tác giả Phạm Thị Oanh chủ yếu liên quan đến khía cạnh bảo vệ môi trường chung chung chứ không đề cập đến đặc trưng cụ thể của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nhưng những giải pháp đưa ra lại là cơ sở để áp dụng cụ thể vào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Công trình “Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên” của Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú (2014) [75] trong chương 7 - Phát triển bền vững vùng Tây

tế - xã hội Tây Nguyên trong hơn 30 năm qua, cũng như phân tích đặc thù và các cơ hội phát triển của vùng trong thời gian tới, các tác giả đã trình bày quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển bền vững Tây Nguyên Cụ thể, có 4 quan điểm và định hướng chiến lược phát triển Tây Nguyên trong thời gian tới bao gồm: Thay đổi nhận thức một cách toàn diện về vùng Tây Nguyên; Phát triển Tây nguyên cần dựa trên tính đặc thù vùng; Phát triển Tây Nguyên cần đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, và phát triển Tây nguyên cần được đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hướng tới xây dựng một mô hình phát triển kinh tế xanh quy mô cấp vùng Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra 4 nhóm giải pháp phát triển bền vững Tây Nguyên: Thứ nhất, Nhóm giải pháp về hoạch định chính sách phát triển; Thứ hai, Nhóm giải pháp về các vấn đề xã hội và an ninh quốc phòng; Thứ ba, Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội; Thứ tư, Nhóm giải pháp về quản lý sử dụng tài nguyên và môi trường Trong đó ở nhóm giải pháp thứ tư về quản lý sử dụng tài nguyên và môi trường, các tác giả đã đi vào các giải pháp cụ thể: quản lý sử dụng tài nguyên đất và rừng; quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nước; sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản Các nhóm giải pháp nhìn chung bao quát toàn diện nhưng còn mang tính chung chung trong quá trình phát triển của Tây Nguyên, chưa cụ thể đối với trường hợp của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Tác giả Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên, 2014) với cuốn sách “Sự biến đổi

những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” [67] cũng đưa ra những quan điểm cơ bản có tính chất định hướng và một

số giải pháp cơ bản trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị xã hội truyền thống ở Tây Nguyên Những định hướng đó là: Giải quyết một cách hài hoà và tốt đẹp mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại; Bảo tồn và phát huy các giá trị xã hội truyền thống phải trên cơ sở giải quyết hài hoà và linh hoạt mối quan hệ giữa tính thống nhất trong đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Đây là hai mối quan hệ

cơ bản cần phải giải quyết tốt căn cứ trên hiện thực vô cùng phong phú trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Từ đó, các tác giả cuốn sách cũng tập trung vào ba nhóm giải pháp chính: Thứ nhất là nhóm giải pháp về tác động kinh tế để nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc thiểu số; Thứ hai là nhóm giải pháp về tác động chính trị, xã hội, tôn giáo trong đó: cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị trong việc định hướng giá trị xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số; Tăng cường công tác thông tin hai chiều ở cơ sở để hiện thực hoá những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về định hướng giá trị xã hội, đồng thời phát huy tinh thần dân chủ cho nhân dân trong việc nhận diện những giá trị xã hội cũ và mới trong đời sống; Kế thừa và phát huy các giá trị xã hội truyền thống ở Tây Nguyên trên cơ sở giải quyết vấn đề đạo Tin lành và thực hiện chính sách tôn giáo; Chăm lo đoàn kết giữa các dân tộc, đặc biệt là giữa các dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc Kinh; Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo để thay đổi căn bản quan niệm giá trị theo chiều hướng tích cực và tiến bộ Thứ ba, nhóm giải pháp về bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá như: nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá,… Nhìn chung, các giải pháp thể hiện tính toàn diện và khá sâu sắc trong việc giữ gìn các giá trị xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tuy nhiên chưa đề cập cụ thể đến giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Dưới dạng các bài báo, tạp chí có: “Văn hoá môi trường sinh thái - nhân văn và giáo dục nhân cách” của Vũ Minh Tâm (2000) [114], đã nghiên cứu về văn hoá ứng xử với môi trường từ việc nghiên cứu mối quan hệ thống nhất và tương tác giữa con người và thiên nhiên Tác giả bài viết chỉ ra rằng để giải quyết thực trạng mất cân bằng sinh thái, một trong những giải pháp cần làm là phải xây dựng được văn hoá ứng xử với môi trường Trong đó chúng ta cần tập trung vào các giải pháp: xây dựng quan niệm mới về văn hoá ứng xử với môi trường phù hợp với sự phát triển bền vững; xây dựng văn hoá ứng xử với môi trường gắn liền với giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường; xây dựng văn hoá ứng xử với môi trường gắn liền với những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tinh

hoa của thời đại; xây dựng văn hoá ứng xử với môi trường phải gắn liền với việc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội nhằm bảo vệ những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường

Ngoài những công trình bàn trực tiếp đến vấn đề văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, còn có một số bài báo, tạp chí liên quan đến quan điểm và giải pháp giữ gìn, phát huy văn hoá ứng xử với môi trường, quan hệ giữa con người và môi trường Tiêu biểu như: Phạm Thị Khanh với “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững” (2010) [73]; Bùi Bích Lan với “Vấn đề sinh kế và môi trường của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” (trường hợp người Kháng ở Chiềng Bôm, Thuận Châu, Sơn La) (2011) [80]

Tóm lại, có thể khẳng định rằng, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên ở những góc độ khác nhau và được một số kết quả nhất định khi đi vào nghiên cứu về cơ sở triết học và cơ sở thực tiễn của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, thực trạng giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, đồng thời đưa ra một số giải pháp để giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào đi vào nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể toàn bộ những nội dung chủ yếu của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được thể hiện qua khía cạnh: tôn trọng và bảo vệ nương rẫy, cây trồng, vật nuôi; tôn trọng và bảo vệ rừng; tôn trọng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước, đất Đây là khoảng trống để luận án tiếp tục khai thác

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w