KHÁI QUÁT VỀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN VÀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 45 - 57)

TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN

2 2 1 Khái quát về đặc thù của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Tiếp cận ở góc nhìn triết học, triết học Mác - Lênin cho rằng mọi ý thức xã hội ra đời đều từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội đó, ý thức xã hội chính là sự tự nhận thức về mình, về sự tồn tại xã hội của mình và hiện thực xung quanh mình Vì vậy khi nghiên cứu về văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không thể không nhấn mạnh mặt tồn tại xã hội sinh ra nó

Điều kiện địa lý tự nhiên: Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia

1145’ đến 1527’ độ vĩ Bắc và từ 10712’ đến 10855’ độ kinh Đông Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, Đồng Nai; phía Tây giáp Lào, Campuchia Do nằm ở cả Đông và Tây Trường Sơn nên Tây Nguyên có địa hình đa dạng Độ cao trung bình toàn vùng so với mặt nước biển từ 400-800 m, cao nhất là Lâm Đồng từ 800 - 1000 m Nơi có nhiều dãy núi cao nối nhau trùng trùng điệp điệp như núi Ngọc Linh cao 2 598 m, Nang Brai cao 1 780 m, Chư Dliê ya cao 1 929 m, Chư Yang Sin cao 2 442 m, Lang Biang cao 2 163 m

Tây Nguyên có nhiều cao nguyên, bình nguyên rộng lớn có khả năng phát triển chăn nuôi gia súc; những đồng bằng nhỏ thích hợp với việc trồng lúa nước, rau quả, thực phẩm Có hệ thống sông suối dày đặc, nhiều ghềnh thác với tiềm năng thuỷ điện lớn Toàn vùng có các hệ thống sông lớn như song Pôkô - Sêsan ở Kon Tum đổ vào sông MêKông; hệ thống sông Ba - Ayun ở Gia Lai, Đắk Lắk đổ về sông Đà Rằng ra Biển Đông; hệ thống sông Sêrêpok ở Đắk Nông, Đắk Lắk đổ vào sông MêKông; hệ thống sông Đồng Nai ra Biển Đông Đây là nơi khởi nguồn của 4 hệ thống sông chính với trữ lượng thuỷ năng chiếm 22% của cả nước, có thể sản xuất 15 tỷ kWh điện mỗi năm Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên khá phong phú, như: bôxít, than bùn, than nâu, sét cao lanh, chì, kẽm, vàng, thạch anh… khá nhiều và phân bố đều ở các tỉnh

Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng Tây Nguyên là 54 473,7 km2, chiếm 16,5% diện tích cả nước, trong đó tỉnh Kon Tum là 9 614,5 km2, Gia Lai là 15 494,9 km2, Đắk Lắk là 13 085 km2, Đắk Nông là 6 514,5 km2, Lâm Đồng là 9 764,8 km2 Toàn vùng Tây Nguyên có 3 006 147 ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 55,2%, trong đó có khoảng 28% đất trống, rừng cây bụi hỗn giao, rừng tre nứa nghèo kiệt, rừng tái sinh sau quá trình làm nương rẫy và rừng trống phân tán Chỉ có khoảng 65% rừng tự nhiên tập trung có thể đánh giá được trữ lượng gỗ với khoảng 1 950 000 ha Đất nông nghiệp có 1 349 479 ha, chiếm gần 3,58% và 33 960 ha đất ở, chiếm 0,62%; 872 290 ha núi đá, đồi trọc, chiếm 16% [67; tr 54] Đất Tây Nguyên rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, là một trong các yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của cả vùng Tây Nguyên;

trong đó đất đỏ bazan rất màu mỡ, có hàm lượng mùn rất cao, độ xốp 65%, hàm lượng độ ẩm tầng đất mặt mùa khô đạt 40%, độ phì rất cao, được xếp vào loại tốt nhất trên thế giới Loại đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp, có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, bông vải, dâu tằm, cây ăn quả, cây thực phẩm

Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của vùng Tây Nguyên với độ che phủ rừng trên 54%, nơi đây có hệ động thực vật rất đa dạng Rừng ở Tây Nguyên có vai trò giữ cân bằng sinh thái, là nguồn nước của hệ thống sông, suối ở khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ Ngoài ra, nó còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng quyết định đến bản sắc văn hoá các dân tộc ở Tây Nguyên

