7. Kết cấu của luận án
5.2.3. Các khuyến nghị về các giải pháp thu hẹp khoảng cách chất lượng kiểm
cầu các kiểm toán viên đưa ra các cam kết cụ thể về mức độ trung thực, khách quan khi thực hiện kiểm toán. Bên cạnh đó, các chuẩn mực kiểm toán cũng cần xem xét mở rộng trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến việc kiểm tra và công bố hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ hay gia tăng trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các cổ đông hiện hành, các chủ nợ hiện hành… của các công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, các cơ quan chuyên môn cần hiểu rõ hơn các nhu cầu thông tin hợp lý
từ phía người sử dụng thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số thông tin mà người sử dụng cần biết rõ hơn và kiểm toán viên cũng sẵn lòng cung cấp các thông tin này tuy nhiên quy định hiện hành lại chưa đề cập tới như tình hình kinh doanh và triển vọng của khách hàng kiểm toán trong tương lai, các thông tin dự báo tài chính, hay một số sai sót trọng yếu đã được điều chỉnh cũng như chưa được điều chỉnh… Nếu các cơ quan chuyên môn nắm bắt và đáp ứng được các nhu cầu thông tin này, khoảng cách chuẩn mực sẽ được thu hẹp một cách đáng kể.
5.2.3. Các khuyến nghị về các giải pháp thu hẹp khoảng cách chất lượng kiểm toán toán
Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) tồn tại khi người sử dụng thông tin cho rằng các kiểm toán viên đã thực hiện không đầy đủ hoặc không đạt yêu cầu các công việc kiểm toán trong các quy định hiện hành. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra rằng các nhân tố thuộc về kiểm toán viên bao gồm tính độc lập và năng lực của kiểm toán viên chính là các nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách này. Bên cạnh đó, người sử dụng thông tin càng đánh giá cao tính độc lập và năng lực của kiểm toán viên thì khoảng cách chất lượng càng được thu hẹp. Chính vì vậy, luận án đưa ra các khuyến nghị sau:
Thứ nhất, gia tăng tính độc lập của kiểm toán viên. Trước hết, trách nhiệm
đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên thuộc về cá nhân kiểm toán viên và các công ty kiểm toán. Khi lựa chọn các thành viên của nhóm kiểm toán, các công ty kiểm toán cần kiểm tra các yếu tố đe dọa tới tính độc lập và yêu cầu kiểm toán viên ký cam kết và cung cấp các minh chứng rõ ràng liên quan tới tính độc lập. Mặt khác, cần thiết lập một cơ quan độc lập như Ủy ban đạo đức nghề nghiệp nhằm giám sát việc bổ nhiệm, luân chuyển kiểm toán viên và các công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, các quy định pháp lý cần gia tăng các hình thức kỷ luật với các trường hợp kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp nói chung và tính độc lập nói riêng
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
như rút giấy phép hành nghề đối với kiểm toán viên hay đình chỉ việc cung cấp dịch vụ kiểm toán có thời hạn hoặc vĩnh viễn với các công ty kiểm toán. Các văn bản pháp lý có liên quan tới khoảng thời gian luân chuyển kiểm toán viên cũng cần thống nhất. Hiện nay, Luật kiểm toán độc lập năm 2011 quy định các công ty kiểm toán không được bố trí kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán cho một đơn vị có lợi ích công chứng trong 5 năm tài chính liên tục nhưng nghị định số 17/2012/NĐ-CP lại cho rằng kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá 3 năm liên tục. Vậy cần xem xét để thống nhất về khoảng thời gian luân chuyển kiểm toán viên này giữa các văn bản pháp lý. Mặt khác cũng nên xem xét việc đưa ra thời gian luân chuyển công ty kiểm toán bên cạnh việc luân chuyển kiểm toán viên.
Thứ hai, nâng cao năng lực của kiểm toán viên. Để có được một đội ngũ kiểm
toán viên có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp cần có sự tham gia đóng góp rất lớn từ phía các trường Đại học. Hiện nay, số lượng các trường Đại học có chuyên ngành kiểm toán riêng là không nhiều trong khi nhu cầu về kiểm toán viên của các công ty là rất lớn. Quá trình đào tạo của các trường cũng cần gắn liền giữa lý thuyết với thực tiễn và cung cấp cho người học bộ kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp sau này. Hơn nữa, đạo đức, tác phong và tư cách nghề nghiệp của kiểm toán viên cũng cần được đề cập và phổ biến trong quá trình đào tạo. Về phía các công ty kiểm toán, cần tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm cho các kiểm toán viên. Các công ty cũng cần tạo điều kiện cho các kiểm toán viên tham gia các lớp cập nhật kiến thức, lật và các quy định có liên quan do các cơ quan chuyển môn tổ chức. Mặt khác, các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay rất đa dạng về các nghành nghề như sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng… vì vậy khi xác định các kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán, các công ty kiểm toán cũng nên xem xét về kinh nghiệm nghề nghiệp của các kiểm toán viên về các lĩnh vực có liên quan để sắp xếp nhân sự.