NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 68 - 78)

và ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá đó cho các thế hệ học sinh thông qua các thầy cô giáo truyền dạy, định hướng Vì vậy bên cạnh việc truyền dạy kiến thức ở vùng Tây Nguyên do đặc thù riêng của mình, nhà trường cần thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục, tuyên truyền giữ gìn giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ cấp mầm non trở đi thông qua các chương trình chính khoá và ngoại khoá

Ngoài ra, lồng ghép việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trong chính các hoạt động văn hoá, kinh tế, xã hội, nghệ thuật… của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

2 4 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁTRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

2 4 1 Sự phát triển kinh tế thị trường ở Tây Nguyên

Kinh tế thị trường đã góp phần to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất của xã hội, tăng năng suất lao động, tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống vật chất của nhân dân Kinh tế thị trường kích thích tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của con người, phát triển tính tự chủ của cá nhân Nó thúc đẩy quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và mở rộng giao lưu văn hoá, du lịch giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên Mặt khác, kinh tế thị trường cũng chứa đựng những khuyết tật và có những tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá đạo đức của xã hội Kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ đến việc tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên dẫn tới khuynh hướng ít quan tâm đến những nhu cầu cơ bản của xã hội nhưng mang lại lợi nhuận thấp Việc chạy theo lợi nhuận đã dẫn đến những hậu quả xấu về môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội, bất công và cả những xung đột xã hội

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được hình thành và phát triển là kết quả của quá trình đổi mới tư duy và lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Đảng và Nhà nước từ năm 1986 đến nay và đối với vùng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng không nằm ngoài xu thế đó Trong điều kiện Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một mặt vừa mang những yếu tố tích cực, nhưng mặt khác cũng tồn tại không ít những hạn chế Chúng ta không thể phủ nhận tác dụng tích cực của cơ chế thị trường đối với nền kinh tế của các tỉnh Tây

Nguyên Cơ chế thị trường đã góp phần kích thích tích cực của các chủ thể kinh tế, tăng năng suất lao động và góp phần phân phối nguồn lực một cách hợp lý, nhờ vậy mà có thể giải quyết những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế, điều tiết tốt nền sản xuất Thành tựu lớn nhất trong thời gian qua đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là thực hiện tốt cuộc vận động định canh, định cư và xoá đói giảm nghèo Việc thực hiện cuộc vận động định canh, định cư đã giúp cho đồng bào từng bước đoạn tuyệt với phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống vốn lỗi thời, manh mún; đồng thời giúp cho đồng bào hoà nhập, làm quen với phương thức sản xuất mới dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật và nền kinh tế hàng hoá Chính vì vậy mà đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên được cải thiện rõ rệt Chỉ tính riêng Đắk Lắk, nếu 1996 có 8,62% số hộ nghèo đói [17; tr 41] thì đến năm 2018 số hộ nghèo đói giảm đáng kể chỉ còn 4,5% dân số toàn tỉnh Đắk Lắk

Trong thực tế, việc phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số thường đặt lợi nhuận lên hàng đầu, chưa dành sự quan tâm một cách đầy đủ đến vấn đề môi trường văn hoá, tín ngưỡng, phong tục tập quán nên đã xảy ra những sự việc đáng

tiếc Bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế kinh tế thị trường cũng đem lại những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế và xã hội Kinh tế thị trường có mục đích là “lợi nhuận” nên đôi khi bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích, đặt đồng tiền lên trên hết, lợi ích kinh tế trở thành yếu tố quan trọng tác động đến hành vi của họ, vì lợi nhuận mà con người hành động bất chấp quy luật của tự nhiên, bất chấp sự trả thù của tự nhiên Chính lợi nhuận và năng suất lao động đã làm cho ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trở nên phiến diện, con người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tối đa cho nhu cầu của mình mà không tính đến những tác hại từ tự nhiên mang lại Bởi mục tiêu đầu tiên của kinh tế thị trường là lợi nhuận tối đa Nên bằng mọi cách thức, mọi phương tiện, các chủ thể kinh tế trong cơ chế thị trường đang lợi dụng sự yếu kém của nền kinh tế thị trường chưa hoàn hảo của vùng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, ra sức khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, dẫn đến nhiều nơi đã nảy sinh xung đột môi trường Biểu hiện là quá chú trọng vào tăng trưởng kinh tế thông qua việc khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thậm chí thu hút ồ ạt các doanh nghiệp vào làm dự án nông, lâm nghiệp, dự án thuỷ điện vừa và nhỏ trong thời gian ngắn, việc tăng diện tích cà phê, cao su, tiêu, mì tự phát dẫn đến sự tàn phá rừng hết sức nặng nề, nạo vét cát ở các con sông, chặt phá rừng để thu nguồn lợi gỗ… đã đến hệ luỵ mà nhiều năm sau chưa giải quyết dứt điểm như tranh chấp đất giữa các doanh nghiệp với người dân tại chỗ, khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên không tái tạo để lại hậu quả khôn lường cho thế hệ sau