Điều kiện kinh tế - xã hội: Nền kinh tế ở Tây Nguyên hiện nay chủ yếu là

nền kinh tế nông nghiệp Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm trên 50% GDP của vùng Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng trồng các loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên có giá trị kinh tế cao Diện tích trồng cây công nghiệp, cây thực phẩm trong vùng Tây Nguyên hiện đang đứng đầu so với vùng khác trong cả nước, trong đó cà phê có 435 524 ha, cao su có 108 500 ha, chè có 27 100 ha, sắn có 71 000 ha, điều có 45 600 ha, ngô có 195 000 ha, sắn có 71 000 ha Nhiều vùng cây công nghiệp chuyên canh lớn đã được hình thành, phát triển ở các cao nguyên như: Kon Hà Nừng, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đăk Mil, Đắk Nông, Di Linh, Bảo Lộc…Các sản phẩm chủ lực của Tây Nguyên như cà phê, hồ tiêu, hạt điều… xuất khẩu với số lượng khá lớn, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí cao về xuất khẩu các loại hàng nông sản này trên thế giới trong nhiều năm qua

Mặc dù thế mạnh là phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng lại phát triển không đồng đều nên chưa khai thác được tiềm năng của vùng Trình độ sản xuất nông nghiệp giữa đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh còn sự chênh lệch khá lớn Địa bàn cư trú và sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Đây là những vùng có kết cấu hạ tầng kém phát triển nên sản xuất nông, lâm, nghiệp chủ yếu dựa vào tự nhiên, công cụ sản xuất lạc hậu, kinh nghiệm cổ truyền Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Tây Nguyên là bên cạnh nền sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường hoạt động khá sôi động, thì

ở nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn tồn tại nền sản xuất tự cung, tự cấp theo kiểu sản xuất nương rẫy Bên cạnh sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế thị trường thì ở nhiều nơi chưa có sự chuyển biến thích ứng, các ngành nghề sản xuất truyền thống vẫn như là những thứ dây leo bám chặt vào cây cổ thụ Bên cạnh nhu cầu áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, giá trị sản phẩm cho các ngành sản xuất thì một bộ phận kinh tế vẫn bị phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên Bên cạnh một nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu thì có những khu vực vẫn sản xuất tự túc, tự cấp, không quan hệ với bên ngoài, một bộ phận dân cư còn sống du canh, du cư, phát rừng làm nương rẫy theo kiểu phát, đốt, chọc, tỉa

Để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên trong những năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư, đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách đã được ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả nên những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh Tây Nguyên khá cao Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2001 đến năm 2012 là

11,9%/năm Trong đó, một số tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao như Kon Tum bình quân là 11%/năm, Gia Lai bình quân là 14%/năm, Đắk Lắk bình quân là 12%/năm Năm 2012 tăng trưởng GDP đạt 11,8% Năm 2012, vốn đầu tư toàn xã hội đạt 52 000 tỷ đồng, tăng 12%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 11% thu ngân sách tăng 9,26% so với năm 2011 Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,9 triệu đồng [5] Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng Tây Nguyên đạt 7,21% cao hơn mức bình quân cả nước 5,64%, trong đó Gia Lai tăng 9,7%, Đắk Lắk tăng 9,11%, Kon Tum tăng 6,79%, Đắk Nông tăng 6,03%, Lâm Đồng tăng 5% GRDP của vùng Tây Nguyên tăng cao so với cùng kỳ 2020 (2,72%) và cao hơn trung bình cả nước 5,8%, đứng thứ 3 sau vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Miền Trung Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của vùng đạt mức tăng trưởng khá trong 2 năm liên tiếp, tăng 4,57%, trong đó Đắk Lắk tăng 4,91%; ngành công nghiệp, xây dựng của vùng tăng mạnh 19,72% so với cùng kỳ, là do các địa phương đã triển khai một số dự án năng lượng tái tạo trên

địa bàn Riêng tỉnh Đắk Lắk tăng 38,66%; ngành dịch vụ chỉ tăng 4,04% do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19

Trong sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, những hoạt động tín ngưỡng, nghi lễ rất được coi trọng Các gia đình trong buôn đều có quan hệ hữu cơ với nhau hoặc về thân tộc hoặc về thích tộc ở mức độ gần xa khác nhau, do đó, nhìn chung các thành viên trong buôn đều có quan hệ thân thuộc, làm cho mối quan hệ của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, những gia đình cùng một dòng tộc, cùng một dòng họ thường cư trú gần nhau trên một khu vực riêng tương tự như tông tộc xã hội phụ quyền với trưởng họ và lai lịch dòng họ cùng những tập tục nhất định trong sinh hoạt gia đình Điều này ảnh hưởng đến văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên như đất đai, nguồn nước, sản xuất của các cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên mang tính cộng đồng cao

Tinh thần cộng đồng buôn của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được thể hiện ở sự giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và trong cuộc sống hàng ngày được coi là chuyện hiển nhiên không phụ thuộc vào quan hệ họ hàng Khi trong một gia đình xảy ra những chuyện lớn như: tang ma, cưới xin, dựng nhà,… toàn bộ dân trong buôn đều có mặt để giúp đỡ Khi một gia đình có việc cúng to, mọi thành viên trong buôn, dù có mặt hay không có mặt trong buổi lễ, đều được chia phần Đã xuất hiện hình thức đổi công trong sản xuất gọi là bring Tuy nhiên với những gia đình quá neo đơn hay gặp hoạn nạn, không thể tham gia đổi công, bà con vẫn sẵn lòng giúp mà không đòi hỏi gì Điều đó thể hiện tinh thần cộng đồng của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên rất cao Có lẽ chính điều này đã giúp cho các dân tộc thiểu số Tây Nguyên tồn tại và phát triển, giữ vững bản sắc của dân tộc mình qua những biến động thăng trầm của ngàn năm lịch sử

