Phương pháp nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 108 - 121)

7. Kết cấu của luận án

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu của nghiên cứu định lượng a. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng

* Đối tượng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

Đối tượng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng được xác định trong phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm 2 nhóm: nhóm khách hàng kiểm toán (thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ của các công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị tường chứng khoán Việt Nam), nhóm có lợi ích trực tiếp từ kiểm toán (các cổ đông/nhà đầu tư, nhân viên môi giới chứng khoán, nhà quản lý/nhân viên ngân hàng, nhà phân tích tài chính, nhân viên thuế, nhà phân tích tài chính…). Khung mẫu nghiên cứu của luận án là các công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh).

* Kích thước mẫu trong nghiên cứu định lượng

Có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định cỡ mẫu thích hợp của nghiên cứu định lượng.

Đối với nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá: theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng trong nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Bollen (1989) cho rằng cỡ mẫu tối thiểu nên theo tỷ lệ 5:1, theo đó số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết phải gấp 5 lần số biến đo lường trong nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, luận án xây dựng phiếu điều tra chính thức với 59 biến đo lường, như vậy, cỡ mẫu tối thiểu tương ứng là 59*5 = 295.

Đối với nghiên cứu phân tích hồi quy: Green (1991) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu được xác định theo hai trường hợp. Trường hợp một, nếu mục đích phép hồi quy chỉ đánh giá mức độ phù hợp tổng quát của mô hình như R2, kiểm định F… thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8m (m là số lượng biến độc lập tham gia vào hồi quy). Trường hợp hai, nếu mục đích muốn đánh giá các nhân tố của từng biến độc lập như kiểm định t, hệ số hồi quy … thì cỡ mẫu tối thiểu nên là 104 + m (m là số lượng

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 93

biến độc lập). Luận án sử dụng phân tích hồi quy theo trường hợp số hai vì vậy cỡ mẫu tối thiểu theo Green (1991) được xác định là 104 + 7 = 111.

Do luận án sử dụng kết hợp cả phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến, vì vậy để nâng cao độ tin cậy của thông tin khảo sát, luận án xác định cỡ mẫu tối thiểu theo số liệu cao nhất trong các cách xác định đã nêu trên tương ứng là 295.

Để đạt được cỡ mẫu tối thiểu nêu trên, tác giả đã tiến hành phát ra 400 bảng câu hỏi cho đối tượng là người sử dụng thông tin trong đó: 150 bảng hỏi cho nhóm khách hàng kiểm toán là các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và 250 bảng hỏi cho nhóm có lợi ích trực tiếp từ kiểm toán báo cáo tài chính (Phụ lục 3.2: Danh sách các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tham gia khảo sát), (Phụ lục 3.3: Danh sách các ngân hàng, công ty môi giới chứng khoán đã tham gia khảo sát).

Mặt khác, nhằm xác định những kỳ vọng nào của người sử dụng thông tin là hợp lý hay bất hợp lý, luận án cũng tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các kiểm toán viên về khả năng thực hiện các công việc này. Phạm vi đối tượng khảo sát là kiểm toán viên được xác định bao gồm: kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tại các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, bảng câu hỏi khảo sát của kiểm toán viên chỉ đề cập tới 30 câu hỏi liên quan đến phần khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (không bao gồm 29 câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng) và câu hỏi khảo sát chỉ yêu cầu kiểm toán viên trả lời có hoặc không vì vậy kích thước mẫu tối thiểu đối với đối tượng khảo sát là kiểm toán viên được xác định là 100. Để đạt được cỡ mẫu tối thiểu nêu trên, tác giả đã tiến hành phát ra 150 phiếu điều tra với các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tại các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam (Phụ lục 3.4: Danh sách các công ty kiểm toán đã tham gia khảo sát).

b. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng trong luận án được thiết kế trên cơ sở kết quả của bước nghiên cứu định tính trước. Luận án sử dụng hai bảng hỏi với thiết kế khác nhau cho nhóm người sử dụng thông tin và nhóm kiểm toán viên.

Bảng hỏi thứ nhất được sử dụng để khảo sát nhóm người sử dụng thông tin (Phụ lục 3.5: Bảng hỏi khảo sát người sử dụng thông tin). Bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần:

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 94

Phần I: Khảo sát về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính gồm 30 thang đo. Trong phần I, người sử dụng thông tin sẽ trả lời hai câu hỏi cho mỗi công việc kiểm toán được nêu bao gồm:

Câu hỏi 1: Theo Anh/chị, kiểm toán viên có nên thực hiện các công việc sau đây không?

Câu hỏi 2: Theo Anh/chị, kiểm toán viên đã thực hiện công việc này như thế nào? Trong đó, với câu hỏi 1, người được khảo sát chỉ cần lựa chọn câu trả lời “Không” hoặc “Có”. Với câu hỏi 2, người sử dụng thông tin đánh giá mức độ thực hiện công việc của kiểm toán viên dựa trên thang đo Likert 5 điểm.

