QUAN ĐIỂM TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 119 - 126)

ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI

Dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự đa dạng về tôn giáo,… những giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang có những biến đổi, mai một Do đó, việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên được hiểu như là những nỗ lực nhằm gìn giữ, tạo nên nội lực, động lực cho sự phát triển văn hóa, xã hội hiện tại và trong tương lai của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi phải có những quan điểm đúng đắn dựa trên một cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, từ đó định hướng cho việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tác giả luận án đưa ra những quan điểm mang tính định hướng sau đây để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian tới

4 1 1 Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên phải gắn bó chặt chẽ với chiến Lược phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của Tây Nguyên

Quan điểm này xuất phát từ quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội để từ đó có những bước đi đúng đắn trong việc đề ra chủ trương chính sách phù hợp để thực hiện có hiệu quả, tránh xa rời thực tiễn Bởi vì mỗi cộng đồng, dân tộc, quốc gia đều có những đặc điểm riêng có của mình trong quá trình tồn tại và phát triển mà không cộng đồng nào, dân tộc nào giống nhau hoàn toàn và đối với các dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng vậy Do đó, muốn giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cần phải xuất phát từ chính đặc điểm, yêu cầu đời sống thực tiễn của họ

Chính phủ đã phê duyệt các chính sách, đề án nhằm thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát huy và phát triển giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Quyết định số 936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 Ngày 15-9-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1409/QĐ-TTg về việc Ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19-6-2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trong đó lĩnh vực văn hoá nhấn mạnh tập trung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch và đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

Dân tộc Êđê, Ba Na, M’nông, Gia Rai,… được biết đến là dân tộc tại chỗ lâu đời tại Tây Nguyên Trải qua quá trình xây dựng và phát triển Tây Nguyên trước những khó khăn, thử thách của lịch sử, nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong đó có giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên đã tỏ rõ sức sống cũng như vai trò của mình trong đời sống xã hội Từ sau khi tiến hành đổi mới và thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với chính sách đại đoàn kết dân tộc, văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên càng có điều kiện phát triển Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, khắc phục các nhân tố lạc hậu, lỗi thời và bổ sung những nhân tố mới, đã và đang trở thành phong trào quần chúng rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thông qua các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi đã tạo ra cơ sở vật chất và tinh thần cần thiết cho sự phát triển văn hóa Những thành tựu mới về văn hóa, về đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là không thể phủ nhận

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế cũng cho thấy, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang ở trình độ phát triển thấp về kinh tế và xã hội Đại bộ phận dân tộc Êđê, M’nông, Gia Rai, Ba Na, Mạ,…tại Tây Nguyên ở những vùng sâu, vùng xa vẫn còn sống dựa vào thiên nhiên là chủ yếu, phương thức canh tác lạc hậu Đơn vị buôn làng là một đơn vị khép kín, nhiều người chỉ quanh quẩn trong buôn làng mà chưa từng bước chân ra khỏi đây Từ một phương thức sản xuất thấp kém, trong một không gian tĩnh lặng, bước vào kinh tế thị trường sôi động với biết bao quan hệ phức tạp, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không thể không bị choáng ngợp Tình trạng di dân ồ ạt, cư trú đan xen giữa các dân tộc đã làm tăng lên ở mức cao quá trình giao lưu, đồng hóa văn hóa giữa các dân tộc, nhất là giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số, dẫn đến tình trạng nhiễu loạn trong biến đổi giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Chẳng hạn, ngôi nhà dài truyền thống của dân tộc Êđê đã mai một nhanh chóng, nhiều buôn không còn một ngôi nhà cổ nào, nhất là ở bộ phận tái định cư, lập nơi ở mới Ở đây, nhà của đồng bào dân tộc Êđê được xây dựng theo kiểu nhà dân tộc Kinh Khi thực hiện chương trình xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng khó khăn nhà ở cũng được xây dựng theo kiểu cách mới Việc bài trí trong nhà, nhiều dụng cụ gia đình, lối ăn, ở, sinh hoạt của đồng bào đều ít nhiều theo phong cách của dân tộc Kinh Nghi lễ, lễ hội của dân tộc Êđê xoay quanh canh tác cây lúa cũng đang mai một, biến đổi rất nhanh Sự biến đổi của nghi lễ, lễ hội kéo theo sự mai một của tín ngưỡng bản địa Giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh vấn đề môi trường đang đối mặt với những thách thức như hiện nay