Hiện nay, Tây Nguyên đang là vùng đất mà nhiều tôn giáo, nhiều nhà truyền giáo được công nhận về mặt tổ chức hoạt động Trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài, với số lượng tín đồ chiếm hơn 30% dân số Những năm qua, số lượng tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số Đáng lưu ý là tín đồ người dân tộc thiểu số tăng lên rất nhanh, chủ yếu theo Công giáo và Tin Lành Hiện nay, tín đồ Tin Lành người dân tộc thiểu số là

324 135, chiếm 89 3% tổng số người theo Tin Lành của toàn vùng; tín đồ Công giáo người dân tộc thiểu số là 248 039, chiếm 30 9% tổng số người theo Công giáo của toàn vùng [12] Trong những năm gần đây, các hoạt động tôn giáo lan rộng khắp vùng Tây Nguyên và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Đạo Tin Lành có tác động kép đến văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, làm hiện đại hóa nền văn hóa nhưng cũng đồng thời làm mai một nhiều giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống Tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số là tín ngưỡng một sinh vật sống giữa thế giới thần linh Thần linh hiện hữu mọi nơi, quấy nhiễu, đòi hỏi con người phải đáp ứng những yêu cầu về lễ nghi và vật chất Mỗi dân tộc có những vị thần riêng: người Ba Na có thần lúa (Lang xơri), thần Nước (Yang Đak), Thần Núi (Yang Kông), thần Cây (Yang Long) Người Gia Rai có thần Nhà, thần Làng, thần Bến nước Đó là tấm gương phản chiếu của tín ngưỡng đa thần Khi đồng bào dân tộc thiểu số có biến đổi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo sẽ có sự biến đổi bản sắc văn hóa tộc người Nhiều tín ngưỡng truyền thống các dân tộc thiểu số đang dần bị xóa bỏ, lễ hội truyền thống không còn được tổ chức theo tập tục từ xưa, mà có sự pha chế giữa yếu tố cũ và yếu tố mới, hoặc pha trộn với các lễ nghi tôn giáo Nhà nghiên cứu Đoàn Tuấn Anh đã khẳng định: “Sự thâm nhập và lan rộng của tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là một trong những tác nhân cơ bản làm suy giảm, biến dạng diện mạo văn hóa tộc người” [2; tr 37] Đồng thời, theo tác giả Đoàn Tuấn Anh “sự tác động của các nhân tố khác có thể khiến cho mảng văn hóa tộc người hao khuyết đi tính hệ thống, tính đa dạng và độc đáo nhưng chúng ta vẫn có thể phục hồi lại bằng những biện pháp thích hợp Còn tác động của tôn giáo sẽ khiến văn hóa tộc người có sự thay đổi từ gốc” [2; tr 43]

Đặc điểm dân cư: Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở tính đến ngày

01/4/2019, dân số toàn vùng Tây Nguyên có 5 842 681 triệu người (chiếm 6 1% dân số cả nước), với 49/54 dân tộc sinh sống tại 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng Trong đó, dân tộc thiểu số có 2 199 955 triệu người chiếm

37 7% tổng số; dân số khu vực thành thị chiếm 31 06%, dân số khu vực nông thôn chiếm 68 94% Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống đan xen, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 70 655 hộ với 333 561 khẩu, chiếm 25 72% dân số toàn tỉnh Dân số tỉnh Gia Lai là 1 513 847 người (tính đến 1/4/2019), với 44 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 699 790 người, chiếm khoảng 46 2% dân số toàn tỉnh Hiện nay, đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên không còn cư trú theo lãnh thổ dân tộc riêng biệt mà sinh sống xen kẽ, đan xen nhau với dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số từ miền Trung, miền Bắc đến sinh cơ, lập nghiệp, tạo nên sự giao lưu, giao thoa về văn hóa Một số tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khá cao như Kom Tum: 55 7%, Gia Lai: 49%, Đắk Nông: 36% (Nguồn: Tổng cục thống kê 2019)

Tây Nguyên là nơi hội tụ cư dân gần như khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước đến làm ăn, sinh sống Chính đặc điểm này đã làm tăng dân số cơ học một cách đáng kể nhằm bổ sung nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, gây ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng, nhất là ở những nơi có đông số dân di cư tự do đến tập trung sinh sống, lập nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chẳng hạn, vấn đề khai thác tài nguyên rừng ở những nơi

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w