GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔ

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 57 - 68)

TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN - QUAN NIỆM, CHỦ THỂ, PHƯƠNG THỨC

2 3 1 Quan niệm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững bởi xét đến cùng thì sự phát triển của văn hoá mới chính là sự phát triển của xã hội Đây cũng là phương diện văn hoá - xã hội trong triết lý phát triển xã hội của C Mác - Ph Ăngghen Ở Việt Nam sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Hồ Chí Minh cũng là người đặt văn hoá có tầm quan trọng ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, và khi nói đến nhiệm vụ của văn hoá Người khẳng định tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ I (24/11/1946) “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi” Đại hội XIII (năm 2021) của Đảng cũng xác định: “Lấy giá trị văn hoá, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững” [47; tr 25] Phát triển là mục đích và nhu cầu của bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào, tuy nhiên sự phát triển đó như thế nào, có bền vững hay không và ảnh hưởng ra sao với môi trường tự nhiên lại là điều con người cần phải chú ý Qua quá trình đổi mới, những thành tựu về kinh tế mang lại là những điều không thể phủ nhận, nhưng nhìn lại về quãng đường đi qua chúng ta nhận ra những ưu tiên của mình cho sự phát triển kinh tế đã làm huỷ hoại, hay tàn phá môi trường ở vùng các dân tộc thiểu số, như chặt cây xây dựng các công trình thuỷ điện, khai thác quặng bô xít, điện gió…Chính vì vậy, trong thời điểm hiện nay giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số nhằm mục tiêu phát triển bền vững là điều cần thiết và có ý nghĩa to lớn

Điều này đã sớm được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nhận thấy qua khả năng chinh phục tự nhiên, chinh phục môi trường của con người Ph Ăngghen phê phán quan niệm tự nhiên chủ nghĩa về lịch sử, tức quan niệm coi “chỉ có tự nhiên mới tác động đến con người, chỉ có những điều kiện tự nhiên mới quyết định khắp mọi nơi sự phát triển lịch sử của con người, quan niệm ấy là phiến diện, nó quên rằng con người cũng tác động trở lại tự nhiên, cải biến tự nhiên ” [87; tr 720] Với quan điểm này của các nhà kinh điển đã gợi mở cho chúng ta thấy được mối quan hệ gắn bó giữa con người với tự nhiên, một mặt con người có thể cải tạo tự nhiên theo ý muốn chủ quan của mình nhưng mặt khác tự nhiên cũng tác động lại bắt con người phải tuân theo quy luật khách quan Do đó, giữ gìn, phát huy văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trước tiên sẽ giúp con người bảo vệ môi trường tự nhiên ngày càng tốt hơn, phục vụ cho chính cuộc sống của con người

“Giữ gìn” có nghĩa là nghiên cứu, khai thác cái vốn có nhưng không phải

phục cổ, máy móc; không chỉ bảo vệ nhằm ngăn chặn sự xâm hại từ nhiều phía, mà còn phải bảo tồn để nuôi dưỡng, vun đắp cho nó mãi trường tồn Còn “phát

huy” tức là cái tốt, cái đẹp được chọn lọc, trau chuốt, nâng cao, nhân rộng, cải tiến

cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể nhưng không đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc Giữ gìn và phát huy là hai mặt của một quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Giữ gìn và phát huy là quá trình có sự kế thừa, làm mới, không chỉ ôm khư khư cái cũ mà còn kế thừa, bổ sung để nó ngày càng hoàn thiện hơn Chính trong sự vận động, phát triển liên tục đó giữ gìn và phát huy diễn ra quá trình phủ định biện chứng Do đó, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá là những nỗ lực nhằm lưu giữ, lan toả những gì được coi là giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc

Mệnh đề “giữ gìn, phát huy” giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên được hiểu với hai nghĩa Thứ nhất, đó là những hành động nhằm đưa những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên vào thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, mang lại những giá trị vật chất và tinh thần cho con người Thứ hai, phát huy còn bao hàm ý nghĩa đó chính là môi trường tốt nhất để giữ gìn, làm giàu chính bản thân các giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên Phát huy

giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có thể hiểu là hoạt động lan toả sự tôn trọng và bảo vệ các yếu tố của môi trường tự nhiên như nương rẫy, cây cối, động thực vật, đất, nước, rừng… trong đời sống hàng ngày của con người, nhằm tạo nên môi trường sống cân bằng, ổn định và hướng đến sự phát triển bền vững của các dân tộc thiểu số Bởi xét cho đến cùng, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên không được bảo tồn và làm giàu nếu như nó không phát huy được trong chính đời sống lao động sản xuất của xã hội loài người Chính trong môi trường lao động sản xuất, những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên mới được nuôi dưỡng, giữ gìn, sinh sôi, nảy nở như một cơ thể sống sinh động

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng trong những việc làm, hành động nhằm giữ gìn nó mang hàm nghĩa là sự lựa chọn chủ quan của chủ thể văn hoá, nghĩa là chủ thể chọn những gì là giá trị thuộc về văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của dân tộc, đặc biệt, những giá trị ấy đã và đang tiếp tục tạo nên những giá trị cho sự phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội ở hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc thiểu số Do đó, nguyên tắc quan trọng của giữ gìn, phát huy là phải trên quan điểm phát triển, cho phát triển và vì phát triển Đặc biệt, dân tộc thiểu số phải là chủ thể chính không ai có thể thay thế được, là người trực tiếp hưởng lợi ích từ việc bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường tự nhiên khó tránh khỏi bị tiếp tục phá hoại nếu văn hoá tộc người ở đây vẫn cần tiếp tục bị xem nhẹ, bị coi là thứ yếu trong sự phát triển

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là giữ gìn, phát huy những hệ thống giá trị tinh thần thể hiện qua tri thức dân gian, triết lý sống, loại hình tín ngưỡng và phong tục tập quán, luật tục, thái độ, hành vi ứng xử,… của các dân tộc thiểu số trong việc ứng xử với các nguồn lợi từ tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng Tuy nhiên, trước những tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá và phát triển kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy nhận thức cũng như văn hoá ứng xử của các dân tộc thiểu số với môi trường tự nhiên Hậu quả là hệ thống các giá trị tinh thần thể hiện trong chuẩn mực, quy tắc văn

hoá ứng xử của các dân tộc thiểu số với môi trường tự nhiên có nhiều thay đổi Có giá trị biến đổi nhiều, có giá trị biến đổi ít, có giá trị bị mai một, biến mất song khó có giá trị nào đến nay vẫn giữ nguyên Chính vì vậy, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên phải có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với khai thác, phát huy các giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

Quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người cho thấy rằng con người không chỉ phát triển kinh tế, cải biến tự nhiên đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của mình mà mục đích cao cả hơn đó là con người còn phải cải tạo và xây dựng lối sống mới để hướng tới các giá trị nhân văn, đó là nếp sống ứng xử văn hoá với môi trường tự nhiên Đại hội XIII (năm 2021) của Đảng đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới Từ đó, đặt ra nhiệm vụ cần thiết phải khai thác và phát huy cao nhất các giá trị tốt đẹp, bền vững của văn hoá, của con người, chăm lo công tác giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho mọi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, làm cho văn hoá thấm sâu vào trong toàn bộ đời sống và các hoạt động xã hội Phát triển văn hoá vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hoá, phát triển bền vững đất nước đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết văn hoá nhằm hướng đến những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc, nhân văn, nhân nghĩa, tiến bộ

Như vậy, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

chỉ sự lưu giữ, bảo tồn và lan toả những giá trị tích cực trong văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường tự nhiên để phát triển bền vững