Trong cơ chế thị trường và hội nhập toàn cầu hiện nay với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang có xu hướng biến đổi to lớn Trải qua bao thế kỷ tồn tại trong muôn vàn khó khăn, thậm chí có lúc bị thế lực xấu cưỡng bức, đe dọa (đặc biệt trong những thời kỳ đất nước bị giặc ngoại xâm), đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vẫn giữ được những bản sắc văn hoá của mình Nhưng chỉ vài thập kỷ

qua, từ khi kinh tế thị trường thâm nhập dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc, đặc trưng văn hoá dân tộc Đây là vấn đề cần tập trung nghiên cứu và tìm hướng giải quyết để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trên cơ sở những đặc điểm, yêu cầu của chính các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như đã chỉ ra ở trên Chỉ có như vậy, mới đạt được kết quả tốt trong việc lưu giữ và tiếp thu những giá trị văn hóa tích cực trong việc thích ứng hài hoà, tận dụng và bảo vệ môi trường tự nhiên, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu đi ngược lại với giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Mỗi dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có bản sắc văn hóa riêng được hình thành trên cơ sở của những điều kiện lịch sử, cũng như sự kế thừa và giao lưu giữa các dân tộc Việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên không chỉ là một trong những nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc tại Tây Nguyên mà còn thể hiện tính đa dạng văn hóa Mặt khác, trong quá trình phát triển, việc tiếp thu các luồng văn hóa mới (cả tích cực, tiến bộ; lẫn cả tiêu cực, lạc hậu) rút ra chúng ta nhận thức rằng: việc cải tạo và chuyển biến đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên không thể nóng vội, đơn giản, không thể bằng ý muốn cùng với những chủ trương mang tính định hướng Muốn thực hiện tốt được những điều trên thì cần phải thận trọng, hợp tình, hợp lý, nhất là giải quyết các vấn đề phải trên cơ sở nhìn nhận mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng với tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số để giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất

4 1 2 Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên phải đi đôi với chống những hủ tục Lạc hậu, bảo thủ về môi trường

Quan điểm này gắn với nguyên lý về sự phát triển Có thể nói rằng, vấn đề chống lạc hậu, bảo thủ đối với văn hóa của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được xem như là một trong những quy luật cơ bản nhất của sự phát triển văn hóa của các dân tộc, nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ đi

ngược lại mục đích của việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên Điều này không chỉ xuất phát từ việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên truyền thống như một quy luật nội tại mà còn chịu sự tác động của những bối cảnh, điều kiện cụ thể đối với từng dân tộc, từng vùng văn hóa cụ thể Bất cứ một nền văn hóa của dân tộc nào cũng đều được định vị bằng không gian và thời gian mà trong đó sự cộng hưởng, giao lưu văn hóa luôn diễn ra để rồi ngưng kết thành các thang bậc giá trị, các lớp văn hóa Thực tế cho thấy, không có một nền văn hóa nào đứng yên mà phải đi từ truyền thống đến hiện đại thì mới có thể tránh được sự lạc hậu, bảo thủ Và trong mỗi dòng chảy văn hóa của dân tộc đó đều có sự đào thải, loại bỏ những hiện tượng không phù hợp, lỗi thời và bổ sung, tích hợp những giá trị và nhân tố văn hóa mới Sự ngưng kết những giá trị này được diễn ra trong bối cảnh luôn có sự cọ xát, va đập, giao lưu hội nhập nói chung và giao lưu văn hóa nói riêng Trong quá trình đó, các giá trị văn hóa ứng xử của con người với môi trường tự nhiên của mỗi dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên luôn phải đối mặt với nhiều thách thức để bảo vệ bản sắc cũng như buộc phải lựa chọn các giá trị khác từ bên ngoài

