QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VÀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 38 - 45)

Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2 1 QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VÀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔITRƯỜNG TỰ NHIÊN TRƯỜNG TỰ NHIÊN

2 1 1 Quan niệm về văn hóa ứng xử

* Khái niệm văn hoá

Xung quanh khái niệm văn hóa có nhiều cách định nghĩa khác nhau Có những định nghĩa coi nội hàm văn hóa rất rộng: “Văn hóa là toàn bộ những gì do con người và xã hội con người tạo ra” hay “Văn hóa là cái đối lập với tự nhiên, cái gì không phải là tự nhiên thì là văn hóa, và ngược lại” Có định nghĩa khuôn văn hóa vào phạm vi khá hẹp, coi văn hóa chỉ là những sáng tạo tinh thần,… Phần nhiều các định nghĩa thể hiện rõ góc độ tiếp cận của người nghiên cứu, như người ta tiếp cận văn hóa từ góc độ thích ứng môi trường, coi văn hóa là sự rèn luyện, giáo dục, coi văn hóa là chuẩn mực ứng xử xã hội, nhân cách, là tâm lý, là quan hệ… [154; tr 36]

Một quan niệm về văn hóa dễ hiểu, gần gũi với đời sống hơn, đó là coi văn hóa gắn với các phương thức hoạt động và sinh hoạt của con người Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [93; tr 458]

Trong “Tuyên bố về chính sách văn hoá” năm 1982 ở Mexico, Unesco đã đưa ra định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá hiện nay có thể coi là tổng thể

những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm riêng biệt của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tương tác và những tín ngưỡng” Đến “Tuyên bố quốc tế về tính đa dạng văn hóa” năm 2001, Unesco đã đưa ra một cách hiểu “Văn hóa nên được xem như một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, ngoài văn học, nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng”

Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII diễn ra vào ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư đã khẳng định “Văn hoá là bản sắc của dân tộc Văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất” Tổng Bí thư cho rằng: “Nghĩa rộng thì văn hoá là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng… văn hoá Đông Sơn, xã hội lúa nước, …)” Còn theo “nghĩa hẹp thì văn hoá là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: Giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người…)” [7]

Trên cơ sở kế thừa các quan niệm về văn hoá, luận án tiếp cận văn hoá theo nghĩa hẹp: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con

người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình Theo cách tiếp cận này văn hóa là những sáng tạo

của con người, mang lại giá trị cho con người, trong đó bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần

* Khái niệm văn hoá ứng xử

Dưới góc độ triết học văn hoá, ứng xử trước hết là sự thể hiện triết lý sống của một cộng đồng người và đã mặc nhiên trở thành một quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống Và mặt khác cũng trở thành lối ứng xử, nếp sống, lối hành động của cộng đồng người Thế ứng xử do đó quy định các mối quan hệ giữa con

người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên Những phản ứng của con người đáp lại đối với tự nhiên theo cách này hay cách khác có thể coi là ứng xử

Còn theo tác giả Trần Hữu Sơn khi nghiên cứu về “Ứng xử với môi trường tự

nhiên của người Dao vùng Tây Bắc” đã đưa ra một cách hiểu cụ thể hơn, ứng xử là

hệ thống các mối quan hệ tương tác, các phản ứng của con người với môi trường tự nhiên bao quanh họ trong quá trình tồn tại và phát triển Ứng xử là một trong những yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá của mỗi cá nhân, mỗi xã hội và dân tộc Lối ứng xử khôn khéo, tế nhị, có tình, có nghĩa là truyền thống văn hoá quý báu của dân tộc Việt Nam Để điều khiển được mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, trước hết con người phải nhận thức được những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên, biết vận dụng một cách đúng đắn, chính xác những quy luật đó vào quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội, mà quan trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất Như Ph Ăngghen đã nói, chúng ta nằm trong giới tự nhiên ở chỗ là chúng ta khác với tất cả các sinh vật khác bởi vì chúng ta nhận thức được các quy luật của tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác [87; tr 652]

Từ phân tích quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, theo tác giả luận án có thể hiểu ứng xử là sự tương tác, phản ứng có chủ đích của chủ thể đối với tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng: “Văn hoá ứng xử của con người là kết quả hoạt động của con người trong quá trình thích nghi và biến đổi hoàn cảnh sống mà con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh sống của chính nó” [138; tr 22] Đồng thời tác giả Nguyễn Thanh Tuấn cũng nhấn mạnh đến nội hàm khái niệm văn hoá ứng xử dựa trên các nội dung: Văn hoá ứng xử là tổng hoà những dạng hoạt động sống ổn định của con người được vận hành theo hệ thống giá trị chuẩn mực, nó chịu sự quy định của phương thức sản xuất và các điều kiện sống của con người, có tính linh hoạt và cơ động cao Muốn nắm bắt được đặc trưng của văn hoá ứng xử cần quan tâm nhiều đến các hình thức lao động sản xuất, các giá trị vật chất và tinh thần Vì vậy, cần phải tìm hiểu các hành động xã hội, cách thức hình thành và định hình các khuôn mẫu ứng xử Các khuôn mẫu ứng xử theo tác giả Nguyễn Thanh Tuấn có bốn tiêu chí chính, đó là: tính lặp đi

lặp lại; được đa số hoạt động thống nhất theo một cách; có giá trị chuẩn mực xã hội; có ý nghĩa xã hội Từ đó tác giả Nguyễn Thanh Tuấn chỉ ra các dạng khuôn mẫu như phong tục, tập quán, thông lệ và cấm kỵ [138; tr 25]