Phần II: Khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán bao gồm: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin; Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin; Nhu cầu của người sử dụng thông tin; Tính độc lập của kiểm toán viên; Năng lực của kiểm toán viên; Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán; Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ với 29 thang đo. Người sử dụng thông tin đánh giá các nhân tố đã nêu trên thang đo Likert 5 điểm.

Phần III: Thông tin chung về đối tượng khảo sát.

Bảng hỏi thứ hai được sử dụng để khảo sát nhóm kiểm toán viên (bao gồm kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán) (Phụ lục 3.6: Bảng hỏi khảo sát kiểm toán viên). Bảng hỏi được thiết kế gồm 2 phần:

Phần I: Khảo sát về tính hợp lý của các công việc kiểm toán được kỳ vọng. Trong phần này, người được khảo sát lựa chọn câu trả lời “Không” hoặc “Có” cho câu hỏi: Theo Anh/chị, kiểm toán viên có khả năng thực hiện công việc sau đây không?

Phần II: Thông tin chung về đối tượng khảo sát.

Bảng hỏi được thiết kế dưới dạng bản word nhằm phục vụ cho việc khảo sát trực tiếp và thiết kế dưới dạng google form phục vụ cho việc khảo sát qua các công cụ trực tuyến như email, zalo, messenger…

3.2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu của nghiên cứu định lượng a. Mã hóa dữ liệu

Nhằm xử lý dữ liệu với SPSS20, luận án tiến hành mã hóa các thuộc tính của các thang đo như sau:

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 95

Bảng 3.6: Mã hóa các thuộc tính của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

STT Mã hóa

câu hỏi 1 TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

1 KV1 2 KV2 3 KV3 4 KV4 5 KV5 6 KV6 7 KV7 8 KV8 9 KV9 10 KV10 11 KV11

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 96 STT Mã hóa câu hỏi 1 12 KV12 13 KV13 14 KV14 15 KV15 16 KV16 17 KV17 18 KV18 19 KV19 20 KV20 21 KV21

MỨC ĐỘ ĐẢM BẢO CỦA KIỂM TOÁN

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 97 STT Mã hóa câu hỏi 1 23 KV23 24 KV24 25 KV25

THÔNG ĐIỆP ĐƯỢC TRUYỀN TẢI QUA BÁO CÁO KIỂM TOÁN

26 KV26

27 KV27

28 KV28

29 KV29

30 KV30

Bảng 3.7: Mã hóa các thuộc tính của nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

STT Mã hóa Tên thuộc tính

KỲ VỌNG QUÁ MỨC CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN

1KVQM1 KTV là người chịu trách nhiệm đối với BCTC được kiểm toán

2 KVQM2 KTV kiểm tra 100% các nghiệp vụ và số dư của khách hàng kiểm toán

3 KVQM3

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 98

STT Mã hóa

5 KVQM5 Anh/chị kỳ vọng KTV đưa ra sự đảm bảo cho tình hình tài chính ổn định của khách hàng kiểm toán

GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VỀ KIỂM TOÁN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN

6 7 8

GD1 Trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông có phần thảo luận về mục

đích và chức năng chứng thực của kiểm toán

GD2 Anh/chị hiểu về mục tiêu cũng như các hạn chế vốn có của kiểm toán

GD3 Anh/chị đã được học các học phần có liên quan đến kiểm toán trong

chương trình học tại các trường Đại học, cao đẳng

NHU CẦU CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN

9 NC1

10 NC2

11 NC3

12 NC4Anh/chị cần biết các sai sót đã được điều chỉnh và các sai sót chưa được điều chỉnh

TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

13 DL1Công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán đồng thời với dịch vụ phi kiểm toán như dịch vụ tư vấn quản lý, thuế cho một khách hàng kiểm toán

14 DL2

15 DL3

16 DL4

17 DL5KTV không nhận quà hoặc các ưu đãi từ khách hàng kiểm toán

NĂNG LỰC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

18 NL1KTV có sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng kiểm toán

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 99

STT Mã hóa

20 NL3KTV có kỹ năng và kiến thức về IT

21 NL4KTV có khả năng truyền đạt, diễn giải các vấn đề

CHUẨN MỰC VỀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN

22 BC1Bắt đầu BCKT bằng đoạn kết luận của kiểm toán viên

23 BC2BCKT cần có thêm phần báo cáo chất lượng của kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán

24 BC3BCKT cần giải thích chi tiết hơn về vai trò của kiểm toán viên 25 BC4BCKT cần được viết bằng một ngôn ngữ dễ tiếp cận hơn

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN CHƯA ĐẦY ĐỦ

26 CM1Chuẩn mực kiểm toán cần mở rộng trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng kiểm toán

27 CM2

28 CM3

29 CM4

Mặt khác, dựa trên kết quả khảo sát về kỳ vọng của người sử dụng thông tin và khả năng thực hiện các công việc từ kiểm toán viên, luận án xác định các công việc cấu thành các thành phần của khoảng cách kỳ vọng bao gồm khoảng cách hợp lý, khoảng cách chuẩn mực và khoảng cách chất lượng kiểm toán. Vì vậy, ngoài những thuộc tính đã được mã hóa nêu trên, luận án mã hóa các biến phụ thuộc như sau:

Bảng 3.8: Mã hóa các thành phần và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

STT

1 2 3 4

b. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt về mẫu và thông số của dữ liệu. Các đại lượng

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 100

thống kê mô tả được sử dụng trong luận án bao gồm: Mean (số trung bình cộng); Sum (số tổng cộng); Std.deviation (độ lệch chuẩn); Minimum, Maximum (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất); Df (tần số); Std error (sai số chuẩn); Meadian (lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong dãy số lượng biến); Mode (biểu hiện của tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể hay trong dãy phân phối).

Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm xác định tỷ trọng của các nhóm đối tượng khảo sát trong tổng số phiếu điều tra hợp lệ được sử dụng để phân tích định lượng, xác định các kỳ vọng cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (tính giá trị bình quân của các hồi đáp từ phía người sử dụng thông tin về việc có hay không kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán được nêu và giá trị bình quân của hồi đáp từ kiểm toán viên về việc có hay không khả năng thực hiện các kỳ vọng này).

c. Phương pháp kiểm định One Sample T- test

Kiểm định One Sample T-test nhằm mục đích so sánh giá trị trung bình (mean) của tổng thể với một giá trị cụ thể nào đó. Luận án sử dụng kiểm định One Sample T-test nhằm xác định sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng cũng như đo lường độ lớn của các thành phần khoảng cách và khoảng cách kỳ vọng nói chung. Theo mô hình nghiên cứu đã được xác lập, đánh giá của người sử dụng thông tin về chất lượng thực hiện các công việc kiểm toán sẽ được so sánh với mức giá trị 5, nếu có sự khác biệt đáng kể (sig. <0.05) thì khẳng định có sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng và giá trị Mean difference của kiểm định chính là độ lớn của khoảng cách. Như vậy, tương ứng với các công việc thuộc nhóm kỳ vọng bất hợp lý, sự khác biệt đáng kể giữa đánh giá chất lượng thực hiện với 5 chính là độ lớn của khoảng cách hợp lý (RG); các công việc thuộc nhóm kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành, sự khác biệt là độ lớn của khoảng cách chuẩn mực (DS), và với các công việc thuộc nhóm đã có trong quy định hiện hành chính là độ lớn của khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP).

d. Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được định nghĩa như là khả năng đo lường sự phù hợp các hiện tượng mà nó được thiết kế để đo lường. Do đó, độ tin cậy liên quan đến việc kiểm định tính nhất quán của thang đo để khẳng định thang đo có thể đo lường đúng khái niệm cần đo lường (Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh, 2012). Các chỉ báo cùng đo lường một hiện tượng nên phải liên kết với nhau một cách logic. Kiểm tra tính nhất quán bên trong của kiểm định cho phép người nghiên cứu

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 101

xác định những biến nào không nhất quán (phù hợp) với kiểm định trong đo lường hiện tượng được điều tra, từ đó sẽ loại bỏ những biến không nhất quán và gia tăng độ tin cậy của kiểm định.

Để xác định tính nhất quán bên trong, luận án sử dụng hệ số Cronbach’s alpha: một hệ số tương quan đơn, dùng để ước lượng mức trung bình của tất cả các hệ số tương quan của các biến trong kiểm định. Tùy theo bối cảnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu quyết định hệ số Alpha phải lớn hơn 0,6; 0,7 hay 0,8.

Theo Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh (2012) hệ số Alpha được xem xét trong các trường hợp sau:

0.6 ≤ α < 0.7: Chấp nhận được (trong trường hợp nghiên cứu hoàn toàn mới hoặc trong bối cảnh nghiên cứu).

0.7 ≤ α < 0.8: Chấp nhận được 0.8 ≤ α < 0.9: Tốt

0.9 ≤ α <1.0: Chấp nhận được – không tốt

Luận án cũng dựa vào hệ số tương quan biến đổng để xác định sự tương quan (phù hợp) giữa mỗi mục với toàn bộ các mục còn lại. Điều kiện để một chỉ báo được giữ lại nếu hệ số tương quan biến tổng của chỉ báo lớn hơn 0.3.

Luận án sử dụng kiểm phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo cho bộ thang đo khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán cũng như các thang đo thuộc các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

e. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis gọi tắt là EFA) được dựa trên giả định rằng tất cả các biến tương quan ở một mức độ nào đó. Chính vì vậy, một số biến quan sát tương tự nhau có tương quan cao, nhưng biến đo lường không tương tự nhau sẽ có tương quan thấp hay nói cách khác, phân tích nhân tố khám phá bằng các thành phần chính cho phép rút gọn nhiều biến số ít nhiều có tương quan với nhau thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng đường thẳng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 108 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w