Vấn đề chống những hủ tục lạc hậu, bảo thủ trong giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trước đến nay chưa được chúng ta chú trọng nhiều, mà nhìn chung chỉ mới đề cập đến giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thiểu số nói chung trong đó có các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việc giải quyết một cách khoa học và hài hòa, uyển chuyển mối quan hệ này chính là mấu chốt của vấn đề văn hóa và phát triển Là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, trình độ phát triển giữa các dân tộc thiểu số không đều nhưng thông qua các chính sách dân tộc, chính sách văn hóa, những chủ trương, đường lối văn hóa đúng đắn của Đảng đối với văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã dần đi vào hiện thực Đời sống văn hóa của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã thật sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ Nhiều vùng sâu, vùng xa nơi có các dân tộc thiểu số Tây Nguyên sinh sống không còn bị cô lập về địa hình và thông tin, không còn bị đóng băng về văn hóa Nhiều loại hình văn hóa của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với môi trường tự nhiên mà họ sinh thành, phát triển được lưu giữ và hóa thân vào dòng chảy văn hóa hiện đại tạo nên sắc thái,

đặc trưng của văn hóa các dân tộc thiểu số như: Êđê, Ba Na, M’nông, Gia Rai, mà không nhầm lẫn với bất cứ các dân tộc nào khác

Tuy nhiên, không phải bất cứ vùng văn hóa nào, dân tộc nào, hay bất cứ thời điểm nào cũng giải quyết tốt vấn đề chống lạc hậu, bảo thủ trong văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, mà nhiều khi đã làm khô cứng sự phong phú của bản sắc văn hóa trong ứng xử giữa con người với môi trường tự nhiên, hành chính hóa những phong tục tập quán liên quan đến môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Nhiều nơi, nhiều cán bộ quá tự tin, quá chủ quan vào quyền năng và sức mạnh của khoa học, kỹ thuật mà đã lãng quên, rũ bỏ kinh nghiệm, tri thức tộc người về môi trường tự nhiên của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; quá tự tin vào luật pháp mà bỏ qua những giá trị của luật tục các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong những tình huống giải quyết các vấn đề cụ thể của con người và môi trường tự nhiên Thực tế ở Tây Nguyên cho thấy, nhiều vụ án, vụ việc ở tòa án huyện không giải quyết được một cách thấu tình đạt lý nhưng lại trở nên êm thấm, nhẹ nhàng khi đi qua “sức mạnh mềm” của luật tục với các vấn đề liên quan đến đất đai, nguồn nước, cây cối, động thực vật Thực tế cho thấy dù xã hội phát triển trình độ cao, dù pháp luật Nhà nước đã hoàn chỉnh thì không phải đã giải quyết hết được tất cả mọi quan hệ xã hội, nhất là quan hệ giữa con người và tự nhiên còn mang tính tộc người, mang tính khu vực như các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Luật pháp và luật tục tuy là những cấp độ khác nhau, tuy nhiên chúng lại có chung mục tiêu là ổn định các quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển Do đó, nếu biết sử dụng, kết hợp, luật tục sẽ là sự hỗ trợ tốt cho luật pháp nhà nước trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với môi trường tự nhiên trong quản lý vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Ngoài ra, nhiều thiết chế văn hóa tận dụng hài hoà với môi trường tự nhiên trong xây dựng nhà cửa, làm trang phục, sáng tạo ẩm thực… của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã xa dần truyền thống do cả điều kiện chủ quan và khách quan, thậm chí truyền thống đang mai một nhanh chóng - nguy cơ trực tiếp đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và cũng là con đường dẫn đến sự đồng hóa một cách nhanh nhất

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 119 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w