Không thể không ghi nhận một số lợi ích đáng kể của các dự án thuỷ điện Tây Nguyên trên các bình diện kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường như đem lại điện năng cho vùng và cho quốc gia, góp phần điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt và phục vụ thuỷ lợi, phát triển cơ cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao dịch vụ và kỹ thuật sản xuất mới, thúc đẩy giao lưu, hội nhập kinh tế - xã hội cho người dân Nhưng bên cạnh đó những bất cập trong lập kế hoạch và triển khai, các dự án thuỷ điện Tây Nguyên cũng đã và đang bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường của

các cộng đồng tái định cư dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên Ở phương thức đền bù đất sản xuất bằng tiền, về danh nghĩa, doanh nghiệp cam kết đền bù tiền để người dân mua lại sản xuất như cũ, nhưng trong thực tế, giá đất đền bù thường thấp hơn giá thị trường, khiến người dân không thể mua đất với diện tích, chủng loại và chất lượng như cũ Mặt khác, do tập quán chi tiêu thiếu kế hoạch, nhiều hộ dân tái định cư sử dụng tiền đền bù đất vào các mục đích phi sản xuất, tiêu dùng, mua sắm, hết tiền đất không có để sản xuất phải quay lại phá rừng làm rẫy, nghèo đói Do đó, vấn đề thiếu đất sản xuất, thậm chí đất sản xuất xấu so với nơi cũ là thách thức lớn lao, cam go nhất mà người dân tái định cư tại các dự án thuỷ điện Tây Nguyên đang phải đối mặt

Diện tích rừng, không gian sinh hoạt của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên bị thay đổi nhanh chóng kể từ khi có sự xâm nhập của kinh tế thị trường, tuy nhiên cũng có một số yếu tố bị mai một vì không còn phù hợp với cuộc sống đương đại Chẳng hạn, trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay chúng ta cũng phải chấp nhận một số những thay đổi “bất khả kháng” như lợp mái tôn thay cho mái tranh, cột bê tông thay cho cột gỗ nhà sàn Trong luật tục cũng có nhiều điểm cần thay đổi hoặc điều chỉnh, thậm chí những tục lệ khắc nghiệt phải xoá bỏ Các dân tộc thiểu số hiện nay ít sử dụng các trang phục truyền thống của dân tộc như trước kia, việc sử dụng chủ yếu trong lễ hội, còn trong lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày họ thường sử dụng quần áo hiện đại, tiện dụng

Như vậy, nhìn tổng thể những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đang bị thử thách trong tình trạng của một thực thể bị giải thể vì bị mất cơ sở kinh tế - xã hội vốn có của mình Kinh tế thị trường với mục đích đề cao lợi nhuận, lợi ích kinh tế đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

2 4 2 Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tây Nguyên

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu thế tất yếu có tính thời đại Đối với Tây Nguyên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường đưa Tây Nguyên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, là một bước ngoặt lớn trong đời sống xã hội, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần Đặc thù của sản xuất ở Tây Nguyên là dựa vào tài nguyên

thiên nhiên và môi trường Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ mới ứng dụng vào trong sản xuất và đời sống, cùng với cách thức sản xuất, tiêu thụ tiên tiến của con người sẽ ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ, cài thiện môi trường một cách hiệu quả hơn Nhưng với trình độ lực lượng sản xuất ở Tây Nguyên kém phát triển, thể hiện rõ nét ở hệ thống công cụ sản xuất Đó là những công cụ thủ công, thô sơ, phù hợp với lao động cá nhân Sự lạc hậu về công cụ sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán và trình độ sản xuất thấp nên quá trình sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, sử dụng tài nguyên có sẵn trong môi trường Cùng với công cụ sản xuất thấp kém là trình độ dân trí thấp, hầu hết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có trình độ về khoa học tự nhiên và xã hội nên sử dụng tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, lãng phí và xả vào môi trường nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho sự sống dẫn đến ô nhiễm môi trường Chưa biết khai thác, sử dụng chưa hợp lý, chưa hiệu quả tài nguyên thiên nhiên dẫn đến môi trường tự nhiên ở Tây Nguyên đang bị nghèo dần và có nguy cơ cạn kiệt