Đây là hai mặt tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, trong đó giữ gìn giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên chính là nhân tố quyết định còn phát huy có vai trò tác động trở lại, nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm, tạo điều kiện tiếp tục cho quá trình giữ gìn Sự vận động diễn ra một cách liên tục giữa giữ gìn, phát huy tạo thành

quá trình phát triển những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên theo xu hướng ngày càng tiến bộ, phù hợp hơn nhưng vẫn không đánh mất đặc trưng, hồn cốt làm nên bản sắc văn hoá dân tộc của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Như vậy, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân

tộc thiểu số Tây Nguyên thể hiện ở ba khía cạnh: giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá tôn trọng và bảo vệ nương rẫy, cây trồng, động vật; giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá tôn trọng và bảo vệ rừng; giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá tôn trọng và bảo vệ tài nguyên đất, nước

2 3 2 Chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Chủ thể giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số được xác định bao gồm: Đảng, Nhà nước, cán bộ văn hoá, cán bộ tài nguyên môi trường, kiểm lâm; Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là những lực lượng đóng vai trò đi đầu trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Đối với Đảng, Nhà nước, cán bộ văn hoá, kiểm lâm, cán bộ tài nguyên môi trường Đây là lực lượng nắm vai trò định hướng và quản lý, giám sát trong việc giữ

gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, để phát huy hiệu quả, rộng rãi chỉ có thể thực hiện thông qua các chính sách của Đảng và Nhà nước Trong đó: Đảng ban hành đường lối, chỉ thị; Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách, quy định; Cán bộ văn hoá chính là người hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển liên quan đến vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; Kiểm lâm, cán bộ tài nguyên môi trường là lực lượng kiểm tra, giám sát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện các chính sách liên quan đến vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Có thể nói rằng, tất cả những thành tựu văn hoá có được của một cộng đồng, dân tộc hay một quốc gia đều là kết quả của những nỗ lực sáng tạo và lưu giữ, phổ biến của mọi tầng lớp trong xã hội Thế nhưng, những thành quả đó sẽ không có ý nghĩa, sẽ bị khủng hoảng, đảo lộn, thậm chí bị tiêu huỷ nếu như không có sự định

hướng và can thiệp của Đảng và Nhà nước ở phương diện lãnh đạo và quản lý văn hoá Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay Những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác định canh, định cư, trong các chương trình dự án phát triển công nghiệp, thuỷ điện, trong xây dựng thiết chế văn hoá, buôn văn hoá…đã ảnh hưởng không nhỏ đến những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, làm nghèo nàn và già cỗi đời sống văn hoá tinh thần của một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Nếu bản thân những người đề ra, tổ chức thực hiện chính sách này không hiểu những giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên sẽ dẫn đến những sai lầm trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số Người lãnh đạo và thực thi chính sách cần có sự nhận thức đúng đắn, hiểu biết về tâm thức của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên Cán bộ văn hoá từ cơ sở đến cấp tỉnh phải là lực lượng tham gia tích cực, có trách nhiệm để tham mưu, định hướng cho cấp trên Từ đó mới đề ra được những chủ trương, chính sách phù hợp, nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số

Đối với già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên Với sự tồn tại của thiết chế buôn làng, ứng xử của con người chủ

yếu dựa vào kho tàng kinh nghiệm của cộng đồng thì già làng, trưởng bản vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên Ở các buôn (bon), làng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thường bầu ra một người có uy tín và tầm hiểu biết rộng giữ vai trò Già làng, thông thường già làng là người lớn tuổi trong làng song có thể cũng không phải là người lớn tuổi nhất Họ có uy tín bởi vì họ có tài đức, là kho kinh nghiệm vô cùng quý báu trong việc ứng xử với thiên nhiên và con người của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Về mặt tâm linh, già làng chính là sứ giả của Giàng (trời), để chuyển tải những ý đồ của bậc thần linh trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên xuống dân làng Trong giao lưu đối nội, đối ngoại Già làng được xem là nhân vật quyền lực,

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w