Cụ thể hơn, văn hoá ứng xử là những nếp ứng xử, là tổng hoà các khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với các đối tượng khác nhau biểu hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý… trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống đã được tiêu chuẩn hoá, xã hội hoá, trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng bản sắc của văn hoá một dân tộc, một quốc gia, được cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội thừa nhận và làm theo Mặc dù mỗi tác giả có những quan niệm khác nhau, nhưng đều thể hiện văn hoá ứng xử là phản ứng, hành động của con người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân dựa trên các chuẩn mực xã hội

Trên cơ sở phân tích, kế thừa các định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: Văn

hoá ứng xử là một bộ phận cấu thành của văn hoá, là hệ thống những giá trị gồm tri thức, tình cảm, niềm tin, thái độ và hành vi của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và con người với nhau được tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn

2 1 2 Quan niệm về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Theo quan điểm của C Mác: “Tự nhiên theo nghĩa rộng là tất cả những gì đang tồn tại khách quan - toàn thế giới với tất cả các hình thức biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của nó” [91; tr 129] Theo nghĩa này, khái niệm “tự nhiên” đồng nhất với khái niệm “thế giới vật chất”; “vũ trụ”, là toàn bộ hiện thực vật chất Ph Ăngghen đã khẳng định: “Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã… Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên” [87; tr 67] Như vậy, tự nhiên dưới góc độ triết học là toàn bộ thực tại khách quan, là một hệ thống vật chất khăng

khít với nhau, con người và xã hội loài người chỉ là một bộ phận đặc biệt của giới tự nhiên Với nghĩa này thì con người, xã hội loài người là một bộ phận, hơn nữa là một bộ phận đặc thù của thế giới tự nhiên Xét về mặt tiến hoá, con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là con đẻ của tự nhiên, là sản phẩm và là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của thế giới vật chất Con người với bộ óc hoàn chỉnh là sản phẩm của thế giới vật chất Sự ra đời của con người không chỉ là kết quả của các qui luật sinh học mà quan trọng hơn cả là kết quả của quá trình lao động Đó là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên, khai thác và cải biến giới tự nhiên tạo ra những sản phẩm vật chất để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình Chính trong quá trình lao động đó con người làm biến đổi tự nhiên và làm biến đổi chính bản thân mình theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn

Theo nghĩa hẹp, có thể hiểu tự nhiên là tập hợp các điều kiện thiên nhiên vốn có sẵn, tồn tại ngoài tác động của con người, trước hết là môi trường địa lý và những điều kiện vật chất cần cho sự tồn tại của xã hội loài người do chính con người tạo ra Tự nhiên ở đây chính là các yếu tố có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người và xã hội loài người, tự nhiên tương quan với con người và xã hội Vai trò của tự nhiên không có gì có thể thay thế được và nó không bao giờ mất đi dù cho xã hội phát triển đến mức độ nào đi chăng nữa Vì tự nhiên là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Con người sẽ không thể sáng tạo ra bất cứ thứ gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài Do đó, tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội, cũng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển vì nó là nền tảng của xã hội

Từ đó, theo tác giả luận án: Môi trường tự nhiên là tổng hợp những điều kiện

tự nhiên bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất đai, động, thực vật

Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C Mác viết: “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, và chính nó là giới tự nhiên trong chừng mực

bản thân nó không phải là thân thể con người Con người sống dựa vào tự nhiên Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người; để khỏi chết, con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó Sinh hoạt vật chất và tinh thần con người liên hệ khăng khít với tự nhiên, điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên” [84; tr 91-92]

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C Mác và Ph Ăngghen cho rằng: “Mọi lịch sử đều xuất phát từ những cơ sở tự nhiên và từ những thay đổi của chúng do hoạt động của con người gây ra trong quá trình lịch sử” [85; tr 21] C Mác và Ph Ăngghen cũng khẳng định “có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể chia thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau” [85; tr 25] Có thể thấy, rải rác trong các tác phẩm của mình, C Mác và Ph Ăngghen luôn khẳng định sự thống nhất hữu cơ không tách rời giữa con người và tự nhiên, chính vì vậy những gì thù địch với giới tự nhiên cũng chính là thù địch với con người, những hành vi phá hoại tự nhiên, phá vỡ sự hài hoà, cân bằng của mối quan hệ con người - tự nhiên, xét về mặt sinh thái, cũng đồng nghĩa với sự phá hoại cuộc sống của chính bản thân con người

Ph Ăngghen được biết đến là một trong những nhà tư tưởng ngay từ rất sớm đã có những gợi mở cho con người trong quá trình đấu tranh cải tạo và chinh phục tự nhiên trong tiến trình sản xuất của xã hội, đến tính chất của sự tác động của con người lên giới tự nhiên chứ không phải chỉ có sức mạnh của tự nhiên sẽ chi phối con người Ông phê phán các quan niệm tự nhiên chủ nghĩa về lịch sử, cho rằng điều kiện tự nhiên sẽ quyết định sống còn của con người, mà quên đi rằng con người cũng tác động trở lại tự nhiên và cải biến tự nhiên Ph Ăngghen cho rằng “trong giới tự nhiên, không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả Hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại” [87; tr 652] Vì vậy, Ph Ăngghen đã cảnh báo rất sâu sắc rằng “chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là

mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết đem lại cho chúng ta kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá huỷ tất cả những kết quả đầu tiên của nó” [87; tr 654] Những cảnh báo của Ph Ăngghen đối với nền sản xuất hiện đại mà loài

Một phần của tài liệu Vấn đề giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w