7. Kết cấu của luận án
5.2.2. Các khuyến nghị về các giải pháp thu hẹp khoảng cách chuẩn mực
Khoảng cách chuẩn mực (DS) tồn tại khi các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành không đáp ứng được những kỳ vọng hợp lý của người sử dụng thông tin. Theo kết quả phân tích của luận án, khoảng cách này hiện nay đang chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng khoảng cách kỳ vọng. Mặt khác, việc thu hẹp tối đa khoảng cách này là không quá khó khăn. Có ba nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách chuẩn mực và đều được xác định là tác động thuận chiều bao gồm: chuẩn mực về báo cáo kiểm toán, nhu cầu của người sử dụng thông tin, chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ. Vì vậy, luận án đưa ra các khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, bổ sung, sửa đổi báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán mặc dù đã
trải qua rất nhiều sự thay đổi nhằm cải thiện cách truyền đạt thông tin tới người sử dụng nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy khuôn mẫu báo cáo kiểm toán hiện hành vẫn gây khó khăn cho người đọc trong việc hiểu đầy đủ và hiểu đúng các thông điệp trong báo cáo. Mặt khác, trong những năm qua, Ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB) đã ban hành một loạt các chuẩn mực kiểm toán quốc tế để sửa đổi và bổ sung cho các phiên bản chuẩn mực về báo cáo kiểm toán cũ đã không còn đáp ứng được nhu cầu ngay càng cao của người sử dụng thông tin. Vì vậy, yêu cầu sửa đổi bổ sung các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cụ thể, chuẩn mực kiểm toán Việt
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
Nam nên kế thừa một số thay đổi chính trong báo cáo kiểm toán theo hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới ban hành như sau:
(1) Thay đổi kết cấu của báo cáo kiểm toán: phần ý kiến của kiểm toán viên được đưa lên làm đoạn mở đầu, tiếp theo là đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán.
(2) Nội dung của báo cáo bổ sung thêm:
- Đoạn xác nhận về tính độc lập và việc thi hành các trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
- Đoạn miêu tả về trách nhiệm của ban giám đốc công ty khách hàng kiểm toán và kiểm toán viên về giả định hoạt động liên tục.
- Đoạn mô tả riêng về sự tồn tại của sự không chắc chắn trọng yếu.
- Phần miêu tả về trách nhiệm của kiểm toán viên về các khía cạnh chính của cuộc kiểm toán.
Đặc biệt, với khách hàng kiểm toán là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, báo cáo kiểm toán cần có thêm phần trình bày tên của Thành viên Ban giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán và các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán.
Mặt khác, báo cáo kiểm toán cần sử dụng cách diễn đạt đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu hơn và không bị suy diễn, hạn chế sử dụng các thuật ngữ chuyên môn. Báo cáo kiểm toán có thể thiết kế thêm một phần giải thích các thuật ngữ thường gây hiểu lầm cho người sử dụng thông tin như giải thích thuật ngữ "trọng yếu", "đảm bảo hợp lý".
Thứ hai, bổ sung, sửa đổi các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành. Theo
báo cáo đánh giá sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc (ROSC) lĩnh vực kế toán & kiểm toán của The World Bank (2016), cần có một cơ chế đảm bảo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bao gồm cả chuẩn mực kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán luôn được cập nhật với chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA của IAASB. Cơ chế cập nhật này phải bao gồm cả việc phổ biến đến các cơ quan giám sát và các đơn vị thực hiện cũng như phải đảm bảo thực hiện đúng khuyến nghị trong phần "kiểm tra và giám sát". Kết quả từ phiếu điều tra liên quan đến nhân tố "chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ" cũng cho thấy người sử dụng thông tin có mức đồng thuận rất cao với ý kiến cho rằng các chuẩn mực kiểm toán cần bổ sung thêm các quy định như yêu cầu đánh giá ngang hàng giữa các công ty kiểm toán hay quy định rõ ràng các quy định luật pháp mà kiểm toán viên phải tuân thủ cũng như cần thành lập một ủy ban kiểm tra việc tuân thủ các các
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com