7. Kết cấu của luận án
5.1.1. Kết luận về khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm toán
Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi xem xét dưới góc độ người sử dụng thông tin bao gồm ba thành phần: khoảng cách hợp lý (RG), khoảng
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
cách chuẩn mực (DS) và khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP). Từ kết quả nghiên cứu định lượng, luận án đã có các phát hiện sau:
Trong 30 kỳ vọng kiểm toán được khảo sát, 11 kỳ vọng cấu thành khoảng cách hợp lý; 10 kỳ vọng cấu thành khoảng cách chuẩn mực; 9 kỳ vọng cấu thành khoảng cách chất lượng kiểm toán.
Kết quả đo lường khoảng cách hợp lý chỉ ra rằng vẫn tồn tại một khoảng cách đáng kể liên quan đến trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn các gian lận từ phía người sử dụng thông tin. Bảng 4.8 cho thấy TN2, TN3 tương ứng với trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn gian lận chính là 2 kỳ vọng kiểm toán có mức độ khác biệt lớn nhất trong số các kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Porter (1993) tại New Zealand cũng như một số nghiên cứu khác như Best và cộng sự (2001), Fadzly và Ahmad (2004), Akther và Xu (2020)… Ngược lại, về mức độ đảm bảo, mặc dù "Đảm bảo chắc chắn rằng BCTC không còn sai sót trọng yếu" là một kỳ vọng bất hợp lý nhưng người sử dụng thông tin cũng cho rằng kiểm toán viên hiện đang làm công việc này rất tốt, vì vậy mức độ của khoảng cách kỳ vọng liên quan đến công việc này ở mức độ rất thấp.
Đối với khoảng cách chuẩn mực, TN4 "Công bố trong BCKiT các gian lận đã được phát hiện, các yếu kém và bất thường của khách hàng kiểm toán" có mức độ khoảng cách thấp nhất và TN5 "Kiểm tra và công bố tính đáng tin cậy của toàn bộ các thông tin được trình bày trong báo cáo thường niên" lại có mức độ khoảng cách cao nhất. Mặc dù đều là kỳ vọng hơp lý, người sử dụng thông tin vẫn cho rằng hiện nay kiểm toán viên đã thực hiện việc công bố các gian lận, yếu kém, bất thường của khách hàng kiểm toán là khá tốt trong khi các thông tin trong báo cáo thường niên lại chưa được kiểm tra, đánh giá toàn diện.
Về khoảng cách chất lượng kiểm toán, điểm đáng chú ý trong số các công việc đã có trong quy định hiện hành, TN8 "Báo cáo sự nghi ngờ tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi cố tình bóp méo BCTC" có mức độ khoảng cách lớn nhất. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thống kê mô tả về kỳ vọng của người sử dụng thông tin và khả năng thực hiện của kiểm toán viên ở Bảng 4.7. Theo đó, kiểm toán viên đánh giá khả năng thực hiện trách nhiệm này ở mức 0.53, thấp nhất trong số các kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành. Như vậy, chính bản thân kiểm toán viên cũng chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm kiểm toán này nên việc thực hiện công việc này trong thực tế kết quả không cao. Ngược lại, TN16 "Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng kiểm toán" lại được người sử dụng đánh giá
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
kiểm toán viên thực hiện rất tốt nên mức độ khoảng cách chất lượng kiểm toán rất thấp.
Về độ lớn của các khoảng cách, tổng hợp kết quả từ nghiên cứu định lượng như sau:
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính Mã hóa Mã hóa kỳ vọng đánh giá thực hiện KV1 TN1 KV2 TN2 KV3 TN3 KV4 TN4 KV5 TN5 KV6 TN6 KV7 TN7 KV8 TN8 KV9 TN9 KV10 TN10 KV11 TN11 KV12 TN12 KV13 TN13 KV14 TN14 KV15 TN15 KV16 TN16 KV17 TN17 KV18 TN18 KV19 TN19 KV20 TN20 KV21 TN21 KV22 BD1 KV23 BD2
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Mã hóa Mã hóa kỳ vọng đánh giá thực hiện KV24 BD3 KV25 BD4 KV26 TD1 KV27 TD2 KV28 TD3 KV29 TD4 KV30 TD5 TỔNG Trung bình Tỷ lệ %
Như vậy, khoảng cách hợp lý (RG) chiếm 41%, khoảng cách chuẩn mực (DS) chiếm 28.38%, khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) chiếm 30.62% trong tổng số khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy khoảng cách hợp lý (RG) có tỷ trọng lớn nhất, sau đó là khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP), và khoảng cách chuẩn mực (DS) có tỷ trọng thấp nhất trong tổng khoảng cách kỳ vọng. Kết quả của luận án có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016), theo đó, thứ tự đóng góp của các thành phần là khoảng cách chuẩn mực (49%), khoảng cách hợp lý (31%), khoảng cách chất lượng kiểm toán (20%). Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thứ nhất, có sự khác biệt trong đối tượng khảo sát (luận án chỉ khảo sát khách hàng kiểm toán và nhóm có lợi ích trực tiếp trong khi Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016) có thêm nhóm có lợi ích gián tiếp); thứ hai, thời gian khảo sát của luận án trong năm 2021 trong khi nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khánh Dung diễn ra vào năm 2016, khoảng cách thời gian có thể dẫn tới sự khác biệt trong nhận thức của
người sử dụng thông tin, sự thay đổi trong quy định hiện hành cũng như chất lượng kiểm toán trong thực tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khánh Dung kế thừa hoàn toàn phương pháp đo lường của Porter (1993) trong khi luận án chỉ kế
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
thừa một phần và xây dựng phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng theo thang đo Likert 5 điểm.