7. Kết cấu của luận án
1.2.3. Nhu cầu của người sử dụng thông tin
Nhân tố nhu cầu của người sử dụng thông tin đã được đề cập tới trong một số nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán như nghiên cứu của Kamau (2013), Alawi và cộng sự (2018).
Nhu cầu của người sử dụng thông tin có thể ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt giữa nhận thức của kiểm toán viên và người sử dụng thông tin. Sự gia tăng nhu cầu có thể dẫn đến gia tăng kỳ vọng đối với kiểm toán viên (Alawi và cộng sự, 2018). Theo thời gian, nhu cầu của người sử dụng thông tin thường xuyên thay đổi và có
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 37
xu hướng ngày càng cao, vì thế phát sinh các kỳ vọng mới đối với kiểm toán viên như đòi hỏi kiểm toán viên phải đưa ra sự đảm bảo chắc chắn, kiểm toán viên đảm bảo doanh nghiệp sau kiểm toán là hoạt động hiệu quả hay kiểm soát nội bộ là có hiệu lực trong việc ngăn chặn tất cả các gian lận… Như vậy, nhu cầu mới của ngời sử dụng thông tin dẫn tới sự ra đời của các kỳ vọng cao hơn, trong đó bao gồm cả kỳ vọng hợp lý và bất hợp lý đối với trách nhiệm và kết quả kiểm toán.
Kamau (2013) cũng cho rằng những kỳ vọng không hợp lý của công chúng hoặc người sử dụng thông tin dẫn tới sự gia tăng khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Và nhiều khả năng, những kỳ vọng quá cao được thúc đẩy bởi nhu cầu thông tin cao hơn của người sử dụng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Kamau (2013) đã chứng minh được giả thuyết này của tác giả khi số liệu thống kê cho thấy nhu cầu của người sử dụng thông tin là một nhân tố có mức độ ảnh hưởng đáng kể và thuận chiều với khoảng cách kỳ vọng.