Tây Nguyên tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường bên cạnh những tác dụng tích cực đến vấn đề giữ gìn văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, thì quá trình này cũng có những khuyết tật nhất định Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các nguồn lực đầu tư sẽ bị hút vào những vùng có nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên như ở Tây Nguyên Tình trạng đó đã gây nên những sức ép trong việc bảo vệ môi trường Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp ở Tây Nguyên ngày càng đa dạng, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới Hiện nay ở vùng có các ngành công nghiệp: công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp thuỷ điện; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp khai thác; công nghiệp cơ khí sửa chửa nhỏ; công nghiệp may mặc Trong số đó, thế mạnh của công nghiệp Tây Nguyên là công nghiệp chế biến và công nghiệp thuỷ điện Nhiều nhà máy thuỷ điện đã và đang được đầu tư xây dựng, bước đầu phát huy tác dụng, thúc đẩy kinh tế - xã hội Tây Nguyên phát triển, như thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Sê san 3, thuỷ điện Sêsan 4, thuỷ điện Plây Krông, thuỷ điện Buôn Kuôp, thuỷ điền Đắk Rtih… Sản xuất

công nghiệp đã hình thành một số ngành công nghiệp mới như thuỷ điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu; giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình 18%/năm Dịch vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch phát triển nhanh Nhìn chung ngành công nghiệp ở Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, mức đầu tư còn thấp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm trong cơ cấu kinh tế khu vực còn khiêm tốn, năng lực sản xuất hiện tại chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tây Nguyên

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, mục đích thái quá về tăng trưởng kinh tế đã dần phá vỡ thế cân bằng vốn có của môi trường tự nhiên, xuất hiện những mâu thuẫn giữa phát triển với môi trường tự nhiên, nhiều hiện tượng thiên nhiên, thảm hoạ thiên tai… xảy ra khi con người khai thác quá mức tài nguyên để thoả mãn nhu cầu của mình Sự báo động về những hậu quả của thiên nhiên làm cho con người nhận thức sâu hơn về tính hai mặt của sự phát triển kinh tế nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế Phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

2 4 3 Tình trạng di dân ở Tây Nguyên

Di dân là một hiện tượng xã hội tác động trên một phạm vi rộng lớn không chỉ đối với cộng đồng cư dân di cư mà cả đối với cộng đồng cư dân vùng nhập cư và cộng đồng cư dân nơi xuất cư về các phương diện cơ cấu dân cư, dân tộc, kinh tế - xã hội và việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong mối quan hệ tổng thể Đối với vùng Tây Nguyên, di dân nói chung và di dân tự do nói riêng đã góp phần mở rộng thành phần dân tộc và cơ cấu dân tộc cũng thay đổi đáng kể Chẳng hạn, đối với tỉnh Đắk Lắk: Ea Súp là huyện dân di cư chiếm 90 8% dân cư; Krông Bông dân di cư chiếm 75 2%; Ea Kar chiếm 68 3%, Krông Nô, MĐrắk chiếm 50% Các huyện còn lại chiếm từ 35% đến gần 50% Năm 1975 Tây Nguyên có 1 1 triệu người, trong đó 60 vạn dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 55% dân số Đến năm 1989 có 37 dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, thì đến 1999 dân số Tây Nguyên có 47 dân

tộc với 4,06 triệu người, trong đó các dân tộc thiểu số tại chỗ là 1 051 523 người, chiếm 26 1% dân số; người Kinh 2 710 621 người, chiếm 66 7% dân số; số còn lại là các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đến sau, có 287 856 người, chiếm 7 2% dân số trong đó đông nhất là các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, H mông, Dao Sự tham gia của các thành phần dân tộc mới trong quá trình di cư tự do đã làm thay đổi bức tranh thành phần dân tộc ở Tây Nguyên theo xu hướng tỷ lệ dân cư tại chỗ ngày càng thu hẹp, trong khi tỷ lệ dân cư người Kinh và các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc ngày càng chiếm ưu thế đã đưa Tây Nguyên trở thành vùng có thành phần dân tộc đa dạng nhất và phức tạp nhất ở nước ta với 48 thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w